1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 21

4 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 NĂM HỌC: 2006-2007 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 2 (2 điểm): Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được? Câu 3 (2,5 điểm): Hãy trình bày tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX? Thái độ của họ đối với độc lập dân tộc? Câu 4 (4 điểm): Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? Em hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? PHÒNG GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN CHẤM HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2006-2007 MÔN LỊCH SỬ 9 Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Theo em cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? - Sau thất bại ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở ở phía tây tỉnh Quảng Trị. Tại đây ông nhân danh nhà vua hạ “Chiếu Cần Vương”. Từ đó dấy lên phong trào yêu nước chống xâm lược do các văn thân, sĩ phu và nhân dân hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” đứng lên giúp vua cứu nước, được gọi là phong trào Cần Vương. (0,5 điểm) - Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. (0,25 điểm) - Trong phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê. (0,25 điểm) - Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: Khởi nghĩa Hương Khê vừa có căn cứ như khởi nghĩa Ba Đình, vừa áp dụng chiến thuật du kích như khởi nghĩa Hương Khê. Thời gian tồn tại kéo dài nhất (10 năm). Nghĩa quân được tổ chức rất chặt chẽ: chia lực lượng thành 15 quân thứ, tổ chức huấn luyện, rèn đúc vũ khí. Nghĩa quân lập nhiều chiến công đẩy lùi nhiều trận càn của địch. (0,5 điểm) Câu 2 (2 điểm): Kể tên các nhà cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách? Vì sao các đề nghị cải cách không thực hiện được? Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn, xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh có thể đương đầu với kẻ thù, một số quan lại sĩ phu đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách đổi mới trên các lĩnh vực: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước. (0.5 điểm) + Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, buôn bán, quốc phòng. (0.25 điểm) + Năm 1872, Viên Thương Bạc xin mở 3 cửa biển để thông thương với bên ngoài. (0.25 điểm) + Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi 30 bản điều trần đề cập đến nhiều vấn đề: Kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. (0.25 điểm) + Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí (0.25 điểm). - Nhưng tất cả các đề nghị cải cách trên không thực hiện được vì do các nguyên nhân sau: + Các đề nghị cải cách trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn của thời đại: mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến. (0.25 điểm) + Triều đình Huế bảo thủ không thích ứng với hoàn cảnh nên đã từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có khả năng thực hiện được. (0.25 điểm). Câu 3 (2,5 điểm): Hãy trình bày tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX? Thái độ của họ đối với độc lập dân tộc? - Cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã gây nên những biến chuyển trong đời sống các tầng lớp xã hội Việt Nam. (0.25 điểm) - Giai cấp địa chủ phong kiến: Đầu hàng làm tay sai cho Pháp, câu kết với đế quốc áp bức bóc lột nhân dân. (0.25 điểm) - Giai cấp nông dân: Bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu rất nhiều thứ thuế và các khoản phụ thu. Nông dân bị phá sản có người phải làm tá điền, có người đi phu, một số đi ở, một số làm công nhân. Họ căm ghét thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh do bất cứ cá nhân tầng lớp nào tổ chức có thể giúp họ giành được tự do, no ấm. (0.5 điểm) - Tầng lớp tư sản: Họ là các nhà thầu khoán, đại lý, chủ xí nghiệp, chủ xưởng. Bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm. Họ chỉ muốn có thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. (0.5 điểm) - Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là các chủ xưởng, chủ buôn nhỏ, viên chức, nhà giáo, học sinh Cuộc sống bấp bênh. Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX. (0.5 điểm) - Đội ngũ công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng phải xin làm công ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp. Họ bị thực dân, phong kiến và tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh chống bọn chủ đòi cải thiện điều kiện việc làm và sinh hoạt. (0.5 điểm) Câu 4 (4 điểm): Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc? Em hãy liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? * Học sinh phải nêu được: + Hoàn cảnh nước Nhật. (0,5đ) Các nước tư bản phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi "mở cửa". Trước tình hình ấy, Nhật Bản cần có sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ PK mục nát để trở thành miếng mồi cho TD phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước. + Cải cách Minh Trị. (1,5đ) Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách: - Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền về ruộng đất - Chính trị: Xóa bỏ chế độ nông nô - Xã hội: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc + Liên hệ với tình hình T.Quốc và VN cuối TK XIX, đầu TK XX. (2đ) - Trung Quốc: Chính sách cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu được vua Quang Tự ủng hộ nhưng vì sự cản trở phá hoại của thế lực PK bảo thủ do Từ Hi Thái hậu đứng đầu, hậu quả TQ trở thành nước nửa thuộc địa. - Việt Nam: Lực lượng bảo thủ gồm các quan lại nhà Nguyễn do vua Tự Đức đứng đầu thực hiện chính sách thủ cựu về đối nội và đối ngoại. Đã khước từ những đề nghị cải cách của nhóm Duy Tân do Nguyễn Trường Tộ đứng đầu, hậu quả VN trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. . PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 NĂM HỌC: 2006-2007 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là. cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? PHÒNG GIÁO DỤC HƯỚNG DẪN CHẤM HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NH 2006-2007 MÔN LỊCH SỬ 9 Câu 1 (1,5 điểm): Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các. đấu tranh chống bọn chủ đòi cải thi n điều kiện việc làm và sinh hoạt. (0.5 điểm) Câu 4 (4 điểm): Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử của châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và

Ngày đăng: 28/07/2015, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w