Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 33

5 479 0
Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2013 - 2014 – MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có: 01 trang Ngày thi: 09 tháng 01 năm 2014 Đề bài: Bài 1 (4 điểm): Nét nổi bật của các nước Đông Nam Á từ sau 1945. Nêu những biến đổi ở khu vực này? Biến đổi nào là to lớn nhất? Vì sao? Bài 2 (5 điểm): Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong những năm 50 đến 70 của thế kỷ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? Theo em, trong các nguyên nhân, có nguyên nhân nào chung với các nước tư bản khác? Bài 3 (3 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, nguyên tắc, vai trò của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Hãy kể những việc làm của Liên Hiệp Quốc giúp đỡ nhân dân ta mà em biết? Bài 4 (3 điểm): Nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Bài 5 (5 điểm): Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên giữ vai trò lãnh đạo cách mạng? (HẾT) Phòng thi: ………Số báo danh: ………. .Họ tên thí sinh: ………………………………. Họ tên, chữ ký giám thị 1: ……………………………………………………………… Họ tên, chữ ký giám thị 2: ……………………………………………………………… PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Bài 1 (4 điểm): a) Nét nổi bật của các nước ĐNA từ sau 1945: (2 điểm) - Ngay sau khi Nhật đầu hàng, các nước ĐNA nổi dậy giành độc lập. - Sau khi CTTG II kết thúc, các nước đế quốc trở lại xâm lược, đến giữa những năm 50, các nước ĐNA lần lượt giành độc lập. - Cùng từ giữa những năm 50, đế quốc Mỹ can thiệp vào khu vực ĐNA, tiến hành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam – Pu – Chia… - Từ những năm 50, các nước ĐNA đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại… b) Những biến đổi: (1,5 điểm) - Cho đến nay, các nước ĐNA đều giành được độc lập. - Từ khi giành độc lập, các nước ĐNA đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn. - Đến nay, các nước ĐNA đều ra nhập ASEAN – một tổ chức liên minh chính trị kinh tế của khu vực nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác. c) Biến đổi to lớn nhất là cho đến nay các nước ĐNA đều giành được độc lập vì: là biến đổi thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành nước độc lập. Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNA mới có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. (0,5đ) 0,25đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5 đ 0,5đ 0,5đ Bài 2 (5 điểm): a) Sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản: (2,5 điểm) - Từ những năm 50 đến 60, kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh, đặc biệt từ những năm 60 đến 70 của thế kỷ XX là giai đoạn phát triển “thần kì”. - Học sinh nêu được thành tựu về: Tổng sản phẩm quốc dân Tốc độ tăng trưởng hàng năm Sản lượng công nghiệp Sản lượng nông nghiệp Thu nhập bình quân - Đến những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. - Từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chỉ vài thập kỉ Nhật trở thành siêu cường đứng thứ hai thế giới. Đó là sự “thần kì” Nhật Bản. b) Nguyên nhân: (2 điểm) - Khách quan: + Kinh tế Nhật Bản phát triển trong điều kiện quốc tế thuận lợi. + Áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. - Chủ quan: + Nhật có truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời… 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ + Hệ thống quản lí có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp… + Vai trò quan trọng của nhà nước… + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, kỉ luật cao… c) Nguyên nhân chung: (0,5 điểm) Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới vào sản xuất. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ Bài 3 (3 điểm): a) Hoàn cảnh ra đời: (0,5 điểm) - Tại hội nghị I - an – ta (2/1945), các đại biểu đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên Hiệp Quốc. - Từ 25/4 đến 26/4/1945, đại biểu 50 nước họp ở San pran - xi – cô (Mỹ) để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc và thành lập tổ chức. b) Nhiệm vụ: (0,5 điểm) - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới - Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc… Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo. c) Nguyên tắc: (0,5 điểm) - Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia…Không can thiệp vào công việc nội bộ. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ các nước, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. d) Vai trò: (0,5 điểm) - Giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia, giúp đỡ các nước đang phát triển… e) Những việc làm của Liên Hiệp Quốc: (1 điểm) - Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, ngăn chặn đại dịch AIDS… - Các cơ quan của LHQ như Quỹ nhi đồng, Quỹ dân số thế giới, Tổ chức nông lâm thế giới…viên trợ hàng trăm triệu USD…(HS có thể kể thêm…) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ Bài 4 (3 điểm): a) Nguồn gốc: (0,5 điểm) - Do yêu cầu của cuộc sông, của sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. - Do nhu cầu phục vụ chiến tranh cần có sự ứng dụng KH-KT. b) Đặc điểm: (1 điểm) - Được gọi là CMKH-KT vì mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật… Vì vậy khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. - Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ - Hiệu quả kinh tế của công tác nghiên cứu khoa học ngày càng cao … c) Tác động: (1,5 điểm) - Tích cực: + Cách mạng KH-KT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu. + Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động. + Thay đổi cơ cấu dân cư lao động … + Đưa loài người sang nền văn minh hậu công nghiệp, sự giao lưu về mọi mặt ngày càng quốc tế hóa cao. - Tiêu cực: + Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. + Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, tệ nạn xã hội… 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Bài 5 (5 điểm): a) Sự phân hóa của xã hội Việt Nam: (3,5 điểm) Dưới tác động của cuộc khai thác, xã hội Việt Nam phân hóa ngày càng sâu sắc: Bên cạnh những giai cấp cũ, xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới. Mỗi giai cấp, tầng lớp có quyền lợi và địa vị khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau: - Giai cấp địa chủ phong kiến: Đại bộ phận địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng… - Giai cấp nông dân: Chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. - Tầng lớp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, phân hóa làm hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc… - Tầng lớp tiểu tư sản: Bị Pháp chèn ép nên đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Là lực lượng quan trọng của cách mạng. - Giai cấp công nhân: Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp và phát triển nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: Bị ba tầng áp bức, có quan hệ gắn bó với nông dân, kế thừa truyền thống anh hùng của dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – LêNin và cách mạng tháng Mười Nga. b) Giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo vì: (1,5 điểm) - Đại diện cho phương thức sản xuất tiến tiến, lao động tập trung, có kỉ luật. - Ngoài những đặc điểm riêng của công nhân quốc tế, công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng nên có tinh thần kiên quyết cách mạng nhất. - Vừa lớn lên, giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác – LêNin, ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga. Do đó công nhân Việt Nam sớm trở thành chính trị độc lập, đi đầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiên, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ (HẾT) . TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2013 - 2014 – MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi. TẠO THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ THANH HÓA NĂM HỌC 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 Bài 1 (4 điểm): a) Nét nổi bật của các nước ĐNA từ sau 194 5: (2. CMKH-KT vì mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật… Vì vậy khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan