UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2007-2008 - MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) Học sinh trả lời 7 câu hỏi dưới đây : Câu 1.(2,5 điểm) TNKQ- LSTG. chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc b . . ) vào giấy làm bài thi . Câu 1: Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goócbachốp diễn ra vào thời gian nào? a/. 19/8/1991 b/. 18/9/1991 c/. 19/9/1991 d/. 19/8/1990 Câu 2: Hoạt động chủ yếu của khối SEV trong quá trình tồn tại là: a/. Hợp tác giữa các nước trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn b/. Phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành giữa các nước thành viên c/. Đẩy mạnh trao đổi việc buôn bán hàng hóa d/. Tất cả các câu trên đều sai Câu 3: Những nước nào đã theo gương các nước Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập: a/. Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam b/. Ai Cập, Việt Nam, Lào c/. Angiêri, Ấn Độ, Việt Nam d/. Ấn Độ, Ai Cập, Angiêri Câu 4: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập thời gian nào ? a/. 1992 b/. 1993 c/. 1994 d/. 1995 Câu 5: Liên minh Châu Âu viết tắt tiếng Anh là gì? a/. EC b/. EEC c/. EU d/. SEV Câu 6 : Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống Nam Phi là sự kiện lịch sử đánh dấu : a/ . Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi b/ . Chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỷ c/ . Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên tòan thế giới d/ . Đánh dấu sự bình đẳng giữa các dân tộc , màu da trên thế giới Câu 7 : Sự phát triển “Thần kỳ” của Nhật Bản được biểu hiện rõ ở : a/ . Trong khoảng hơn 20 năm 1950 – 1973 , tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng 20 lần b/ . Năm 1968 , tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ c/ . Từ 1 nước chiến bại , hết sức khó khăn thiếu thốn , Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế d/ . Từ thập niên 80 của thế kỷ XX , Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Câu 8 : ASEAN là một tổ chức của các nước Đông Nam Á mang tính chất : a/ . Quân sự - chính trị b/ . Kinh tế - chính trị c/ . Khoa học kỹ thuật – kinh tế d/ . Quân sự - kinh tế Câu 9 : Hạn chế cơ bản nhất trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai là : 1 a/ . Nguy cơ của một chiển tranh hạt nhân b/ . Nạn khủng bố gây nên tình hình căng thẳng c/ . Cách mạng khoa học kỹ thuật chế tạo vũ khí , đẩy nhân loại đến trước một cuộc chiến tranh mới d/ . Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh có tính chất huỷ diệt . Gây nạn ô nhiễm môi trường , tai nạn , bệnh tật . Câu 10 : Đến năm 2007, đã có bao nhiêu quốc gia là thành viên chính thức của EU ? a/ . 27 quốc gia b/ . 26 quốc qia c/ . 25 quốc gia d/ . 24quốc gia Câu 2.(2,5 điểm) TNKQ – LSVN . chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (a hoặc b . . ) vào giấy làm bài thi . Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất vào thời gian nào? a/. 1860 b/. 1867 c/. 1873 d/. 1874 Câu 2: Căn cứ chính của khởi nghĩa Hương Khê là: a/. Bắc Giang b/. Ngàn Trươi c/. Hưng yên d/. Thanh Hóa Câu 3: Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? a/. Do nhu cầu thị trường và thuộc địa. b/. Chính sách cấm đạo Gia-tô của triều Nguyễn. c/. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị lạc hậu về kinh tế. d/. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước . Câu 4/. “Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây” Đây là khẩu hiệu đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào? a/. Khởi nghĩa của Nguyễn Mậu Kiến ở Thái Bình. b/. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định. c/. Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh. d/. Trận Cầu Giấy ở Hà Nội của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc. Câu 5/. Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào? a/. Vĩnh Long- Cần Thơ-An Giang. b/.Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. c/. Vĩnh Long- Hà Tiên- Cần Thơ. d/. Vĩnh Long-Cần Thơ- Hà Tiên. Câu 6- Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì? a. Kêu gọi văn thân , sĩ phu đứng lên cứu nước . b. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. c. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống Pháp xâm lược. d. Kêu gọi văn thân ,sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 7- Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân ? a. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu. b. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân c. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân d. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân Câu 8- Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX ? 2 a. Đã gây được tiếng vang lớn b. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội c. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời , bảo thủ đang cản trở bước tiến hoá của dân tộc d. Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân Câu 9- Mở trường , diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đã phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương… Đây là hoạt động của phong trào nào ? a. Phong trào Đông Du (1905) b. Đông Kinh nghĩa thục (1907) c. Cuộc vận động Duy Tân (1908) d. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Câu 10- Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là gì ? a. Củng cố chế độ phong kiến VN , không lệ thuộc Pháp b. Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa c. Học tập Nhật Bản , đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản d. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước Câu 3 (3 điểm) a/. Viết lại tên sự kiện với thời gian tương ứng các sự kiện sau : 1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 2. Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng 3. Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam 4. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp 5. Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 6. Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời 7. Thành lập chi Bộ Đảng đầu tiên tại nhà số 5 D Hàm Long Hà Nội 8. Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng b/. Chọn ra và giải thích 2 sự kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Câu 4. (3 điểm) Lập bảng so sánh về hai cuộc khai thác lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam theo các nội dung sau : a/. Bối cảnh . b/. Quy mô khai thác chính. c/. Hệ quả của cuộc khai thác. d/. Tác động về kinh tế - xã hội đối với Việt Nam . Câu 5. (3 điểm) Nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX ? Nêu tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ . 3 Câu 6.( 3 điểm) Trong Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 , Nguyễn Ái Quốc đã cụ thể hóa một bước về con đường cứu nước mà người đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam ( gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt , được gọi chung là CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẤU TIÊN ). Em hiểu như thế nào về những ưu điểm nổi bật của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên này ? Câu 7. (3 điểm) Qua sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN , Em hãy trình bày : a/. Quá trình gia nhập và nêu những suy nghĩ, quan điểm của bản thân về : b/. Những thời cơ khi gia nhập c/. Những thách thức khi gia nhập d/. Thái độ của chúng ta khi gia nhập KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2007-2008 - MÔN LỊCH SỬ HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Nội dung hướng dẫn chấm dựa vào những ý chính và sự kiện của Sách giáo khoa LS lớp 9 và lớp 8 NXB Giáo Dục 2005 .(các bài đã được quy định trong phạm vi kỳ thi chọn HSG lớp 9 vòng Tỉnh ) nhưng cần chú ý đây là kỳ thi chọn học sinh giỏi nên có những kiến thức mở để đánh giá mức độ kiến thức và trình độ học tập của học sinh . 2. Nếu thí sinh làm theo cách riêng mà vẫn đáp ứng các yêu cầu cơ bản nêu trong đáp án thì vẫn cho đủ điểm . 3. Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản , Giáo viên chấm thi cân nhắc mức độ bài làm đối chiếu với yêu cầu đề thi và hướng dẫn chấm để quyết định mức điểm thích hợp . 4. Bài làm có điểm tối đa phải đảm bảo đúng , hoàn chỉnh về nội dung và hình thức . CÂU 1. TNKQ LỊCH SỬ THẾ GIỚI . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM/10 CÂU) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TRẢ LỜI a b d c c b c b d a CÂU 2. TNKQ LỊCH SỬ VIỆT NAM . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM/10 CÂU) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TRẢ LỜI c b a c b b c c c c CÂU 3 (3 ĐIỂM) a/. Viết tên sự kiện và thời gian tương ứng : (0,25 / 1 sự kiện) 4 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 6/1925 Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng 6/1929 Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam 24/2/1930 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp 12/1920 Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3/2/1930 Tân Việt Cách Mạng Đảng ra đời 7/1928 Thành lập chi Bộ Đảng đầu tiên tại số nhà 5 D Hàm Long Hà Nội 3/1929 Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng 8/1929 b/. Chọn 2 sự kiện có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. 1.Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp . - Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua 12/1920,Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản đồng thời đánh dấu người đã lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đi theo ánh sáng của cách mạng tháng 10 Nga . 0.5 điểm 2.Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên . - Tháng 6/1925 tại Quảng Châu - Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được coi như tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam . Những hoạt động của Hội ( đào tạo cán bộ cách mạng , truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, gầy dựng cơ sở ,tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh . . . ) được coi như sự chuẩn bị tiến đến thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân VN sau này . 0,5 điểm Câu 4 (3điểm). Nội dung Điểm Nguyên nhân Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, tình hình Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng : + Về chính trị: - Nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Bộ máy chính quyền mục rỗng. + Về kinh tế: Sản xuất đình trệ, kiệt quệ. + Về xã hội: Mâu thuẩn dân tộc và giai cấp gay gắt . Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. 1,0 điểm 5 + Xuất phát từ lòng yêu nước , thương dân của một bộ phận quan lại sĩ phu yêu nước muốn cho nước mạnh dân giàu :Các đề nghị cải cách ,duy tân ra đời. Những sĩ phu tiêu biểu của trào lưu Cải cách duy tân Trần Đình Túc Nguyễn Huy Tế Đinh Văn Điền 1868 -Xin mở cửa biển Trà Lý -Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. 0,5 điểm Viện Thương bạc 1872 -Xin mở ba cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài. 0,5 điểm Nguyễn Trường Tộ 1863-1871 Với 30 bản điều trần nội dung : chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục. 0,5 điểm Nguyễn Lộ Trạch 1877-1882 -Với hai bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 0,5 điểm Câu 5 (3điểm). Lập bảng so sánh về hai cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam . Nội dung Khai thác lần thứ nhất Khai thác lần thứ hai Điểm Hòan cảnh - Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô. - Sau CTTG I (1914-1918),tuy là nước thắng trận nhưng nước Pháp bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ. Để nhanh chóng bù đắp những thiệt hại, chương trình khai thác lần thứ hai đã được ráo riết tiến hành. 0,5 điểm Quy mô khai thác chính - Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất (1902 có 182000 ha bị Pháp chiếm), áp dụng bóc lột kiểu phát canh thu tô như địa chủ VN - Tập trung khai thác than và kim loại. - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột và đàn áp - Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam - Tiến hành đánh các thứ thuế mới chồng lên các thứ thuế cũ - Vốn đầu tư nhiếu nhất vào 2 ngành: nông nghiệp( đồn điền cao su) và khai mỏ (than) - Công nghiệp: chú ý nhiều tới công nghiệp chế biến (sợi, rượu, diêm, gạo). - Thương nghiệp: phát triển hơn ,đánh thuế nặng loại hàng ngoại nhập,để cho hàng Pháp nhập vào tăng lên - Giao thông vận tải được đầu tư mở mang thêm nhằm phục vụ khai thác. - Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy các ngàng kinh tế ở Đông Dương . 1,0 điểm Hệ quả - Kinh tế Việt Nam què quặt , lệ thuộc Pháp - Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp,Việt Nam trở thành thị 0,5 điểm 6 trường độc chiếm của Pháp Tác động - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào Việt Nam - Xã hội Việt Nam bắt đầu phân hóa - Kinh tế: Quan hệ sản xuất TBCN trong 1 chừng mực nhất định đã du nhập vào VN, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến, tuy có làm cho nền kinh tế VN phát triển thêm 1 bước nhưng bị kiềm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. -Xã hội : Xã hội VN phân hóa sâu sắc, xuất hiện những giai cấp mới có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau. Cách mạng VN có thêm điều kiện để phát triển 1,0 điểm Câu 6. (3 điểm). Em hiểu như thế nào về những ưu điểm nổi bật của bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên : . Nội dung Điểm Nguyễn Ái Quốc không chỉ tìm ra con dường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc mà còn đề ra đường lối cơ bản để cách mạng Việt Nam giành thắng lợi được nêu trong Cương Lĩnh Chính Trị đầu tiên 0,5 điểm Xác định đường lối cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn : CM tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa 0,5 điểm Xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam Nhiệm vụ của CM Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp,phong kiến và tư sản phản cách mạng,làm cho nước Việt Nam được độc lập 0,5 điểm Xác định lực lượng cách mạng Việt Nam Lực lượng để đánh đổ đế quốc,phong kiến là công nông và phải liên lạc với tiểu tư sản,trí thức,trung nông 0,5 điểm Xác định vị trí cách mạng Việt Nam Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới 0,5 điểm Xác định vai trò lãnh đạo cách mạng việt Nam Khẳng định nhân tố quyết định thắng lợi cùa cách mạng Việt Nam là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 0,5 điểm Câu 7. (3 điểm) Về sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN : Học sinh có thể trình bày suy nghĩ , quan niệm riêng của mình về sự kiện này nhưng vẫn đảm bảo sự suy nghĩ đúng đắn , phù hợp với thực tế trên cơ sở các gợi ý sau : Nội dung Điểm Quá trình gia nhập - 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 quốc gia . 0,5 điểm 7 - Tháng 7/1992 Việt Nam chính thức tham gia Hiệp ước Ba-li (2/1976) xác định những nguyên tắc căn bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau , hợp tác phát triển . . - Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN 0,5 điểm 0,5 điểm Những thời cơ Việt Nam có điều kiện để rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới . . . 0,5 điểm Những thách thức Trong hội nhập, chúng ta dễ bị hòa tan , nền kinh tế sẽ nguy hiểm do điều kiện kỹ thuật , sản xuất thấp kém hơn . . 0,5 điểm Thái độ của chúng ta Cần bình tĩnh , không được bỏ lỡ thời cơ . Cần ra sức học tập, nắm vững khoa học kỹ thuật . . 0,5 điểm HẾT ( Hướng dẫn chấm có 04 trang ) 8 . chính lật đổ tổng thống Goócbachốp diễn ra vào thời gian nào? a/. 19 / 8/ 19 9 1 b/. 18 /9/ 19 9 1 c/. 19 / 9/ 19 9 1 d/. 19 / 8/ 19 9 0 Câu 2: Hoạt động chủ yếu của khối SEV trong quá trình tồn tại là: a/ ? a/. 19 9 2 b/. 19 9 3 c/. 19 9 4 d/. 19 9 5 Câu 5: Liên minh Châu Âu viết tắt tiếng Anh là gì? a/. EC b/. EEC c/. EU d/. SEV Câu 6 : Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống Nam Phi là sự kiện lịch sử. CÂU 1. TNKQ LỊCH SỬ THẾ GIỚI . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM /10 CÂU) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TRẢ LỜI a b d c c b c b d a CÂU 2. TNKQ LỊCH SỬ VIỆT NAM . 0,25 ĐIỂM/1CÂU (2,5 ĐIỂM /10 CÂU) CÂU 1 2 3