1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tuyển đề thi kiểm tra môn ngữ văn lớp 8 tham khảo

63 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấylạ.Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học .Câu 1/ Đoạn

Trang 1

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất

Cho đoạn văn “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gí lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn

đi trên con đường làng dài và hẹp Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấylạ.Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học Câu 1/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?

A Tôi đi học B Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

C Sự giàu đẹp của Tiếng Việt D Đức tính gỉan dị của Bác Hồ

Câu 2/ Cho biết tên tác giả?

Câu 3/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A Tự sự + biểu cảm B Miêu tả + chứng minh

Câu 4/ Nội dung của văn vản “Tức nước vỡ bờ ”chủ yếu là gì ?

A.Trình bày lại diễn biến sự việc

B.Bày tỏ tình cảm ,cảm xúc

C.Tái hiện trạng thái sự vật ,con người

D.Nêu ý kiến đánh giá ,bàn luận

Câu 5/ Từ nào có nghĩa rộng nhất ?

A Sương Thu B Gió lạnh C Cảnh vật D Con đường làng

Câu 6/ Điền vào chỗ trống nghĩa của từ bao hàm nghĩa của các từ in đậm: bỡ ngỡ, ngập

ngừng e sợ.

Câu 7/ Sắp xếp các nhóm từ sau đúng hay sai ?

1/ Đồ dùng gia đình : giường tủ, bàn ghế, xe điện, đài, xe đạp, quạt điện

2/ Đất nước : núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc kì

3/ Hoa : hoa lan, hoa đào, hao tay, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi

4/ Gia đình : ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây

Câu 8/ Chủ đề của truyện ngắn đã chọn ở câu ( 1 ) được thể hiện qua câu nào sau đây?

A Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều…

B Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi…

C Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh

D Hôm nay tôi đi học

Câu 9/ Từ ngữ nào trong các từ sau cùng trường nghĩa với từ “chơ vơ” ?

A Bơ vơ B Lẻ loi C Một mình một bóng D Cả A, B, C đều đúng

Câu 10/ Xác định chức năng của câu trần thuật sau :

“ Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi.”

( Lan Khai, “Lầm than”)

A Dùng để kể B Dùng để nhận định C Dùng để miêu tả D Dùng để trình bày

Câu 11/ Xác định hành động nói của câu :

“ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !”

( Tố Hữu)

A Bộc lộ cảm xúc B Khẳng định C Thông báo D Nêu ý kiến

Câu 12 / Văn bản thường có bố cục mấy phần?

A 1 phần B 2 phần

C 3 phần D 4 phần

Phần tự luận (7 điểm)

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy

ĐÁP ÁN

Trang 2

+ Giải thích chính xác các nghĩa đen, bóng của câu ca dao.

+ Nói được điều đúng của câu ca dao

+ Nêu lên phần hạn chế của câu ca dao

Trang 3

Phần trắc nghiệm:

Đọc kĩ đọan văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi,và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương

ấp ủ từng phen làm rơi nước mắt,tôi toan trả lời có.Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia,tôi cúi đầu không đáp.Vì tôi biết rõ,nhắc đến mẹ tôi,côtôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi,một người đàn

bà đã bị cái tội là góa chồng ,nợ nần cùng túng quá,phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”

(Trích sách Ngữ văn 8-tập một)1.Đọan văn trên trích trong văn bản nào ?

2.Đọan văn trên là của tác giả nào?

3.Đọan văn trên được trích trong văn bản được viết theo thể lọai gì?

4.Em hiểu từ “rất kịch “trong câu văn trên như thế nào ?

5.Những từ”hoài nghi,khinh miệt,ruồng rẫy” thuộc trường từ vựng nào?

A.Cảm xúc của con người B.Suy nghĩ của con người C.Thái độ của con người D.Họat động của con người

6.”Mẹ”là từ:

A.Từ địa phương B.Từ tòan dân C.Biệt ngữ xã hội D.Cả 3 sai

7.Trong đọan văn trên có mấy từ tượng hình?

8.Đọan văn trên có mấy câu ghép?

câu

9.Nhận định nào sau đây đúng nhất nội dung của truyện”Cô bé bán diêm”?

A.Kể về số phận bất hạbh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa

B.Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm đang sống ,đó là một thế giới không có tình người

C.Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ

D.cả 3 ý trên đúng

10.Trong “Chiếc lá cuối cùng”,vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng một cách trực tiếp?

A.Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn-xi

B.Vì nhà văn muốn tạo cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ

C.Vì đó là sự việc không quan trọng

D.Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước

11.Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong câu văn sau đây được dùng để làm gì?

“Hôm sau,bác sĩ bảo Xiu:”Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi,chị đã thắng Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom-thế thôi.”

A.Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp B.Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn dẫn trực tiếp.C.Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trục tiếp D.Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp

12.Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm là gì?

A.Là những cảm xúc của người viết B.Là diễn biến nội tâm của các nhân vật

C.Chủ yếu vẫn là các sự việc chính D.Là những suy nghĩ của các nhân vật

Trang 4

Yêu cầu đạt được các ý sau:

* Giới thiệu chung về :

- Lão Hạc là quan hệ hàng xóm với em và ông giáo

- Gia cảnh của Lão Hạc

- Nguyên nhân lão bán chó

* Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ giữa lão Hạc và ông giáo:

- Lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt khác thường

- Lão kể lại việc mình vừa bán con chó và trách mình

- Ong giáo an ủi lão và cố làm cho lão vui

- Lão Hạc nhờ ông giáo 2 việc: trong coi mảnh vườn và gửi ít tiền nếu lão chết còn có cái mà lo

- Đạt được các yêu cầu trên về nội dung

- Hình thức: diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, cảm xúc, không sai lỗi chính tả Biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm Bài viết sinh động

Điẻm 3-4 :

- Đạt được các yêu cầu về nội dung

- Diễn đạt chưa thật cảm xúc, sai vài lỗi chính tả các loại Đã biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm

Điểm 1-2 :

- Thiếu vài chi tiết về nội dung,diễn đạt lủng củng

- Kể chuyện chưa được cảm xúc Yếu tố miêu tả và biểu cảm có nhưng chưa biết đan xen nhau

- Các phần trong văn bản không rành mạch hoặc thiếu

- Sai nhiều lỗi chính tả

Điểm 0: Lạc đề, không làm bài, bỏ giấy trắng

Trang 5

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Hãy đánh dấu chéo (x) vào trước câu mà em cho là đúng nhất.

1/ Trong các văn bản sau,văn bản nào không thuộc thể loại thuyết minh ?

A.Đánh nhau với cối xay gió B.Ôn dịch,thuốc lá

C.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 D.Bài toán dân số

2/ Nhận định nào nói đúng nhất về tác dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau “Xan-chô Pan-xa vội

thúc lừa chạy đến cứu,và khi tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy: đó là kết quả cái ngã như trời giáng của lão và con Rô-xi-nan-tê.”

A.Đánh dấu phần bổ sung cho phần trước đó B.Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đóC.Đánh dấu lời đối thoại D.Đánh dấu phần thuyết minh cho phần trước đó

3/ Nhận định nào nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ ?

A.Trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng B.Trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng

C.Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ D.Trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng

4/ Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây :

A.Đồ dùng học tập : bút chì, thước kẻ, vở B.Xe cộ : xe đạp , xe máy, xe chỉ

C.Cây cối : cây tre, cây gạo, cây cọ D.Nghệ thuật : âm nhạc, điện ảnh, hội hoạ

5/ Ýnào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn tríchTức nước

vỡ bờ

A.Lòng căm giận bọn tay sai ngang ngược B.Tình thương chồng con vô bờ bến

C.Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng D.Ý thức được sự cùng đường của mình

6/ Trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn Ki-hô-tê khi

đánh nhau với cối xay gió ?

A.Không lường trước được sức mạnh của kẻ thù B.Những chiếc cối xay gió được phù phép

C.Không có vũ khí lợi hại D.Đầu óc mê muội, không tỉnh táo

7/ Trong văn bản “Chiếc l cuối cng” vì sao nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá một cách

trực tiếp ?

A.Vì Xiu muốn tự mình kể lại sự việc đó cho Giôn-xi nghe

B.Vì nhà văn muốn tạo cho các nhân vật và người đọc sự bất ngờ

C.Vì đó là sự việc không quan trọng

D.Vì đó là sự việc ngẫu nhiên xảy ra mà nhà văn không dự tính trước

8/ Trong hai mạch kể của văn bản Hai cây phong , mạch kể nào quan trọng hơn ?

A.Mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” B.Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng ta”

C Mạch kể của người kể chuyện xưng “ta” B.Mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”

9/ Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, tác giả chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất khiến

cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường tự nhiên là gì ?

A.Tính không phân huỷ của pla-xtíc B.Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc

C.Trong ni lông màu có nhiều chất đôc hại D.Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông

10/ Ý nào nhận định đúng nhất về câu ghép “Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá

hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

A.Có quan hệ từ chỉ quan hệ nguyên nhân B Có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện

C Có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ D Có quan hệ từ chỉ quan hệ mục đích

11/ Các từ cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào ?

A.Hoạt động của miệng B Hoạt động của răng

C Hoạt động của lưỡi D Cả A, B, C đều sai

Trang 6

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I –Năm học :2007-2008

-Bố cục : đầy đủ ba phần, rõ ràng, cân đối

-Văn phong sáng sủa, dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc

2.Nội dung:

Nắm được cách viết một bài văn thuyết minh , các phương pháp thuyết minh, đồng thời có những nhận thức cơ bản, xác thực về sự thay đổi về diện mạo của thành phố Phan Thiết trong những năm gần đây theo hướng đi lên Bài viết cần nêu được các ý chính sau :

-Nêu khái quát về sự thay đổi nhanh chóng, mau lẹ về diện mạo của Phan Thiết , nhất là về cơ sở

hạ tầng

-Dùng những ví dụ cụ thể : (có số liệu chính xác càng tốt)

+Nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống ( sự xuất hiện của cầu treo Lê Hồng Phong thay cho cầu gỗ; mở rộng đường Trần Hưng Đạo , đường Nguyễn Hội, giải phóng khu nhà ổ chuột ven chân cầu Trần Hưng Đạo, làm mới phần hành lang các tuyến đường, xây dựng hệ thống bờ kè, hệ thống đèn chiếu sángđược trùng tu…)

+Nhiều vườn hoa, công viên mọc lên ( công viên đường Nguyễn Tất Thành thay cho bãi đầm lầy hôi thối, vườn hoa dưới chân tháp nước được xây mới …)

+Nhà cao tầng mọc lên với tốc độ chóng mặt

+Các trung tâm vui chơi , giải trí, mua sắm lớn mọc lên như siêu thị , khu du lịch Suối Cát, nhà sách…

-Nêu suy nghĩ , cảm tưởng của em đối với những thay đổi đó( tự hào, hãnh diện ) và trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng quê nhà

B.Biểu điểm:

-Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh,đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức

-Điểm 3-4: Thuyết minh được nhưng chưa bao quát, toàn diện, mắc một số lỗi nnhỏ, không ảnh hưởng đến nội dung bài

-Điểm 1-2: Bài quá sơ sài, chưa nêu được những sự thay đổi nói trên, viết lủng củng, mắc nhiều lỗichính tả

-Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Trang 7

Phần trắc nghiệm:

Chọn ý đúng nhất trong đoạn văn sau :

“ …Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ

thường

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay mẹ vuốt

ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.”

1 Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào :

a.Tôi đi học c Tức nước vỡ bớ b Trong lòng mẹ d Lão Hạc

2 Đoạn trích trn thuộc phương thức biểu đạt no ?

a Tự sự b Miêu tả c Biểu cảm d Nghị luận

3.Vì sao em biết đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn ?

a Vì tái hiện lại trạng thái sự vật, con người b Vì đoạn trích bày tỏ tình cảm, cảm xúc

c Vì đoạn trích trình bày diễn biến sự việc d Vì đoạn trích nêu ý kiến đánh giá bàn luận

4 Văn bản mà em trả lời ở câu 1 được viết bằng thể loại văn học nào ?

a Tiểu thuyết b Truyện ngắn c Hồi kí d Truyện kí

5 Nội dung chủ yếu của đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” là gì ?

a Thể hiện tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trước cách mạng tháng Tám

b Vạch rõ bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thưc dân nưã phong kiến đương thời

c.Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân

d Cả 3 ý trên

6.Nghệ thuật nào được Nam Cao sử dụng thành công trong văn bản “ Lão Hạc” ?

a Sử dụng biện pháp so sánh ngầm c Miêu tả hình thức bên ngoài để thể hiện nôi dung bên trong

b Sử dụng nghệ thuật tương phản d Tất cả đều đúng

7.Dòng nào nói đúng nhất giá trị của tác phẩm “ Ttong lòng mẹ”, “ Tức nước vỡ bờ”, “ Lạo Hạc”?

a Giá trị hiện thực c a và c đúng

b Giá trị nhân đạo d a và c sai

8 Trong các câu sau đây, câu nào không sử dụng tình thái từ ?

a Những tên khổng lồ nào cơ ? c Gúip tôi với, lạy Chúa !

b Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư ? d Nếu vậy tôi chẳng biết trả lời ra sao ?

9 Trong cầu : “ Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tonh, trên bàn bát đĩa bằng sứ quí giá và có cả một con ngỗng quay” từ nào là trợ từ ?

a Đánh dấu phần giải thích c.Đánh dấu ( báo trước ) phần bổ sung

b Đánh dấu ( báo trước ) lời đối thoại d Đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp

12 Hãy nối cột A với cột B sao cho những từ ngữ có tác dụng phù hợp với những từ ngữ chỉ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép

Trang 8

I TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm ) mỗi ý đng : 0,25 điểm

Câu 12 : 1b - 2a - 3c - 4d

II TỰ LUẬN : ( 7 điểm )

1 Chép đầy đủ, đúng nguyên văn : 1 điểm

Sai 1 câu : - 0,25 điểm

2 Yêu cầu :

A Nội dung : Giới thiệu đu8o85c đặc điểm, tác dụng của cây bút.

B Hình thức : Chú ý vận dụng phương pháp thuyết minh, làm rõ đặc điểm, tác dụng của cây

bút……

- bài văn làm đầy đủ 3 phần : Mở bài , thân bài, kết bài.

- Câu văn đúng ngữ pháp, lời lẽ chân thực, trong sáng.

- Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.

* Biểu điểm :

- Điểm 5-6 : bài viết đạt yêu cầu về nội dung Hình thức, giới thiệu tốt, chân thực, có cảm xúc

- Đ iểm 3-4 : Đạt yêu cầu về nội dung, hình thức, tuy nhiên trình tự giới thiệu chưa hợp lí, văn viết cólúc chưa gãy gọn, chưa có cảm xúc chân thật

- Đ iểm 1-2 : Chưa nắm vững thể loại thuyết minh, bài viết không bảo đảm bố cục, viết sơ sài

- Đ iểm 0 : Bỏ giấy trắng, lạc đề

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng nhất

Trang 9

Cho đoạn văn: [ .] Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Câu 1 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?

Câu 2 Ai là tác giả của văn bản trên ?

Câu 3 Dòng nào nói đúng với câu: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi?

Câu 4 Thông qua văn bản Khi con tu hú, tác giả muốn nói điều gì ?

A.Thể hiện nỗi buồn rầu, chán nàn, tuyệt vọn khi phải sống trong tù

B.Thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước

C Thể hiện lòng yêu cuộc sống và khát khao tự do cháy bỏng của người tù cộng sản

Câu 5 Câu“Chị dắt con chó đi dạo,thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường” Sai

B Hình ảnh thơ phong phú, độc đáo, giàu sức sáng tạo

C.Lời thơ như lời của trái tim: giản dị, tự nhiên mà da diết, sâu lắng

Câu 7 Phương pháp thuyết minh về phương pháp theo thứ tự nào ?

A Yêu cầu thành phẩm, cách làm, nguyên liệu B Yêu cầu thành phẩm, nguyên liệu, cách làm

C Nguyên liệu, yêu cầu thành phẩm, cách làm D Nguyên liệu, cách làm , yêu cầu thành phẩm

Câu 8 Những người dân bản xứ cùng cực trốn lính bằng cách nào ?

A Tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất

B Tìm mọi cách chạy trốn khỏi trại lính

C Lấy tiền nộp cho bọn lính

D Thế chấp gia sản để khỏi đi lính

Câu 9 Khoanh tròn vào câu đúng nhất về khái niệm Thơ mới dùng để :

A.Gọi tên thể thơ lục bát, có sáu câu, số chữ trong bài không hạn định

B Gọi tên thể thơ thất ngôn bát cú, có sáu câu, số chữ trong bài không hạn định.C Gọi tên một trào lưu thơ lãng mạn xuất hiện vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, nở rộ vào khỏang những năm từ 1932 – 1942; về hình thức, sáng tác không câu nệ vào số câu chữ bó buộc như thơ cổ

Câu 10 Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi biểu hiện tập trung ở những câu nào trong đoạn trích

Câu 11 Nhận định nào thể hiện khái quát nhất giá trị tư tưởng của Chiếu dời đô ?

A.Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, phồn thịnhB.Chiếu dời đô phản ánh ý nguyện của tác giả về một triều đại vững mạnh

C.Chiếu dời đô đã chứng minh rằng, việc dời đô của nhà Lí là cần thiết và đúng đắn

Câu 12 Điền thể loại vào chỗ trống cho hoàn chỉnh.

là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

Trang 10

C A B C B A D A B C A Hịch

II PHẦN TỰ LUẬN

Đề 1.Giải thích câu nói của M Gorki : “ Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”

Mở bài:

- Nhu cầu của việc đọc sách trong đời sống con người

- Đưa câu nói của nhà văn

Thân bài:

I.Giải thích ý nghĩa câu nói

1 Sách là gì ?

a Là kho tàng tri thức

- Về kinh nghiệm sản xuất

- Về đời sống con người

- Về thế giới tự nhiên

b Là sản phẩm tinh thần

- Sản phẩm của văn minh nhân loại

- Kết quả của lao động trí tuệ

- Hàng hóa có giá trị đặc biệt

c Là người bạn tâm tình gần gũi

- Giúp ta hiểu biết lẽ phải

- Làm cho cuộc sống tinh thần phong phú

2 Sách mở rộng những chân trời mới

a Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực

- Về khoa học tự nhiên

- Về khoa học xã hội

b Giúp ta vượt không – thời gian

- Hiểu về quá khứ, hiện tại, tương lai

- Hiểu trong – ngoài nước

II Vì sao ta cần phải đọc sách ?

1 Sách chia sẻ chúng ta mọi kiến thức

2 Sách dạy ta cảm nhận cuộc đời, thay đổi cuộc đời

III Phải làm gì để thông qua sách có thể mở ra chân trời mới

1 Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách

2 Cần chọn sách để đọc

3 Phê phán sách có nội dung xấu

Kết bài:

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn ý đúng nhất:

Trang 11

“ Nhưng ,ô kìa!Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừngnhư không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây.ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng

úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ”

1.Ý nào thể hiện đúng nhất nội dung của đoạn văn trên ?

A.Sự đau khổ của Giôn-xi khi mắc bệnh B.Sự ngạc nhiên của Xiu khi nhìn chiếc lá.C.Sự ngạc nhiên của Giôn-xi về sức sống của chiếc lá d.Sự lo lắng của Giôn-xi khi chiếc lá sắp rụng

2.Đoạn văn trên có mấy thán từ?

3.Từ nào là trợ từ trong đoạn văn trên?

4.Ý nào nói đúng nhất nhan đề đoạn trích “Tức nước vỡ bờ “?

A.Khi nước đầy thì sẽ tràn bờ

B.Khi bị chèn ép quá mức thi người ta sẽ đấu tranh

C.Xã hõi phong kiến luôn coi thường người nông dân

D.Nông dân là người luôn mạnh mẽ ,dứt khoát

5.Câu nào sau đây là câu ghép?

A.Con ăn cơm rồi đi học

B.Mẹ tôi vừa xoa đầu tôi thì tôi òa lên khóc nức nở

C.Con mèo nhảy mạnh làm vỡ lọ hoa

D.Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước

6.Câu nào sau đây sử dụng phép nói quá?

A.Hỡi cô tát nước bên đàng/Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

B.Đến đây mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

C.Người ta là hoa của đất

D.Làm trai cho đáng nên trai/Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng

7.Nhận định nào sau đây không đúng về tác phẩm lão hạc?

A.Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ

B.Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân

C.Đồng cảm với nổi đau của người nông dân

D.phê phán hành động thiếu suy nghĩ của nhân vật lão hạc

8.Trong bài “On dịch ,thuốc lá “tác giả đã so sánh tác hại của thuốc lá với việc gì?

A.Việc tằm ăn dâu C.Việc giặc ngoại xâm đánh phá

C.Việc lan truyền các loại ôn dịch D.Việc ô nhiễm không khí

9.Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số được nói đến trong “Bài toán dân số “là gì?

A.Do khả năng sinh con trong thực tế của người phụ nữ là rất lớn

B.Do kinh tế thấp kém

C.Do không có biện pháp kế hoạch hoá gia đình

D.Do người phụ nữ chưa được hưởng quyền lợi giáo dục

10.Xét về nội dung ,các văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000 ,On dịch thuốc lá ,Bài toán dân số

“ thuộc kiểu văn bản gì?

11.Nghệ thuật đặc sắc bao trùm đoạn trích “Cô bé bán diêm “là gì?

A.Đối lập ,tương phản C.Tình tiết đan xen hợp lí

12.Nói giảm nói tránh có tác dụng gì?

A.làm cho lời nói thêm sinh động C.Làm cho lời nói ngắn gọn

B.Tránh gây cảm giác đau buồn ,thô tục D.Làm cho người nghe khỏi nhàm chán

Phần tự luận (7 điểm)

1.Chép lại theo trí nhớ 4 câu đầu bài thơ :”Muốn làm thằng Cuội”.( 1 đ )

2 Kể câu chuyện về người bạn vượt khó học giỏi

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN :NGỮ VĂN 8 I/Trac nghiệm (4 đ )

1B 2A 3B 4B 5B 6D 7D 8A 9A 10C 11D 12B

Trang 12

13.Chép đúng 4 câu đầu ,sai mỗi câu trừ 0,25 đ.

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi !

Trần thế em nay chán nửa rồi,

Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

Cành đa xin chị nhắc lên chơi

Điểm 5 ,6 :Bài viết hoàn chỉnh ,đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung ,hình thức

Điểm 3,4:Bài viết đạt yêu cầu nhưng chưa sinh động ,mức độ thấp hơn

Điểm 1 ,2 :bài viết sơ sài ,chưa nắm vững yêu cầu đề ,phương pháp làm bài

Điểm 0 :Lạc đề ,bỏ giấy trắng

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh chéo (dấu X) vào trước ý trả lời đúng nhất

Trang 13

“ Này! Ong giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi nhưmuốn bảo rằng : “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?” Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” ( Trích sách Ngữ văn 8 – Tập I )

1- Tác giả đoạn văn trên là ai ?

A Thanh Tịnh B Nguyên Hồng C Ngô Tất Tố D Nam Cao2- Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

A Tự sự B Biểu cảm C Nghị luận D Kết hợp cả A,B,C3- Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn trên?

A Lão Hạc kể chuyện bán chó C Nỗi thương cảm của ông giáo đối với lão Hạc

B Thái độ của con chó đối với lão Hạc D Nỗi day dứt, ân hận của lão Hạc về việc bán chó

4- Từ nào là tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm trong đoạn văn trên ?

A Ạ B A D Ư ử D À 5- Đoạn văn trên có mấy câu ghép ?

A Một B Hai C Ba D Bốn 6-Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng?

A Lão Hạc B Chiếc lá cuối cùng C Muốn làm thằng Cuội D On dịch thuốc lá7- Nghệ thuật nào được Nam Cao sử dụng thành công trong truyện “Lão Hạc” ?

A Miêu tả hình thức bên ngoài để thể hiện nội tâm nhân vật C Biện pháp so sánh B.Nghệ thuật tương phản D Tất cả đều đúng

8- “Những kẻ vá trời khi lỡ bước / Gian nan chi kể việc con con.”(“Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Chu Trinh ) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ trên ?

A So sánh B Nhân hoá C Nói quá D Nói giảm nói tránh9- Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là người như thế nào ?

A Ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc C Có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý

B Có nhân cách cao thượng D Có sức sông tiềm tàng mạnh mẽ

10- Nói quá còn đưởc gọi là gì ?

A Ngoa dụ B Khoa trương C Phóng đại D Tất cả đều đúng11-Dòng nào sau đây phù hợp với đầu đề của văn bản “On dịch, thuốc lá” ?

A Thuốc lá và ôn dịch đều nguy hiểm C Thuốc lá là một loại tệ nạn nguy hiểm như ôn dịch

B Thuốc lá là một loại ôn dịch D Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch

12-Trong bài thơ thất ngôn bát cú, những cặp câu nào bắt buộc phải đối y, đối lời với nhau?

A Hai câu đề B Hai câu thực , hai câu luận C Hai câu kết D Các câu đề và kết

Phần tự luận (7 điểm)

1.Chép lại bốn câu đầu bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.(1 điểm)

2 Hãy kể chuyện về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

I/ TRẮC NGHIỆM : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Trang 14

D B D B A D A C C D D B

* Câu 13 : Viết đúng đủ 4 câu thơ : 1 điểm ( sai mỗi 2 lỗi : - 0,25 điểm ; thiếu 1 câu : - 0.25 điểm )II/ TỰ LUẬN :

ĐÁP ÁN :

Yêu cầu : a/ Nội dung : Kể câu chuyện về một khuyết điểm của bản thân đối với thầy

- Câu chuyện phải có cốt truyện, nhân vật và sự việc

- Bài văn có kết hợp yếu tố tự sự với miêu tả và biểu cảm

- Các ý cần có được trong bài làm : Lí do, thời gian và hoàn cảnh phạm lỗi ; nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của việc phạm lỗi; người phạm lỗi và những người có liên quan …; suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi sự việc xảy ra

b/ Hình thức : Bài làm phải có bố cục hợp lí rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc …

BIỂU ĐIỂM :

- Điểm 5,6 : Bài làm đảmbảo các yêu cầu về nội dung và hình thức : có cốt truyện, câu

chuyện có nội dung ý nghĩa sâu sắc ; cách hành văn mạch lạc, chặt chẽ Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn chính xác Sai không quá ba lỗi các loại

- Điểm 3,4 : bài làm đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng văn viết chưa

được hay lắm Nội dung ý nghĩa của câu chuyện chưa thật sâu sắc Sai không quá sáu lỗi các loại

- Điểm 1,2 : Bài làm chưa xây dựng được cốt truyện, câu chuyện tẻ nhạt, kém ý nghĩa; chưa

biết chọn lựa chi tiết tiêu biểu về nhân vật để kể ; văn viết lủng củng, yếu kém về diễn đạt

- Điểm 0 : Không làm được bài, bỏ giấy trắng

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm sau lão sang nhà tôi Vừa thấy tôi lão báo ngay:

Trang 15

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vui vẻ Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà khóc Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc Tôi hỏi cho có chuyện:

-Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít Lão hu hu khóc.

Đánh dấu X vào đáp án lựa chọn

1 Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào và tác giả là ai?

A Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng B Tắt đèn – Ngô Tất tố

C Tôi đi học – Thanh Tịnh D Lão Hạc – Nam Cao

2 Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?

C Tự sự + Biểu cảm D Nghị luận + Biểu cảm

3 Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất nội chính của đoạn văn nói trên:

A Tái hiện tâm trạng đau khổ và ân hận của lão Hạc B Lão Hạc kể lại chuyện bán chó

C Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc D Cả ba nội dung trên

4 Điền từ nào vào mục D để có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở mục A, B, C ?

A Miệng B Mắt C Mũi D ………

5 Câu : “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !”, tác giả đã sữ dụng biện pháp tu từ nào?

A Nhân hoá B Nói quá C Nói giảm, nói tránh D Chơi chữ

6 Từ nào sau đây là từ tượng thanh :

A Vui vẻ B Hu hu C Ầng ậng D Móm mém

7 Từ nào sau đây là từ tượng hình :

A Xót xa B Ái ngại C Móm mém D Vui vẻ

8 Tình thái từ sử dụng trong câu “Thế nó cho bắt à?” thuộc nhóm tình thái từ nào:

A Cầu khiến B Nghi vấn C Cảm thán D.Biểu thị sắc thái tình cảm

9 Trong câu “Tôi hỏi cho có chuyện:

-Thế nó cho bắt à?” Dấu hai chấm có tác dụng gì?

A Đánh dấu phần bổ sung B Đánh dấu phần giải thích trước đó

C Đánh dấu lời đối thoại D Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

10 Trong các câu sau câu nào là câu ghép?

A Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra

B Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa

C Mặt lão đột nhiên co rúm lại

D Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít

11 Trong truyện ngắn “Lão Hạc”, Lão Hạc hiện lên là một người như thế nào?

A Là một người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quí

B Là người nông dân tiết kiệm đến gàn dở

C Là người có thái độ sống vô cùng cao thượng

D Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

12 Giá trị nghệ thuật của truyện ngắn “Lão Hạc” được thể hện ở điểm nào?

A Khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lý

B Cách kể linh hoạt , hấp dẫn

C Ngôn ngữ giản dị tự nhiên mà đậm đà

D Cả 3 đều đúng

Phần tự luận (7 điểm)

1 Chép thuộc lòng 4 câu đầu trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh ( 1 điểm)

2 Có một người rất thân thiết với em, và đã làm em thay đổi nhiều! (6 điểm)

ĐÁP ÁN:

II Tự luận:

Trang 16

Câu 1 : Viết đúng 4 câu đầu, không sai chính tả.

Câu 2 : Đáp án.

1-Yêu cầu:

-Hình thức : thể loại tự sự, có kết hợp cả yếu tố miêu tả và biểu cảm Ngôi kể thứ nhất

-Nội dung: Kể về một người thân thiết, có những ảnh hưởng tốt làm cho “em” thay đổi tốt lên

2- Dàn bài :

*Mở bài: Lí do kể, giới thiệu chung về nhân vật.

*Thân bài:

-Khái quát về nhân vật: Ngoại hình, tính cách, tính tình, năng lực bản thân

- Kể về những việc làm hành động, lời nói nhân vật để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất, tác động đến em làm em thay đổi tốt lên.

*Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của em về nhân vật.

Biểu điểm:

Điểm 5-6: Bài làm đảm bảo yêu cầu về nội dung lẫn hình thức: khắc hoạ được nhân vật kể Biết chọn chi tiết để kể, chuyện có nội dung và có ý nghĩa sâu sắc Cách hành văn mạch lạc, chặt chẽ Văn viết có cảm xúc Sai không quá 3 lỗi.

Điểm 3-4: Bài làm đảm bảo yêu cầu về nội dung lẫn hình thức: nhưng văn viết chưa được hay lắm Nội dung ý nghĩa câu chuyện chưa được sâu sắc Sai không quá 5 lỗi các loại.

Điểm 1-2: Bài làm chưa xây dựng được cốt chuyện, câu chuyện tẻ nhạt, kém ý nghĩa, chưa biết chọn lựa chi tiết tiêu biểu để kể, văn viết còn nhiều chỗ lủng củng, yếu kém về diễn đạt.

Điểm 0: Không làm được, bài bỏ giấy trắng.

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào câu đúng

Theo các nhà khoa học , bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật

bị nó bao quanh , cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi Bao bì ni

Trang 17

lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải , làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa.

( Trích Ngữ văn 8- tập I)

1 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?

A Ôn dịch , thuốc lá B Bài toán dân số

C Thông tin về trái đất năm 2000

2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?

A.Tự sự B Thuyết minh

C Miêu tả

3.Vấn đề chính mà đoạn văn trên đề cập đến là gì?

A Tác hại của bao bì ni lông B Tác hại của thuốc lá

C Tác hại của việc gia tăng dân số

4.Từ “ sinh trưởng” thuộc từ loại nào sau đây?

A Từ láy B Từ ghép C Từ Hán Việt

5.Đoạn văn trên có bao nhiêu câu ghép?

A Một B Hai C Ba D Bốn

6.Mối quan hệ giữa các vế của câu ghép thứ nhất là gì?

A Quan hệ nhân quả B Quan hệ bổ sung

C Quan hệ tiếp nối D Quan hệ đồng thời

7.Có thể nối các vế của câu ghép bằng những cách nào ?

A Nối bằng quan hệ từ B Nối bằng các dấu câu

C Cả hai câu trên đều đúng

8.Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau:

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

A Nói giảm , nói tránh B Nói quá C Điệp ngữ

9 Vì sao khi kể về kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên của mình ,tác giả lại sử dụng vai kể thứ nhất ?

A Vì để cho người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe ,thây ,trải qua và dễ bộc lộ cảm xúc,suy nghĩ riêng của mình

B Vì lúc đó người kể có thể kể linh hoạt, tự do nhữnh gì diễn ra với nhân vật moi lúc mọi nơi một cách khách quan và thỏa mái

C Tất cả đều đúng

10 Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học ”được thể hiện qua câu nào sau đây?

A Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều…

B Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi…

C Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh

D Hôm nay tôi đi học

11 Tìm từ ngữ không cùng trường nghĩa với các từ còn lại ?

A Bút mực B Com-pa

C Sách vở C Quần áo

12 Vì sao em cho đoạn trích “Trong lòng mẹ ” dùng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm?

A Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc

B Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm ,cảm xúc

C Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật ,con người

D Vì đoạn văn nêu lên ý kiến đánh giá bàn luận

Trang 18

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu.

Chạy mỏi chân thì hẳn ở tù

Đã khách không nhà trong bốn biển

Lại người có tội giữa năm châu ( 1đ)

- Làm nổi bật được đối tượng thuyết minh

- Tả được hình dáng của dụng cụ học tập ( theo trình tự hợp lý: trong ra ngoài , ngoài vào trong, trên xuống dưới…)

- Nêu được công dụng của dụng cụ học tập

- Cảm xúc , tình cảm đối với dụng cụ học tập đó

3 Biểu điểm:

- Hoàn chỉnh về nội dung, hình thức , hành văn mạch lạc , lưu loát, làm rõ được đối tượng được thuyết minh, kiến thức chuẩn xác , chân thực (7đ)

- Nội dung tương đối, hành văn khá mạch lạc , làm rõ đối tượng được thuyết minh.( 5-6đ)

- Nội dung khá sơ sài , chưa làm rõ được đối tượng được thuyết minh, bài chưa sâu, diễn đạt lủng củng ( 3-4đ)

- Lạc đề , bài làm dài dòng chưa thuyết minh được dụng cụ học tập ( 1-2đ)

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất

Mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra

Trang 19

Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc Khốnnạn Ông giáo ơi!.Nó có biết gì đâu !Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về,vẫy đuôi mừng.Tôi cho nó ăn cơm.Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà,ngay đằng sau nó,tốm lấy hai cẳng sau

nó dốc ngược lên.Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên,hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc

đã trói chặt bốn chân nó lại.Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này !Ông giáo ạ !Cái giống nó

cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử,nhìn tôi,như muốn bảo với tôi rằng:” A ! Lão

già tệ lắm !Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”.Thì ra tôi già bằng này tuổi

đầu rồi còn đánh lừa một con chó,nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó

(Văn 8-tập 1)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

A Trong lòng mẹ B Tức nước vỡ bờ C Lão Hạc D Tôi đi học

Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

Câu 3: Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn trích?

A Lão Hạc kể với Ông giáo về việc bán chó

B Lão Hạc kể với Ông giáo về việc thách cưới của cậu con trai

C Kể về hoàn cảnh của Lão Hạc

D Cả A,B,C đều sai

Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ?

Câu 5 : Câu văn hay cụm từ nào dưới đây không có thán từ ?

A Lão hu hu khóc B Này ! Ông giáo ạ C A ! Lão già tệ lắm D Ông giáo ơi !

Câu 6 : Câu : Cái đầu lão ngọeo về một bên và cái miệng móm mém của Lão mếu như con nít Đây là loại câu gì?

A Câu đơn B Câu ghép chính phụ C Câu ghép đẳng lập D Câu đặc biệt

Câu 7 :Câu hoặc cụm từ nào dưới đây không có tình thái từ ?

C Nó thích hát dân ca quan họ kia D Nó đi chơi với bạn từ hôm qua

Câu 8 :Xét về mặt hình thức(kiểu văn bản và thể loại),bài” Ôn dịch thuốc lá”

thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 9 : Khi khói thuốc lá vào cơ thể,nạn nhân đầu tiên là bộ phận nào?

A Các tế bào niêm mạc ở vòm họng, phế quản B Các tế bào niêm mạc ở phế quản, nan phổi

C Các hồng cầu trong máu D Các lông rung của các tế bào niêm mạc ở vòm họng,ở phế quản

Câu 10 : Văn bản thuyết minh có tính chất gì?

C Tri thức chuẩn xác,khách quan, hữu ích D Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục

Câu 11 : Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào:“Số phận bi thảm của người

nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn”

A Lão Hạc B Tức nước vỡ bờ C Trong lòng mẹ D Tôi đi học

Câu 12 : Các từ “đầu, tóc , mắt “ thuộc trường từ vựng:

A Hoạt động của con người B Bộ phận của cơ thể

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo lối diễn dich với chủ đề:

Truyện “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc đối với

Trang 20

Câu 1: Biết viết đoạn văn,làm nổi bật được ý chủ đề cho trước,trình bày theo lối diễn dịch,diễn đạt lưu

loát,chữ viết cẩn thận,đảm bảo số dòng quy định (2 điểm)

-Nhận định về những tác hại nghiêm trọng của việc hút thuốc lá đối với sức

khỏe con người

-Lần lượt phân tích và giải thích từng tác hại của việc hút thuốc lá đối với

sức khỏe của con người (gây ho, viêm phế quản , viêm phổi,ho lao, nhồi

máu cơ tim ,ung thư )

-Nêu những bình luận,đánh giá( theo hướng phê phán gay gắt) của cá nhân

đối với tệ nạn hút thuốc lá ở môi trường sống xung quanh mình( gia đình,

khu phố,làng xóm,ở địa phương )

3 Kết bài:

Khẳng định quan điểm cá nhân về tác hại của việc hút thuốc lá đối với

sức khỏe của con người

B Biểu điểm :

-Điểm 5: Thực hiện tốt những yêu cầu trên.Bài viết có những đoạn văn hay

về việc bình luận và đánh giá của cá nhân đối với tệ nạn hút thuốc

lá.Vài lỗi diễn đạt

-Điểm 3,4:Thực hiện khá tốt những yêu cầu trên Bố cục rõ ràng,hợp lý.

Dưới 6 lỗi diễn đạt

-Điểm 1,2: Nội dung sơ sài,diễn đạt lúng túng,nhiều lỗi ngữ pháp, chính tả.

-Điểm o : Không viết,lạc đề.

*********************************

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

1 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

A Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện của văn bản một cách trung thành

Trang 21

B Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản

C Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản

D Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản

2 Văn thuyết minh là gì?

A Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng

B Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên

và xã hội

C Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày

tỏ thái độ khen chê

D Dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh

* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 3, 4:

“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…” (Lão Hạc – Nam Cao).

3 Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?

4 Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A Chỉ tính cách của con người

B Chỉ trình độ của con người

C Chỉ thái độ cử chỉ của con người

D Chỉ hình dáng của con người

* Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12):

“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng

Em nghe thấy gió thổi Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa Chị sẽ làm gì đây?”

Nhưng Giôn - xi không trả lời Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn

bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn….

Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.”

(Trích Chiếc lá cuối cùng, Ngữ văn 8, tập 1)

5 Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

6 Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A Kể lại diễn biến tâm trạng của Giôn -xi khi ngắm nhìn chiếc lá cuối cùng

B Miêu tả chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm giông bão

C Kể lại cuộc đối thoại của hai chị em Giôn - xi về chiếc lá cuối cùng

D Kể lại tình cảm và suy nghĩ của Xiu dành cho Giôn - xi

7 Trong đoạn trích trên, nhân vật Giôn–xi được khắc hoạ như thế nào ?

A Là một người sống nội tâm, biết hy sinh cho người khác

B Là một người yếu đuối, bi quan, buông xuôi số phận

C Là một người bất lực trước hoàn cảnh, kém may mắn

D Là một người đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không thể vượt qua

8 Câu văn nào dưới đây sử dụng biệp pháp nói giảm, nói tránh?

A Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí

ẩn của mình

B Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết

C Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường

D Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên

9 Từ “Nhưng” trong câu: “Nhưng Giôn - xi không trả lời.” có vai trò gì?

A Làm dấu hiệu xuất hiện câu chủ đề của đoạn B Triển khai đoạn, phát triển ý

C Liên kết ý giữa 2 đoạn văn D Đánh dấu một vấn đề được kết thúc

10 Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên dùng để làm gì?

Trang 22

A Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C Đánh dấu từ ngữ quan trọng D Đánh dấu lời thoại của nhân vật

11 Câu văn: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa” thuộc loại câu nào?

A Câu ghép không sử dụng từ nối B Câu ghép nối nhau bằng một quan hệ từ

C Câu ghép nối nhau bằng một cặp quan hệ từ D Câu ghép nối nhau bằng một cặp từ hô ứng

12 Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?

Phần tự luận (7 điểm)

1: Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn

Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri.

2 Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm)

Trang 23

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tự luận (7 điểm)

13 (2 điểm): Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em sau

khi học truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri.

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân (1 điểm)

- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (0,5 điểm)

- Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả ( 0,5 điểm)

14 (5 điểm): Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý

Cần đạt được các yêu cầu sau:

- Viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát (1 điểm)

- Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với một người hoặc một con vật

- Thân bài (3 điểm):

+ Kể lại được kỉ niệm, đảm bảo được tính logic, hợp lí của các sự việc (2 điểm)

+ Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện (1 điểm)

- Kết luận: cảm nghĩ chung về người hoặc con vật (0,5 điểm)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8Mức đ

C

Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

Phần trắc nghiệm:

Trang 24

1 Trong văn bản tự sự, việc đưa yếu tố miêu tả vào có tác dụng gì?

Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống

Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật

Làm nổi bật tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động

Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động

2 Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?

3 Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

A Bác đã đi rồi sao Bác ơi? B Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Bảy nổi ba chìm với nước non

C Bàn tay ta làm nên tất cả D Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm Tựa nhau trông xuống thế gian cười

4 Từ “Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào

dưới đây ?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12):

“Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn”.

(Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1)

5 Tác giả của Tôi đi học là ai?

6 Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì?

Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường

Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường

Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trườngNiềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường

7 Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A Miêu tả kết hợp với tự sự B Biểu cảm kết hợp với miêu tả

C Tự sự kết hợp với biểu cảm D Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

8 Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

A Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp B Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước

C Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,…)

D Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

9 Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào?

A Thầy giáo B Thầy giám thị C Thầy hiệu trưởng D Thầy thanh tra

10 Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?

A Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò B Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động

C Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm D Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào

11 Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi …… như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất?

12 Câu nào dưới đây là câu ghép?

A Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời

B Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra

C Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động

D Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết

Phần tự luận (7 điểm)

1 Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu).

2 Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em

Trang 25

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng 0, 25 điểm):

Trang 26

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tự luận (7 điểm)

13 (2 điểm) Hãy tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu).

- Đảm bảo được các chi tiết, sự việc chính (1 điểm)

- Lời văn sáng sủa mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (0,5 điểm)

- Đảm bảo số dòng quy định (0,5 điểm)

14 (5 điểm) Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em

* Hình thức (1 điểm): Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát Bài văn mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm (4 lỗi trừ một điểm)

* Dàn bài gợi ý (4 điểm):

- Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình

- Thân bài (3 điểm):

+ Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện (2 điểm)

+ Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện (1 điểm)

- Kết bài (0,5 điểm): Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con người

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

1 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?

Ghi lại đầy đủ, chi tiết toàn bộ câu chuyện của văn bản một cách trung thành

Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản

Dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản

Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản

Trang 27

2 Văn thuyết minh là gì?

A Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng

B Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên

và xã hội

C Trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê

D Dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm tái hiện một cách sinh động để người đọc hình dung rõ nét về

sự việc, con người, phong cảnh

* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 3, 4:

“Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…” (Lão Hạc – Nam Cao).

3 Từ “chao ôi” trong đoạn văn trên thuộc từ loại gì?

4 Các từ: “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A Chỉ tính cách của con người B Chỉ trình độ của con người

C Chỉ thái độ cử chỉ của con người D Chỉ hình dáng của con người

* Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12):

“Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn - xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm qua nó đã rụng Em nghe thấy gió thổi Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.

“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu

em không còn muốn nghĩ đến mình nữa Chị sẽ làm gì đây?”

Nhưng Giôn - xi không trả lời Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kỳ quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn….

Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.”

(Trích Chiếc lá cuối cùng, Ngữ văn 8, tập 1)

5 Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

6 Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A Kể lại diễn biến tâm trạng của Giôn -xi khi ngắm nhìn chiếc lá cuối cùng

B Miêu tả chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm giông bão

C Kể lại cuộc đối thoại của hai chị em Giôn - xi về chiếc lá cuối cùng

D Kể lại tình cảm và suy nghĩ của Xiu dành cho Giôn - xi

7 Trong đoạn trích trên, nhân vật Giôn–xi được khắc hoạ như thế nào ?

A Là một người sống nội tâm, biết hy sinh cho người khác

B Là một người yếu đuối, bi quan, buông xuôi số phận

C Là một người bất lực trước hoàn cảnh, kém may mắn

D Là một người đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không thể vượt qua

8 Câu văn nào dưới đây sử dụng biệp pháp nói giảm, nói tránh?

A Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí

ẩn của mình

B Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết

C Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường

D Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên

9 Từ “Nhưng” trong câu: “Nhưng Giôn - xi không trả lời.” có vai trò gì?

A Làm dấu hiệu xuất hiện câu chủ đề của đoạn B Triển khai đoạn, phát triển ý

C Liên kết ý giữa 2 đoạn văn D Đánh dấu một vấn đề được kết thúc

10 Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên dùng để làm gì?

A Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C Đánh dấu từ ngữ quan trọng D Đánh dấu lời thoại của nhân vật

11 Câu văn: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa” thuộc loại câu nào?

A Câu ghép không sử dụng từ nối B Câu ghép nối nhau bằng một quan hệ từ

Trang 28

C Câu ghép nối nhau bằng một cặp quan hệ từ D Câu ghép nối nhau bằng một cặp từ hô ứng

12 Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ?

Phần tự luận (7 điểm)

1: Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về truyện ngắn

Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri.

2: Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý

MA TRẬN Mức độ

Trang 29

92,25

12

15

14 10

Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm)

Tự luận (7 điểm)

1 : Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em sau khi học

truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen - ri.

Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân (1 điểm)

Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (0,5 điểm)

Không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả ( 0,5 điểm)

2: Kể một kỷ niệm đáng nhớ về một người hoặc con vật mà em yêu quý

Cần đạt được các yêu cầu sau:

Viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát (1 điểm)

Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ với một người hoặc một con vật

Thân bài (3 điểm):

+ Kể lại được kỉ niệm, đảm bảo được tính logic, hợp lí của các sự việc (2 điểm)

+ Kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện (1 điểm)

Kết luận: cảm nghĩ chung về người hoặc con vật (0,5 điểm)

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

1 Trong văn bản tự sự, việc đưa yếu tố miêu tả vào có tác dụng gì?

Giới thiệu nhân vật, sự việc, cốt truyện, tình huống Trình bày diễn biến của sự việc, hành động, nhân vật

Làm nổi bật tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động

Bày tỏ trực tiếp thái độ cảm xúc của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động

2 Văn bản Ôn dịch, thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?

Trang 30

A Tự sự B Biểu cảm C Thuyết minh D Nghị luận

3 Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá?

A Bác đã đi rồi sao Bác ơi? B Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Bảy nổi ba chìm với nước non

C Bàn tay ta làm nên tất cả D Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm Tựa nhau trông xuống thế gian cười

4 Từ “Này” trong phần trích: “Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn!” (Lão Hạc) thuộc từ loại nào

dưới đây ?

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ 5 đến 12):

“Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các

em được sung sướng Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào Trong những phút này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết Vì vậy, đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn”.

(Trích Tôi đi học, Ngữ văn 8, tập 1)

5 Tác giả của Tôi đi học là ai?

6 Nội dung nổi bật của đoạn trích trên là gì?

A Sự e dè, sợ hãi ông đốc của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường

B Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngại ngùng của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường

C Cảm giác lo sợ trước một không gian mới và môi trường mới của các bạn nhỏ ngày đầu tiên tới trường

D Niềm hạnh phúc của các bạn nhỏ trong ngày đầu tiên tới trường

7 Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A Miêu tả kết hợp với tự sự B Biểu cảm kết hợp với miêu tả

C Tự sự kết hợp với biểu cảm D Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

8 Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

A Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp B Dùng để mở rộng nghĩa của từ, cụm từ đứng trước

C Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh,…)

D Dùng để đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

9 Từ “ông đốc” được hiểu theo nghĩa nào?

A Thầy giáo B Thầy giám thị C Thầy hiệu trưởng D Thầy thanh tra

10 Trường từ vựng nào dưới đây chỉ tâm trạng của con người?

A Ông đốc, chúng tôi, người xung quanh, học trò B Vui vẻ, sung sướng, sợ hãi, cảm động

C Hiền từ, nhân hậu, vị tha, âu yếm D Thì thầm, thẽ thọt, thánh thót, rì rào

11 Từ nào dưới đây điền vào chỗ trống của câu “Lũ học trò chúng tôi …… như bầy chim non xếp hàng vào lớp.” là phù hợp nhất?

12 Câu nào dưới đây là câu ghép?

A Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời

B Mấy cậu học trò trong lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra

C Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động

D Trong những phút này, chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết

Phần tự luận (7 điểm)

1: Tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu).

2: Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8

Trang 31

12

15

14 10

Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng 0, 25 điểm):

Tự luận (7 điểm)

13 (2 điểm) Hãy tóm tắt truyện ngắn Cô bé bán diêm của An - đéc - xen (không quá 15 câu).

- Đảm bảo được các chi tiết, sự việc chính (1 điểm)

- Lời văn sáng sủa mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp (0,5 điểm)

- Đảm bảo số dòng quy định (0,5 điểm)

14 (5 điểm) Viết bài giới thiệu về một vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình em

* Hình thức (1 điểm): Viết đúng thể loại văn thuyết minh, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát Bài văn mắc lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả sẽ bị trừ điểm (4 lỗi trừ một điểm)

* Dàn bài gợi ý (4 điểm):

Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện trong gia đình

Thân bài (3 điểm):

+ Giới thiệu hình dạng, trình bày cấu tạo, chất liệu của vật dụng hoặc phương tiện (2 điểm)

+ Trình bày công dụng, cách sử dụng và bảo quản của vật dụng hoặc phương tiện (1 điểm)

Kết bài (0,5 điểm): Nêu vai trò của phương tiện hoặc vật dụng trong đời sống con người

§Ò kiÓm tra häc kú I m«n ng÷ v¨n 8

Phần trắc nghiệm:

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu _0.25 điểm )

Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” là sáng tác của nhà văn nào?

Câu 2: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu là:

A Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

B Người phụ nữ hiền lành, luôn mẫu mực C Người mẹ hết lòng thương yêu con cái

D Người bị áp bức đứng lên đấu tranh

Ngày đăng: 29/07/2015, 07:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w