1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 14

4 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

Đ THI HC SINH GII SƯ Câu 1. (4,0 điểm) Nêu khái quát những sự kiện lịch sử gắn liền với vai trò lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Trong đó, sự kiện lịch sử nào được đánh giá là mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc? Vì sao? Câu 2. (4,5 điểm) Từ năm 1930 đến năm 1954, Đảng ta đã chủ trương thành lập những Mặt trận dân tộc thống nhất nào? Nêu vai trò của tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của Việt Nam. Câu 3. (4,0 điểm) Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không ” năm 1972. Câu 4. ( 2,5 điểm) Trong thời kì từ năm 1954 đến 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó. Câu 5. (5,0 điểm) Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Các xu thế phát triển đó, đặt ra cho dân tộc Việt Nam trước những thời cơ và thách thức gì? Đáp án Câu 1 Nêu khái quát những sự kiện lịch sử gắn liền với vai trò lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945. Trong đó, sự kiện lịch sử nào được đánh giá là mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc? Vì sao? a.Khái quát những sự kiện lịch sử gắn liền với vai trò lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945: - Triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1930), thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo. - Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5-1941), thành lập Mặt trận Việt Minh… - Ngày 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập… - Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, tháng 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập… - Người đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi… - Soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… b, Sự kiện lịch sử được đánh giá là mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc là: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. c.Vì: Mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Câu 2 Từ năm 1930 đến năm 1954, Đảng đã chủ trương thành lập những Mặt trận dân tộc thống nhất nào? Nêu vai trò của tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của Việt Nam. a.Những Mặt trận dân tộc thống nhất từ năm 1930 đến năm 1954: - Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7-1936), đến tháng 3-1938 đổi tên thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương (Mặt trận Dân chủ Đông Dương). - 11-1939 thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương . - 19-5-1941 thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh). - 5-1946 thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt). - 3-1951 thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên-Việt). b.Vai trò của tổ chức Mặt trận Việt Minh ( từ 1941 đến năm 1951): - Tập hợp mọi lực lượng yêu nước, xây dựng khối đoàn kết toàn dân thông qua hội Cứu quốc… - Có vai trò to lớn trong việc xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng… - Cùng Trung ương Đảng, lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám. - Sau cách mạng tháng Tám Mặt trận Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 3 Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không ” năm 1972. a.Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ bởi vì: - Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va. Muốn phá vỡ kế hoạch Na-va, kết thúc chiến tranh phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng dễ bị cô lập vì chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không… - Quân đội ta trưởng thành, hậu phương ta đã vững mạnh… b.Tóm tắt diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ: - Đợt 1, từ ngày 13 đến ngày 17-3-1954: quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc… - Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm… - Đợt 3, từ ngày 1 đến ngày 7-5-1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Đến 17giờ 30 phút ngày 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng… c. So sánh điểm giống và khác nhau… - Giống nhau: + Cả hai đều là những trận đánh lớn nhất mà Pháp và Mĩ đều hy vọng sẽ đánh bại ta, để kết thúc các cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp và Mĩ… + Cả hai đều là những thắng lợi to lớn nhất của ta, là những đòn quyết định buộc Pháp và Mĩ phải kí Hiệp định chấm dứt chiến tranh… - Khác nhau: + Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra ở Điện Biên Phủ (Lai Châu), ta chủ động mở chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp… + “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên bầu trời miền Bắc, là trận ta đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của Mĩ… Câu 4 Trong thời kì từ năm 1954 đến 1975, thắng lợi quân sự nào của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ? Tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của thắng lợi đó. a.Thắng lợi quân sự của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược là: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 b.Diễn biến, kết quả và ý nghĩa: - Diễn biến: + Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam, kéo dài trong năm 1972. + Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. - Kết quả: Đến cuối tháng 6-1972 quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân. - Ý nghĩa: Đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 5 Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. Các xu thế phát triển đó, đặt ra cho dân tộc Việt Nam trước những thời cơ và thách thức gì? a.Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vì: - Sau bốn thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém làm cho cả hai nước bị suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác… - Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đã đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu… Còn nền kinh tế Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào trì trệ khủng hoảng… - Để thoát khỏi thế đối đầu nhằm ổn định và củng cố vị thế của mình, tháng 12-1989 Liên Xô và Mĩ đã cùng nhau tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. b.Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh: - Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế… - Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm… - Ba là, từ sau Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học – kỹ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm… - Bốn là, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái… c.Các xu thế phát triển đó, đặt ra cho dân tộc Việt Nam trước những thời cơ và thách thức : - Thời cơ: + Nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, thị trường rộng lớn…tạo cơ hội cho Việt Nam. + Chúng ta có thể mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa học – công nghệ và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa nước ta tiến lên kịp thời đại. - Thách thức: + Thách thức lớn nhất là trình độ lực lượng sản xuất của ta còn kém… + Ngoài ra, còn âm mưu diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc, tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông… . Nam từ năm 193 0 đến năm 194 5. Trong đó, sự kiện lịch sử nào được đánh giá là mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc? Vì sao? Câu 2. (4,5 điểm) Từ năm 193 0 đến năm 195 4, Đảng ta đã chủ trương. những sự kiện lịch sử gắn liền với vai trò lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 193 0 đến năm 194 5. Trong đó, sự kiện lịch sử nào được đánh. của lịch sử dân tộc? Vì sao? a.Khái quát những sự kiện lịch sử gắn liền với vai trò lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 193 0 đến năm 194 5: -

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w