1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 9

10 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 110 KB

Nội dung

Câu 4 2 điểm: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và lập bảng niên biểu về tiến trình xây dựng, phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN theo mẫu.. Câu 5 2 điểm: Những thành tựu chủ yếu t

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HẢI LĂNG NĂM HỌC 2010-2011

MÔN LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào

nông dân Yên Thế (mục đích, lãnh đạo, thời gian tồn tại và phương thức đấu tranh)? Em hãy nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế ?

Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất,

Giáp Tuất, Hác – Măng và Pa – Tơ – Nốt? Theo em hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp? Vì sao?

Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy trình bày những chủ trương lớn của Phan Bội

Châu và Phan Châu Trinh? Qua đó em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai khuynh hướng đó?

Câu 4 (2 điểm): Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và lập bảng niên biểu về tiến

trình xây dựng, phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo mẫu Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới” đã mở

ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

Câu 5 (2 điểm): Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội của Liên-xô từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX? Vai trò, ý nghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên-xô?

ĐỀ CHÍNH THỨC

VÒNG 1

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM

HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2010-2011 MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 1)

Câu 1 (2 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào

nông dân Yên Thế (mục đích, lãnh đạo, thời gian tồn tại và phương thức đấu tranh)? Em hãy nêu nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế ?

* Lập bảng so sánh (1 điểm) Mỗi ý đúng GK cho 0,25 điểm.

Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế

lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến

-Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước

hào địa phương

- Xuất thân từ nông dân

Thời gian

tồn tại

Ph/thức

đấu tranh

* Nguyên nhân thất bại: (0,5 điểm)

- Sau khi đàn áp xong phong trào cần vương, P có ĐK tập trung cuộc KN Yên Thế P kết hợp tấn công quân sự và chính trị (dùng tay sai)

- Do sự chênh lệch về lực lượng, thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

* Ý nghĩa: (0,5 điểm)

- Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất, chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Gây tổn thất nặng nề, góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp

- Để lại bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức lãnh đạo, phương pháp, chiến thuật, hậu phương…

………

Câu 2 (2,5 điểm): Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất,

Giáp Tuất, Hác – Măng và Pa – Tơ – Nốt? Theo em hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp? Vì sao?

- Mỗi hiệp ước đúng GK cho 0,5 điểm

* Hiệp ước Nhâm Tuất (1862):

- Nhượng hẳn cho Pháp 3 tĩnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa đảo Côn Lôn)

Trang 3

- Mở cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạc, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và TBNha vào tự do buôn bán kèm theo nhiều nhượng bộ khác về chính trị, quân sự

* Hiệp ước Giáp Tuất (1874):

- Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì nhưng triều đình Huế cũng phải chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

-Cam kết mở cửa Thị Nại, Ninh Hải … và cho pháp tự do buôn bán

- Nền ngoại giao nước ta cumgx lệ thuộc vào pháp

* Hiệp ước Hac- Măng (1883):

- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của pháp…mọi công việc đều do Pháp nắm

- Triều đình Hếu phải rút quân đội ở Bắc kì vể Trung kì

* Hiệp ước Pa - Tơ - Nôt (1884):

- Gồm 19 điề khoản dựa trên hiệp ước Hác – Măng nhưng trả lại các tỉnh Binh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều đình Huế cai quản

* Hiệp ước Pa-tơ-nôt đặt cơ sở cho quyền đô hộ của Pháp ở VNam (0,25đ)

* Vì: Hiệp ước Pa- tơ –nôt đả thừa nhận sự bảo hộ của nức Pháp, mọi công

………

Câu 3 (1,5 điểm): Em hãy trình bày những chủ trương lớn của Phan Bội

Châu và Phan Châu Trinh? Qua đó em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai khuynh hướng đó?

* Phan Bội Châu (1867-1940) hiệu là Sào Nam, simh ra trong một nhà nho ở

Nghệ An

- Chủ trương: Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản, tổ chức bạo động để chống Pháp cứu nước, xây dưng một chế độ chính trị dựa vào

dân.(0,5 đ)

*Phan Chân Trinh (1872-1926) hiệu là Tây Hồ, quê ở Quảng Nam.

- Chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội Sớm tiếp thu tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng cách nâng cao dân trí, dân quyền Ông vạch trần chế độ vua quan thối nát, đòi Pháp phải sửa đổi chính sách cai trị ở

thuộc địa (0,5 đ)

- Giống nhau: (0,25 đ)

+ Đều đại diện cho phong trào dân tộc, dân chủ Tuy chưa thành công nhưng

đã tạo ra được những cuộc vận động cách mạng mới

+ Chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới bên ngoài và theo khuynh hướng dân chủ tư sản

- Khác nhau: (0,25 đ)

+ Phan Bội Châu: Nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc…

+ Phan Chu Trinh: Nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ…

………

Trang 4

Câu 4 (2 điểm): Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và lập bảng niên biểu về tiến

trình xây dựng, phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo mẫu Tại sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới” đã mở

ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

THỜI GIAN SỰ KIỆN TIÊU BIỂU

a H/cảnh ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): (0,5đ)

- Sau khi dành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển KT, XH 1 số nước ĐNÁ có chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

- Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ở Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Thái-Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po

Lập bảng niên biểu về tiến trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): (0,5đ)

thành viên (Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Malaixia, Thái Lan)

ASEAN 6)

mậu dịch tự do (AFTA)

và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác, phát triển

b Tại sao nói,từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới”đã

mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á: (1đ)

-Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, lần đầu tiên trong lịch sử 10 quốc gia Đông Nam Á đã đứng trong một tổ chức thống nhất

-ASEAN đã quyết định biến Đông Nam Á thành khu mậu dịch tự do(AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) tạo nên môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển cả khu vực Đông Nam Á

-ASEAN đang đứng trước một triển vọng mới, đầy tiềm năng, có điều kiện để các nước ASEAN vươn lên, có nhiều cơ hội để giao lưu hoà nhập với thế giới

Trang 5

Câu 5 (2 điểm): Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội của Liên-xô từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX? Vai trò, ý nghĩa của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên-xô?

a Những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên-xô… (1đ )

Về kinh tế: (0,25đ)

- Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế Liên xô tiếp tục xây dựng

cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện và hoàn thành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch dài hạn

- Trong những thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô- viết tăng trưởng mạnh mẽ Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm tăng 9,6%, nông nghiệp đạt 16%

Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ

Về khoa học kĩ thuật: (0,25đ)

-1949 Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mĩ -1957 Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ

-1961 Phóng con tàu vũ trụ “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người

Về văn hóa – Xã hội: (0,25đ)

- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày được nâng cao

- Đạt nhiều thành tựu về văn hóa –giáo dục – khoa học – y tế

Về Quân sự và đối ngoại: (0,25đ)

- Liên xô đã đạt thế cân bằng chiến lược với Mĩ và NATO về tiềm lực vũ khí hạt nhân nói riêng và sức mạnh quân sự thông thường nói chung

- Địa vị quốc tế của Liên xô ngày càng được nâng cao LX trở thành thành trì vững chắc của hòa bình thế giới và chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới

b Vai trò, ý nghĩa của công cuộc xây dựng CNXH của Liên-xô: (1đ)

- Đánh dấu bước tiến về KHKT,làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh

- Củng cố hoà bình,thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới

- Liên xô là thành trì vững chắc của phong trào cách mạng thế giới

- Thế giới,đồng minh, Mĩ phải thừa nhận sức mạnh quân sự của Liên xô, công nhận thế cân bằng chiến lược quân sự và vũ khí hạt nhân.Mĩ và đồng minh từ bỏ

âm mưu dùng quân sự để tiêu diệt Liên xô và các nước XHCN

………

Trang 6

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN HẢI LĂNG NĂM HỌC 2010-2011

MÔN LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (2,5 điểm): Đầu thế kỉ XX Việt Nam đã có những chuyển biến gì

mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội? Em có nhận xét gì về chuyển biến đó?

Câu 2 (1,5 điểm): Thông qua các sự kiện đã học em hãy trình bày sơ

lược các bước xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ 1858 đến 1884?

Em hãy kể tên các nhân vật lịch sử nổi danh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?

Câu 3 (2 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cần Vương bùng

nổ? Em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương?

Câu 4 (2 điểm): Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Liên bang Xô viết và

các nước Đông Âu như thế nào? Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

Câu 5 (2 điểm): Lập bảng thống kê quá trình phát triển của phong trào

đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ 1945 đến nay theo mẫu? Ý nghĩa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

ĐỀ CHÍNH THỨC

VÒNG 2

Trang 7

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM

HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2010-2011 MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 2)

Câu 1 (2,5 điểm): Đầu thế kỉ XX Việt Nam đã có những chuyển biến gì

mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội? Em có nhận xét gì về chuyển biến đó?

Đầu thế kỉ XX Việt Nam có sự chuyển biến :

- Đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đã dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, cơ bản thành công cuộc bình định ở Việt Nam, chúng tiến hành cuộc khai thác kinh tế lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam có những

+ Lập chính phủ chung cho xứ cai trị ở Đông Dương, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp

+ Thành lập tòa án, nhà tù, xây dựng lực lượng quân đội Pháp -Việt để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta

+ Tiến hành khai thác tài nguyên, lập các đồn điền, khai thác mỏ

+ Chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông: sắt, bộ, thủy, mở rộng đô thị, hải cảng, phục vụ cho công cuộc bình định và khai thác

+ Duy trì nền giáo dục Hán học cũ

+ Mở trường dạy chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ nhằm đào tạo đội ngũ tay sai

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam biến đổi: xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới… + Nho sĩ tiếp thu tư tưởng phương Tây đã có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị và kinh tế

Nhận xét: (0,75 điểm)

- Do tác động của cuộc khai thác về kinh tế dẫn đến xã hội Việt Nam có sự chuyển biến

- Sự chuyển biến sâu sắc nhất làm thay đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, trong đó

sự ra đời của giai cấp công nhân là quan trọng nhất

- Làm cho bộ mặt nước ta có sự thay đổi: đô thị, hải cảng, giao thông

………

Câu 2 (1,5 điểm): Thông qua các sự kiện đã học em hãy trình bày sơ

lược các bước xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam từ 1858 đến 1884?

Em hãy kể tên các nhân vật lịch sử nổi danh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta?

Trang 8

Sơ lược các bước xâm lược của thực dân Pháp:

-Tháng 8/1858 TDP nổ súng vào Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta

(0,25 điểm)

-Năm 2959 Pháp cho quân vào Nam kì, đánh chiếm Gia Định Sau đó dùng thủ đoạn vừa đánh vừa hòa, Pháp lần lược thôn tính trọn vẹn 6 tĩnh Nam Kì

(0,25 điểm)

-Năm 1872, 1882 Pháp đem quân ra miền Bắc, hai lần đánh vào Hà Nội rồi

thôn tính một số tĩnh ở Bắc Kì (0,25 điểm)

-Năm 1883 lợi dụng vua Tự Đức chết Pháp đem quân tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình Huế thừa nhận quyền thống trị của Pháp bằng những hòa

ước Hác-măng và Pa-tơ-nôt (0,25 điểm)

-Nhân dân ta đứng lên kháng chiến anh dũng làm cho Pháp thất bại nhiều trận,

chúng buộc chuyển sang đánh lâu dài với ta (0,25 điểm)

Một số nhân vật tiêu biểu : (0,25 điểm)

- Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực, Phạm Văn Nghị, Hoàng Diệu…

………

Câu 3 (2 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cần Vương bùng

nổ? Em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương?

Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương: (0,75 điểm)

- Hiệp ước Hắc- măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã đặt ách đô hộ lên toàn bộ nước

ta Nhưng nhân dân và quan lại yêu nước vẫn tiếp tục đấu tranh chống bọn cướp nước và bán nước

-Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh nhà vua hạ chiếu

“Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước

-Phong trào yêu nước chống Pháp bùng nổ và lan rộng gọi là phong trào Cần Vương

Ưu điểm: (0,5 điểm)

- Phong trào nổ ra sôi nỗi, rộng khắp vì một động cơ chung là “đánh Pháp xâm lược, cứu nước”

- Người lãnh đạo và nghĩa quân biết khai thác điều kiện địa lí, địa hình để xây dựng căn cứ hiểm trở và linh hoạt trong chiến thuật để đối phó với một kẻ địch mạnh hơn, dù không thắng nhưng đã gây cho địch nhiều tổn thất lớn

Hạn chế: (0,75 điểm)

- Thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất trong cả nước

- Hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ

- Thiếu một tư tưởng kiên định tiên tiến dẫn đường nên chưa vạch được đường lối đấu tranh đúng đắn, chưa động viên và khai thác triệt để được sự ủng

hộ của mọi tầng lớp nhân dân

Trang 9

Câu 4 (2 điểm): Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Liên bang Xô viết và

các nước Đông Âu như thế nào? Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

a Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở Liên bang Xô viết: (0,5đ)

Đến đầu những năm 80 của TKXX, Liên xô lâm vào tình trạng khủng hoảng

về kinh tế và chính trị gay gắt Tháng 3/1985 Goócbachốp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra đường lối cải tổ để đưa Liên xô thoát khỏi tình trạng khủng hoảng Công cuộc cải tổ không thành công

-Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn, nhiều cuộc bãi công nổ ra -Mâu thuẩn sắc tộc bùng nổ Nhiều nước cộng hoà đòi li khai Tệ nạn xã hội tăng lên.Các thế lựcchống đối ráo riết hoạt động, kích động quần chúng

-Ngày 19/8/1991 cuộc đảo chính Gooc-ba -chốp không thành, gây hậu quả nghiêm trọng Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

-Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hoà li khai, hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

-Ngày 25/12/1991: Gooc-ba -chốp tuyên bố từ chức, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Cơ-rem-li bị hạ xuống Chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã chấm dứt sau 74 năm tồn tại

b Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu: (0,5đ)

Đến đàu những năm 80 của TKXX,các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế và chính trị gay gắt

+Lợi dụng cuộc khủng hoảng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống chủ nghĩa xã hội kích động nhân dân, đẩy mạnh chống phá nhà nước

+Đảng cộng sản các nước mất quyền lãnh đạo

+Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thắng thế, lên nắm quyền

+Năm 1989,chế độ chủ nghĩa xã hội ở hầu hết các nước Đông Âu sụp đổ +Năm1991 hệ thông các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại,khối SEV chấm dứt hoạt động,tổ chức Hiệp ước Vácxava tuyên bố giải thể

c Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan rã và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu: (1đ)

-Xây dựng mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn,chưa phù hợp

-Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến đổi lớn của thế giới,khi sửa chữa,thay đổi lại rời bỏ nguyên lí dúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lê-nin

-Sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước

-Hoạt động của các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước

………

Trang 10

Câu 5 (2 điểm): Lập bảng thống kê quá trình phát triển của phong trào đấu

tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ 1945 đến nay theo mẫu? Ý nghĩa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc?

* Lập bảng thống kê quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ 1945 đến nay: (1,0đ)

Từ năm 1945 đến

giữa những năm

60 của thế kỉ XX

+Châu Á: -Inđônêxia tuyên bố độc lập (17/8/1945), Việt Nam(2/9/1945), Lào (12/10/1945), Ân Độ (1946-1950), Irắc(1958)

+Châu Phi: Ai Cập(1952), An-giê-r i(1954-1962),

1960 17 nước châu Phi dành độc lập +Mĩ La tinh: Cu ba (1959)

Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX hệ thống thuộc

địa của CNĐQ căn bản bị sụp đổ (0,5đ)

Từ năm 60 đến

giữa những năm

70 của thế kỉ XX

-Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi đã giành được độc lập: Ghi-nê-Bít-xao (9/1974), Mô-dăm-bich (6/1975),

Ăng-gô-la (11/1975) (0,25đ)

Từ năm 70 đến

giữa những năm

90 của thế kỉ XX

Nhân dân các nước châu Phi giành được chính quyền -Rô-đê-di-a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hoà Nam Phi (1993)

->Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc sau hàng thế kỉ tồn tại

Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn

toàn (0,25đ)

* Ý nghĩa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: (1đ)

-Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh

đã đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, xoá bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Apacthai

-Thành lập hàng loạt nhà nước độc lập, làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh, đưa lịch sử các nước sang trang mới trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

-Những thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh góp phần quan trọng và thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại

………

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w