Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!” Tố Hữu - Tiếng ru Những câu thơ trên gợi cho anh chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay?. PHẦN RIÊNG 5,0 điểm: Thí sinh chỉ
Trang 1PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng về nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu
Câu 2: (3 điểm):
“Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”
(Tố Hữu - Tiếng ru)
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội hiện nay ?
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3a: " Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo
âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường" ( SGK Ngữ văn 12- Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nhận định trên
Câu 3.b(5,0 điểm): Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha
hoá hay quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện? Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này
SỞ GIÁO DỤC HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
Trang 2ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C NĂM 2011- 2012
Môn: Ngữ Văn
1 Anh/ chị hãy trình bày những đặc trưng về nội dung và phong cách nghệ thuật thơ
Xuân Diệu
2,0
2 Đặc trưng nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng: 1,0
- Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, sáng tác của ông đã
góp phần khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của thơ mới với thơ cũ Nhà thơ
khẳng định " cái tôi" mạnh mẽ: " Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất / Không có
chi bè bạn nổi cùng ta" Sống là phải hết mình và không để lẫn vào cuộc đời: "
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm" Do
đó, mỗi sáng tác của ông đều mới mẻ trong từng câu chữ, cách diễn đạt, giọng
điệu và cảm xúc
- Thơ Xuân Diệu thoát ra khỏi quy phạm văn học trung đại, nhìn cuộc đời bằng
con mắt trần gian, lấy con người làm chuẩn mực của vẻ đẹp và sự hoàn mĩ> Lí
tưởng thẩm mĩ đó đã khiến cho thơ ông tràn đầy xuân sắc, ánh sáng, âm
thanh…Từ đó phương châm sống của ông luôn vội vàng, cuống quýt, tận
hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời, khao khát giao cảm…
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu Nhà thơ tìm thấy sự đồng cảm, chia sẻ và
khát khao nhiều nhất trong những vần thơ tình Trong tjơ, thi sĩ yêu sôi nổi,
cuồng nhiệt và không khỏi cảm thấy cô đơn, đau đớn khi tình yêu không được
đền đáp Bởi thế, nhiều khi thơ Xuân Diệu luôn có cảm giác cô đơn, lạnh lẽo
- Thơ Xuân Diệu hiện đại, mang âm hưởng thơ tượng trưng Pháp Cách đặt câu
quá Tây, cách diễn đạt nhấn mạnh cảm giác, hương vị, màu sắc khiến thơ ông
rất gợi cảm, tăng khả năng chiếm lĩnh đời sống bằng sự huy động các giác
quan
3 Đặc trưng nội dung và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu sau Cách mạng: 0,5
- Xuân Diệu bắt nhịp nhanh vào đời sống kháng chiến và đóng góp to lớn cho
thơ ca Việt Nam sau cách mạng Nhà thơ hào hứng ca ngợi không khí mới của
những con người tự do dân chủ, của công cuộc lao động sản xuất, xây dựng đất
nước Năm 1960, tập Riêng chung đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng lớn lao
của tác giả
- Trước CM, thơ Xuân Diệu thường cô đơn lạnh lẽo thì giừo đây hồn thơ ấm
áp trong sự sum vầy và tình cảm thuỷ chung Những sáng tác thời kì này tuy cố
ý gia công về câu chữ, ý tứ nhưng cái vẻ đắm say, nồng nàn thì dường như đã
giảm so với trước Đề tài tình yêu tiếp tục được khai thácbên cạnh dòng thơ trữ
tình công dân
- Trong quá trình sáng tác, phong cách thơ Xuân Diệu khá thống nhất dù đề tài
của thơ có thay đổi theo từng thời kì Ở nhà thơ toát lên một tâm hồn yêu cuộc
đời, gắn bó với con người, trân trọng từng cảm xúc và phút giây sống trên cõi
đời
- Xuân Diệu có đóng góp to lớn cho sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam
1 Giới thiệu:
- Giới thiệu chính xác vấn đề cần nghị luận 0,5
Trang 3- Dẫn dắt và trích lại nguyên văn đoạn thơ trong đề bài.
- Nội dung của đoạn thơ: tả thực một loạt sự vật: con ong, con cá, con chim trong mối quan hệ, gắn kết với môi trường sống; triết lí: một thân lúa chín - chẳng thể làm nên mùa vàng, một người – không thể tạo thành nhân gian Từ đó, liên hệ và đúc kết bài
học sống cho con người: sống để yêu thương tất thảy; tự nguyện sống hòa nhập, gắn
bó cá nhân với cộng đồng
- Các từ yêu, một, sống lặp lại nhiều lần để nhấn mạnh, khẳng định lẽ sống, hành
động sống đẹp của cá nhân trong mối quan hệ gắn kết với cộng đồng
3 Từ đoạn thơ, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận: 0,5
Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống để yêu thương; dâng hiến ; cá nhân tự
nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính
nhân văn.; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước
4 * Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội hiện nay: 0,5 Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự cập nhật và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên
quan tới nhận thức, lối sống và hành động sống của con nguời Đặc biệt là thời kinh tế
thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội
đang biến dạng
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực
của hành động và lẽ sống yêu thương giữa người với người trong xã hội Lấy dẫn
chứng từ thực tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện
- Phân tích những biểu hiện cụ thể, chỉ rõ nguyên nhân, đánh giá hiệu quả tích cực của
hành động và lẽ sống tự nguyện gắn bó cá nhân với cộng đồng Lấy dẫn chứng từ thực
tế đời sống để chứng minh từng biểu hiện
- Bác bỏ, phê phán, chỉ rõ tác hại của lối sống thờ ơ, dửng dưng, ích kỉ của một số
người trong xã hội hiện nay Lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống để chứng minh
- Đoạn thơ là lời giáo dục, là sự triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc
- Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần
phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng
3.a " Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo
âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường" ( SGK Ngữ văn
12- Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2011)
Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ nhận định
trên
5,0
- Tác giả Xuân Quỳnh; Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh
- Bài thơ Sóng được sáng tác tại biển Diêm Điền, Thái Bình ngày 29- 12- 1967;
In trong tập thơ " Hoa dọc chiến hào" năm 1968
- Bài thơ hội tụ những nét đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một
trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường
- Ý kiến SGK Ngữ văn 12 nêu có ý nghĩa khái quát về thơ và con người nữ sĩ
Xuân Quỳnh Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: Tình
yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người
- Ý kiến còn có ý nghĩa khái quát, thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm
Trang 4tư, tình cảm của giới mình.
- Về nội dung: Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu chân thành, nhiều
lo âu và luôn da diêta trong khát vọng hạnh phúc đời thường:
+ Tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khao
khát, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu
+ Tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và
chung thuỷ
+ Hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và
cuộc đời sẽ hoàn thiện mình
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung để
dâng hiến trọn vẹn
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan
xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với
cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống
nhất của sóng và của tình cảm con người
+ Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những
cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu
2,0
1,5
- Ý kiến trên hoàn xác đáng
- Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình
yêu và trong cuộc đời
3.b Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay
quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện? Anh/chị hãy trình bày quan
điểm của mình về vấn đề này
5,0
- Nhà văn Nam Cao.
- Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai
đoạn trước cách mạng, ra đời năm 1941
- Bàn về tác phẩm này, có rất nhiều ý kiến khác nhau Có người nói Chí Phèo là hành
trình người nông dân từ lương thiện bị tha hoá Ý kiến khác lại cho rằng truyện ngắn
đề cập tới việc người nông dân từ bi kịch tha hoá đang cố gắng tìm về cuộc sống
lương thiện
- Trình bày sơ qua ý kiến của bản thân
2 Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành lương thiện 0,75
- Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo
- Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền
lành và nhiều khát khao, mơ ước
- Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cước giật, rạch mặt, ăn vạ
- Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến
- Chí bị trượt dốc khỏi lương thiện, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả
làng xa lánh
Trang 5- Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương, khát vọng sống lương
thiện, tình yêu của Chí Phèo
- Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở
về với cuộc sống làm người hoàn toàn khép lại
- Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo
5 - Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện rõ qua bi kịch bị cự
tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
0,75
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình Phát huy cao độ sở
trường khám phá và miêu tả
+ Kết cấu mới mẻ, phóng túng không tuân theo trật tự thời gian nhưng rất
chặt chẽ, lôgic
+ Cốt truyệnn và các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và và luôn biến hoá
càng về sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bát ngờ
+ Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵen vừa nghệ thuật vừa gần với lời ăn
tiếng nói của đời sống Giọng điệu phong phú, biến hoá Trần thuật linh hoạt
Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hoá
Nhưng từ trong sự tha hoá họ vẫn khao khát một cuộc sống lương thiện và khao
khát sự trở về với cuộc sống bình thường, lương thiện của người nông dân Đó
chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao
Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.