1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 12 chọn lọc số 7

5 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 86,93 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2012 Câu 1(1,5 điểm) Giải thích cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. Câu 2 (2,0 điểm) Nguyên nhân bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tư tưởng duy tân được thể hiện như thế nào trong phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này? Câu 3 (1,5 điểm) Giải thích: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vị thế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế. Câu 4 (3,0 điểm) Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. Câu 5 (2,0 điểm) Tại sao Xô-Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh năm 1989? Tác động của sự kiện này đối với các mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: LỊCH SỬ – THPT HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 04 trang) Câu Nội dung 1 Giải thích cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX. - Thời gian diễn ra dài nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp - Địa bàn khởi nghĩa rộng: Gồm 4 tỉnh bắc Trung Kỳ: Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh- Quảng Bình. - Lãnh đạo khởi nghĩa: Ngoài Phan Đình Phùng, Cao Thắng tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa xuất thân từ nông dân - Tổ chức lực lượng: Nghĩa quân đông, chia 15 quân thứ, ở trong nhân dân tự chế tạo được vũ khí súng trường theo mẫu của Pháp - Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề sự hy sinh anh dũng của Cao Thắng, Phan Đình Phùng - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp mốc chấm dứt hoàn toàn phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng Phong kiến ở Việt Nam. 2 Nguyên nhân bùng nổ phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tư tưởng duy tân được thể hiện như thế nào trong phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này. 1. Nguyên nhân: - Phong trào đấu tranh của nhân dân ta theo hệ tư tưởng Phong kiến với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã chấm dứt hoàn toàn. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tạo cơ sở kinh tế, xã hội bên trong cho sự tiếp nhận con đường cứu nước mới. - Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản Trung Quốc, Nhật Bản qua Tân thư, Tân báo tác động Các sỹ phu phong kiến có tư tưởng tiến bộ đã tiếp nhận và khởi xướng phong trào 2.Tư tưởng duy tân được thể hiện trong phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này. - Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, song nhìn chung đều gắn cứu nước với việc duy tân làm cho đất nước phát triển, gắn việc đánh đuổi giặc Pháp với việc cải biến xã hội. - Mặc dù chủ trương bạo động, nhưng Phan Bội Châu có tư tưởng duy tân, noi gương Nhật Bản. Ông cùng với Nguyễn Hàm và một số người khác lập ra Hội Duy tân(1904); tổ chức phong trào Đông du (1906- 1908), đưa thanh niên sang học tập ở Nhật Bản và phổ biến tài liệu 2/4 Câu Nội dung tuyên truyền giáo dục trong nước. - Phan Châu Trinh gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội; chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền. Ông vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát và yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam; sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh. Ông đề cao phương châm tự lực khai hóa, vận động những người cùng trí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền. - Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì diễn ra với nhiều hình thức phong phú. Nhiều trường học mới ra đời, với chương trình và nội dung mới. Nhà trường là nơi tuyên truyền mở rộng công, thương nghiệp, phê phán bọn quan lại, đả phá phong tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới Cuộc vận động Duy tân đi sâu vào quần chúng, góp phần làm bùng lên phong trào chống đi phu, đòi giảm sưu thuế (1908) - Đông kinh nghĩa thục do Lương Văn Can làm thục trưởng, với chương trình nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập mới nhằm tuyên truyền giáo dục nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ cho quần chúng; truyền bá những hiểu biết về một nền học thuật mới và nếp sống văn minh tiến bộ, phối hợp với phong trào Đông du và phong trào Duy tân đang phát triển; góp phần làm cho đất nước thoát khỏi lạc hậu, thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang, trở thành một quốc gia độc lập. - Tư tưởng duy tân xâm nhập trong quần chúng và biến thành một phong trào dân chủ đầu thế kỉ XX, diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhưng chưa đủ điều kiện phát triển thành một cuộc cách mạng. Mặc dù thất bại, nhưng nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và chuẩn bị những điều kiện cho những phong trào đấu tranh mới sau này. 3 Giải thích: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vị thế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế. * Vị thế của một nước trên trường quốc tế được khẳng định bởi những thành tựu đạt được về các mặt. Đặc biệt vai trò của nước đó đối với sự phát triển của cách mạng thế giới. * Về kinh tế: Đạt thành tựu lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ * Về khoa học kỹ thuật: Liên Xô đạt nhiều thành tựu rực rỡ chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kỹ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, hóa học, điện tử, khoa học vũ trụ * Về đối ngoại: Thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của thời kỳ này tạo tiềm lực để Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại tích cực. Mục tiêu chính sách đối ngoại của Liên Xô bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội duy trì hòa bình an ninh chung, mở rộng hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa những mục tiêu này thực hiện qua những hành động thực tiễn. - Với các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô giúp đỡ tích cực và to lớn về 3/4 Câu Nội dung vật chất và tinh thần cho các nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình và an ninh thế giới, chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân đế quốc. - Vai trò của Liên Xô trong Liên hợp quốc: Đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng, đề cao vai trò của Liên hợp quốc, lên án các hành động chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc, Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, Tuyên ngôn về cấm sử dung vũ khí hạt nhân → Với những thành tựu đã đạt được đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao. Liên Xô là chỗ dựa của hòa bình và cách mạng thế giới 4 Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Làm rõ thắng lợi tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. 1. Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân, đế quốc suy yếu - Sau Chiến tranh giới thứ hai, chủ nghiã thực dân, đế quốc quay trở lại xâm lược các thuộc địa, tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân - Mĩ với tiềm lực kinh tế, tài chính, quân sự vượt trội thực hiện chiến lược toàn cầu, lôi kéo các nước đồng minh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. - Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Sự ra đời của các tổ chức tiến bộ: Liên hợp quốc, phong trào không liên kết - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng cách mạng ở các nước Á - Phi - Mĩ latinh không ngừng lớn mạnh, trưởng thành 2. Thắng lợi tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960. * Năm 1945: Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước ở Đông Nam Á đã đấu tranh giành độc lập thành lập các quốc gia độc lập: Ở Inđônêxia 17-8-1945 đọc Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. - Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, ngày 2-9-1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Ở Lào: Ngày 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12-10- 1945 Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập. * Năm 1959: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô diễn ra mạnh mẽ Ngày 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi hoàn toàn, nước Cộng hòa Cuba ra đời. * Năm 1960: Ở châu Phi phong trào đấu tranh phát triển mạnh trên toàn châu lục, 17 nước châu Phi được trao trả độc lập, lịch sử gọi là Năm Châu Phi 5 Giải thích tại sao Xô-Mỹ chấm dứt chiến tranh lạnh năm 1989. Tác động của sự kiện này đối với mối quan hệ quốc tế ở khu vực Đông 4/4 Câu Nội dung Nam Á sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000. 1. Giải thích: - Chiến tranh lạnh do Mỹ phát động năm 1947 nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa sau hơn 40 năm chạy đua vũ trang, gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng trong quan hệ quốc tế năm 1989 Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. - Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài làm cho cả hai nước quá tốn kém, bị suy giảm "thế mạnh" của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mỹ. Liên Xô nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng hai cường quốc Mĩ- Xô đều cần phải thoát khỏi thế "đối đầu" để ổn định và củng cố vị thế của mình. 2. Quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á: - Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế trong đó có khu vực Đông Nam Á, quan hệ các mước chuyển sang đối thoại hợp tác, từ những năm 80 thế kỷ XX mở ra thời kỳ mới cho tổ chức ASEAN. - Các nước trong khu vực lần lượt tham gia tổ chức ASEAN:Brunây năm 1984 Việt Nam năm 1995, Lào, Mianma năm 1997, Campuchia năm 1999 - Mở rộng quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực: 1992 thành lập mậu dịch tự do FTA, thành lập tổ chức diễn đàn khu vực ARF - Tăng cường mở rộng quan hệ với các nước ngoài khu vực như: ASEAN với Nhật Bản, với Hàn Quốc, hợp tác Á-Âu ASEM (Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập đến. Bài viết đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa) . VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012- 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Ngày thi: 02/11/2 012 Câu 1(1,5. coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh ……………………………… .Số báo danh……………… 1/4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012- 2013. tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, vị thế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế. Câu 4 (3,0 điểm) Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế

Ngày đăng: 30/07/2015, 18:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w