Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 34

4 440 1
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

aUBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (6,0 điểm). Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó là gì ? Câu 2 (3,0 điểm). Hoàn chỉnh bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong Phong trào Cần vương (1885 - 1896): STT Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Người lãnh đạo Căn cứ Đặc điểm nổi bật Câu 3 (5,0 điểm). Hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 4 (6,0 điểm). Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: a. Trình bày tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến b. Vì sao nói: "Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược" ? Hết Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:……… UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS MÔN LỊCH SỬ Năm học 2010 - 2011 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng (về bố cục và câu chữ) nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm 2. Thí sinh vận dụng được kiến thức cơ bản từ những tài liệu ngoài SGK thì được khuyến khích cho thêm điểm, nhưng không được vượt quá điểm của từng câu và của toàn bài 3. Sau khi cộng điểm toàn bài để điểm lẻ đến 0,25 điểm II. Hướng dẫn chấm chi tiết Câu hỏi §iÓm Câu 1 Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ 6,00 1. Sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật * Kinh tế: Trong những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn nửa sản lượng công nghiệp của thế giới; sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại; nắm trong tay 3/4 lượng vàng của thế giới Trong khoảng hơn hai thập kỉ đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ luôn đứng vững ở vị trí là trung tâm KT-TC lớn nhất và duy nhất của thế giới 2,0 * Khoa học - kĩ thuật: Mĩ là nước đã khởi đầu cuộc cách mạng KH-KT lần thứ hai và đạt được những thành tựu kì diệu. Mĩ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động…), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời…), những vật liệu mới (chất pôlime, những vật liệu tổng hợp do con người tự chế tạo ra với những thuộc tính mà thiên nhiên không sẵn có…), cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ (đưa người lên thám hiểm Mặt trăng, tàu con thoi Đitxcôvơri và Atlăngta…) và trong sản xuất vũ khí hiện đại (tên lửa chiến lược, máy bay tàng hình, bom khinh khí…). Chính nhờ những thành tựu cách mạng KH-KT này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mĩ đã có nhiều thay đổi khác trước. 2,0 2. Nguyên nhân - Dựa vào những thành tựu cách mạng KH-KT, Mĩ điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm -Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao ( các công ti độc quyền Mĩ là những công ti khổng lồ, tập trung hàng chục vạn công nhân, có doanh thu hàng chục tỉ đôla, vươn ra khống chế, lũng đoạn các ngành sản xuất trên phạm vi toàn thế giới) - Nhờ quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí… - Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá. thu lợi lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai… cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2. Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương STT Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Người lãnh đạo Căn cứ Đặc điểm nổi bật 1 (1,0 đ) Bãi Sậy 1883-1892 Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít - Bãi Sậy thuộc các huyện Văn Lâm,Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ tỉnh Tiêu biểu cho lối đánh du kích linh hoạt, tài tình dựa hoàn toàn vào địa hình để Hưng Yên - Hai Sông thuộc huyện Kinh Môn (Hải Dương) xây dựng căn cứ, biến hóa trong tấn công và phòng thủ…. 2 (1,0đ) Ba Đình 1886-1887 Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Hoàng Bật Đạt, Trần Xuân Soạn… - Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn -Thanh Hóa) - Căn cứ hỗ trợ như Mã Cao Chiến thuật thủ hiểm ở những khu vực hiểm yếu; xây dựng công sự kiên cố, cấu trúc độc đáo… 3 (1,0đ) Hương Khê 1885-1896 Phan Đình Phùng, Cao Thắng Hương Khê-Hà Tĩnh - Là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, tiiêu biểu nhất của phong trào Cần vương - Có những ưu điểm trong việc tổ chức, xây dựng lực lượng cũng như về tác chiến… Câu 3 Hãy làm rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong Cách mạng tháng Tám 1945 4,0 - Đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và sau đó triệu tập Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (5/1941)) tại Cao Bằng. Đây là Hội nghị quan trọng, có tính chất quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám - Chuẩn bị lực lượng chính trị: Theo sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và thực hiện chủ trương của Hội nghị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ Tám (5/1941) Mặt trận Việt Minh đã được thành lập nhằm mục đích tập hợp mọi lực lượng yêu nước, mọi tầng lớp nhân dân Sự thành lập mặt trận Việt Minh đóng vai trò quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tập hợp và đoàn kết nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám… - Chuẩn bị về lực lượng vũ trang: Thể hiện rõ nét nhất trong việc thành lập đội tự vệ ở Cao Bằng (1941), đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944) - Chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng: Thể hiện rõ nét nhất ở sự ra đời của căn cứ địa Cao Bằng (1941) và Khu Giải phóng Việt Bắc (6/1945) 0,5 0,5 0,5 0,5 - Sáng suốt dự đoán thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Người cùng với Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào (Tuyên Quang), Hội nghị thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được 1,0 chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Người cùng với Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội Quốc dân cũng ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Người làm chủ tịch - Người là linh hồn của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, ngày 28/8/1945 theo đề nghị của Người, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Người đứng đầu. Người soạn thảo và công bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). 1,0 Câu 4 Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 8,00 1. Hoàn cảnh - Cách mạng Trung Quốc thành công tình hình Đông Dương và thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta - Thực dân Pháp liên tiếp thất bại trên chiến trường Đông Dương và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. Mĩ can thiệp sâu và “dính líu trực tiếp” vào cuộc chiến tranh Đông Dương Với sự viện trợ của Mĩ, Pháp đã thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve” nhằm khóa chặt biên giới Việt - Trung, cô lập Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV trên cơ sở đó mở cuộc tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc lần thứ hai 1,5 1,5 2. Diễn biến - Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, củng cổ và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc - Thự hiện chủ trương của Đảng, ngày 16/9 đến 18/9/1950, ta đánh và tiêu diệt cứ điểm Đông Khê - Mất Đông Khê hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 lung lay (Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập). Quân Pháp được lệnh rút theo Đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân ở Cao Băng xuống Đoán trước được ý đồ của địch, quân ta chặn đánh, mai phục trên Đường số 4, hai cánh quân của địch bị tổn thất nặng không liên lạc được với nhau - Trước tình hình khó khăn, Pháp đã lần lượt phải rút quân khỏi Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn và đến 22/10/1950 thì rút khỏi Đường số 4 0,5 1,0 1,0 0,5 3. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 thể hiện bước trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến ta chủ động mở chiến dịch tiến công qui mô lớn, đánh vào hệ thống phòng ngự mạnh của địch sau chiến thắng Biên giới ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ Mặt khác, chiến dịch Biên giới đã đánh dấu bước tiến nhảy vọt của quân đội ta về nghệ thuật chiến dịch (lần đầu tiên ta mở chiến dịch qui mô lớn, đánh tập trung chính qui, hiệp đồng một số binh chủng, sử dụng hàng vạn quân, huy động hàng vạn dân công ;trong quá trình chỉ đạo chiến dịch ta đã đề ra phương châm đúng, xác định chính xác hướng tấn công chủ yếu, có cách đánh sáng tạo, kết hợp giữa đánh điểm và diệt viện ) 2,0 HÕt . NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN LỊCH SỬ Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (6,0. lược" ? Hết Họ và tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh:……… UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HD CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS MÔN LỊCH SỬ Năm học 2010 - 2011 (Hướng dẫn chấm. (6,0 điểm). Chiến dịch Biên giới thu - đông 195 0: a. Trình bày tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến b. Vì sao nói: "Chiến dịch Biên giới thu - đông 195 0 đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan