Câu 1(6,0đ) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới ”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9): 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. 2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ. 3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm? Câu 2 (5,5đ) a.Em hãy trình bày về hoàn cảnh ra đời, mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN ? b.Tại sao có thể nói: từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” c.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ? Câu 3 (3,5đ) Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng minh sự phát triển “ thần kỳ “ nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỷ XX? Em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011 vừa qua Câu 4(5,0đ) Trình bày tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp? ………………Hết…………………… PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013-2014 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHÍNH THỨC Đáp án Câu Đáp án Điểm Câu 1 1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh. + Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. + Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. + Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất 2. Chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ. + Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948) + Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. + Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD). + Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. 3. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm: + Sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác. Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ ngày cạnh tranh gay gắt với Mĩ. + Kinh tế không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. + Chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại, tốn kém và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. + Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. 0,5đ 0,75đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 a.Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhiều nước ở Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác và phát triển. + Mặt khác, để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi và khó tránh khỏi thất bại. + Ngày 8 tháng 8 năm 1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc gồm 5 nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Trụ sở đóng ở Gia- cac-ta ( In-đô-nê-xi-a). b.Mục tiêu hoạt động: Thông qua tuyên bố Băng-côc- Tuyên ngôn thành lập. Mục tiêu ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. - Đầu những năm 90 của thế kỷ XX , sau “ chiến tranh lạnh” vấn đề Căm-pu-chia được giải quyết bằng việc ký Hiệp định hoà bình về Căm-pu-chia , tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện. - Xu hướng nổi bật là mở rộng ASEAN từ 6 thành viên lên 10 thành viên . ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế và đẩy mạnh các lĩnh vực khác. - Năm 1992 thiết lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) . Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia. Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của ASEAN “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. c. - Thời cơ: + Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. + Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật - Thách thức:+ Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu. + Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc Vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0, 5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 -Từ những năm 60 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật đạt được sự tăng trưởng “thần kỳ” vượt qua Tây Âu vươn lên đứng thứ hai thế giới -Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (830tỷ USD). -Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD, vượt Mỹ đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ (29850 USD) -Công nghiệp : 1961 – 1970 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5 %. -Nông nghiệp : 1967 – 1969 đã cung cấp hơn 80 % nhu cầu lương thực trong nước. -Từ những năm 70 của thế kỷ XX trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. Đó là hiện tượng “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản. ( 0.5đ) -Suy nghĩ của HS về con người Nhật Bản sau trận động đất,song thần:có ý chí vươn lên,có tinh thần đoàn kết,có tính kỉ luật cao,luôn coi trọng tiết kiệm… 0,5đ 0,25đ 0,25đ 025đ 0,25đ 0,5đ 1,5đ Câu 4 Tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp. *Tổ chức bộ máy: Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Trung Kỳ theo chế độ bảo hộ, Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện châu, xã. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối. *Sơ đồ: *Nhận xét: -Hệ thống chính quyền của Pháp rất chặt chẽ, từ trung ương đến địa phương đều do người Pháp nắm. Kết hợp giữa nhà nước thực dân với quan lại phong kiến 1,75đ 2,5đ 0,75đ Liên bang Đông Dương (Toàn quyền Đông Dương) Bắc Kỳ (Thống sử) Trung kỳ (Khám s )ử Nam Kỳ (Thống c)đố Lào (Khám sứ) Bộ máy chính quyền cấp Kỳ (Pháp) Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ) Bộ máy chính quyền cấp Xã (Bản xứ) Cam-pu-chia (Khám sứ) Tân Ước ngày 25 tháng 10 năm 2013 Xác nhận của tổ,nhóm chuyên môn Người thực hiện Phạm Thanh Tâm Xác nhận của Ban giám hiệu . OAI TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2013-2014 Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ CHÍNH THỨC Đáp án Câu. những năm 90 của thế kỷ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” c.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ? Câu 3 (3,5đ) Bằng những sự kiện lịch sử hãy chứng. nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất 2.