SỞ GD&ĐT ĐĂKNÔNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006 MÔN: LỊCH SỬ (180 phút không kể thời gian giao đề) A- Lịch sử Việt Nam ( 14.0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Trình bày nội dung của phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến năm 1914), theo yêu cầu của bảng sau: Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX Bối cảnh lịch sử Mục tiêu đấu tranh Hình thức đấu tranh Lực lượng tham gia Kết quả, ý nghĩa Câu 2: (8.0 điểm) Anh (chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. Câu 3: (3.0 điểm) Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? B/ Lịch sử thế giới (6.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. Những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Nhật Bản là gì? Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Hết SỞ GD&ĐT ĐĂKNÔNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006 MÔN: LỊCH SỬ (180 phút không kể thời gian giao đề) ………………………………………………………………………………………………… Đáp án A- Lịch sử Việt Nam ( 14.0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 2 Anh (chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn cho nhân dân Việt Nam. 8.0 - Sau nhiều năm bôn ba, năm 1920 Người đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin, Người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn: độc lập dân tộc kết hợp với CNXH. 1,5 Trong hội nghị TL Đảng, Người đã cụ thể hóa con đường cứu nước trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. - Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp cùng bọn phong kiến, tư sản phản cách mạng để làm cho nước Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công – nông – binh, tiến tới làm cách mạng ruộng đất. Trong đó, quan trọng nhất là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân. - Lực lượng cách mạng bao gồm chủ yếu là công – nông. Ngoài ra còn phải liên 1,5 1 Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước và cách mạng đầu XX Điểm Bối cảnh lịch sử - Triều điình kí 2 hiệp ước 1883, 1884. - Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại…., vua Hàm Nghi xuấy bôn. - Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương…. - Sự hình thành các tầng lớp, giai cấp mới…. - Những trào lưu tiến bộ thế giới…… 0.5 Mục tiêu đấu tranh Quay về chế độ PK đã lỗi thời Hướng tới một nền cộng hòa, một nước VN độc lập. 0.5 Hình thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang Đa dạng, phong phú: Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục…… 0.5 Lực lượng tham gia Sỹ phu, nông dân Sỹ phu tiến bộ, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản. 0.5 Kết quả, ý nghĩa - Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. - Nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của dân tộc - Có nhiều đóng góp trong sự nghiệp CMGPDT. - Mở ra một hướng của con đường cứu nước mới… 1 kết với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, tranh thủ hay ít ra cũng trung lập phú nông, trung tiểu địa chủ, và tư sản An Nam chưa lộ rõ bản chất phản cách mạng. - Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. - Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, đứng cùng mặt trận với các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân thế giới. Cương lĩnh đầu tiên này tuy vắn tắt, nhưng thể hiện rõ tư tưởng cách mạng đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn. 1 1 1 1 3 Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam? 3.0 - Là kết qủa tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam thời đại mới. Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh của cách mạng Việt Nam. - Nó chứng tỏ rằng, giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. - Từ đây, cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. - Sự ra đời của Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam. Nó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng VN 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu Lịch sử thế giới 1 Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. Những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Nhật Bản là gì? 3.0 * Các nhân tố: - Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. - Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật. - Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao. - Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế. - Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…) * Thách thức: - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài. - Cơ cấu giữa các vùng kinh tế, giữa công – nông nghiệp mất cân đối. - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc… Chưa giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm trong bản thân nền kinh tế TBCN. 2 Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ, giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? 3.0 * Các sự kiện: Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô – Mỹ. - Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng. - 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM (Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo), SALT-1(Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược), đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc. - Tháng 8/1975, 35 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu lục này. - Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế – KHKT, trọng tâm là thuận thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược vàhạn chế chạy đua vũ trang. 0.5 0.5 0.5 0.5 * Nguyên nhân: - Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt. - Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ. - Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Xô – Mỹ muốn thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình . 1 Hết . GD&ĐT ĐĂKNÔNG KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006 MÔN: LỊCH SỬ (180 phút không kể thời gian giao đề) A- Lịch sử Việt Nam ( 14. 0 điểm) Câu 1:. KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2005-2006 MÔN: LỊCH SỬ (180 phút không kể thời gian giao đề) ………………………………………………………………………………………………… Đáp án A- Lịch sử. triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam. Nó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng VN 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu Lịch sử thế giới 1 Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của