đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 21

4 1.1K 0
đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Đề 21 Th ờ i gian làm bài: 180 phút I. Phần Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi sau: Đến hẹn lại lên, đã gần chục năm nay, cứ vào tháng 8 âm lịch, nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách gần xa lại hành hương về thành phố Tuyên Quang xinh đẹp bên dòng Lô lịch sử để tham gia các hoạt động của Lễ hội Thành Tuyên. Lễ hội Thành Tuyên năm 2014 là lễ hội cấp tỉnh, sẽ diễn ra từ ngày 5 đến hết ngày 7- 9- 2014 tại thành phố Tuyên Quang, với các hoạt động chính: Lễ khai mạc, Lễ hội Bia gắn với giới thiệu ẩm thực "Hương vị xứ Tuyên"; Chung khảo cuộc thi " Người đẹp xứ Tuyên" và Đêm hội Thành Tuyên. Bên cạnh đó còn có các hoạt động phụ trợ như Hội trại thanh niên, thể thao, văn nghệ, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, trong đó có sự tham gia của một số tỉnh, thành phố của các nước bạn Lào, Hàn Quốc, Cộng hòa Belarus ( Tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Thành Tuyên 2014 Báo Tuyên Quang, Thứ 2 ngày 25-8-2014) 1. Nội dung thông tin chính của đoạn văn trên ? (0,5 điểm) 2. Mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Thành Tuyên năm 2014 ? (0,75 điểm). 3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Thành Tuyên ? (0,75 điểm) II. Phần Làm văn ( 7,0 điểm) Câu 1( 3,0 điểm) Tuân Tử - một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc từng viết: " Đường tuy gần không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên". Anh/chị viết bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) bình luận về ý kiến trên. Câu 2 (4,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về người Vợ nhăt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. Hướng dẫn Chấm Nội dung Điểm Phần Đọc - hiểu 1.(1,0đ) Nội dung thông tin chính: Giới thiệu về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và các hoạt động chính của Lễ hội Thành Tuyên 2014. 2. (1,0đ)Thông qua lễ hội Thành Tuyên năm 2014 nhằm giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về hình ảnh đất nước, con người và các giá trị di sản văn hóa của Tuyên Quang, đặc biệt là những giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa của quê hương cách mạng - Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác giữa Tuyên Quang với bạn bè quốc tế. 3 (1,0đ) giữ gìn nét đẹp văn hóa bằng những việc làm thiết thực: tích cực trong các hoạt động tập thể, vận động mọi người tham gia, có ý thức giới thiệu với du khách về truyền thống quê hương, nét đẹp văn hóa trong Lễ hội Thành Tuyên - Trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Thành Tuyên: + Mỗi học sinh cần tích cực học tập, rèn luyện để xây dựng quê hương Tuyên Quang ngày càng giàu, đẹp + Có niềm tự hào về quê hương cách mạng + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên, nhà trường, thành phố, khu dân phố tổ chức: hội trại, diễu hành, điệu nhảy Flasmot, làm mô hình trung thu - Đảm bảo hình thức đoạn văn có bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Giữa các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ. Phần Làm văn Câu1 (3,0đ) a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự thành công của mỗi người bắt đầu từ những việc làm, những hành động nhỏ nhất. b. Thân bài: 2,5đ - Giải thích: + Đường tuy gần, việc tuy nhỏ: những công việc bình thường, những trở ngại nhỏ bé nhất trong cuộc sống. + Không đi không bao giờ đến, không làm chẳng bao giờ nên: hình thức phủ định của phủ định, hàm ý con người muốn có được thành công phải bỏ thời gian công sức lao động, phải có hành động thực sự. + Nghĩa của cả câu: Câu nói của Tuân Tử bàn về phương thức để đi đến thành công, đó là hành động. - Bình luận, chứng minh: + Khẳng định tính đúng đắn của câu nói. Có hành động, có bỏ công sức lao động mới có thành quả (dẫn chứng- chứng minh) + Không đi thì không đến, không làm thì không nên (dẫn chứng- chứng minh) - Thái độ, hành động: + Trân trọng những người năng động, tích cực + Phê phán những người " nói nhiều, làm ít", vẽ ra nhiều mơ ước nhưng chưa bao giờ bắt tay vào hành động. Có khi còn sống trong ảo tưởng. - Bài học cho bản thân: + Không "đợi thỏ ôm cây", " há miệng chờ sung" mà phải bắt tay vào hành động. Hành động chính là con đường đi đến thành công. + Trước khi hành động, phải đặt ra mục tiêu cho mình và nỗ lực hất mình để đạt được mục tiêu đó. c. Kết bài: 0,25đ - Câu nói của Tuân Tử là một lời khuyên, một bài học sâu sắc cho mọi người. Đặc biết là thế hệ trẻ. - Phải qua hành động mới nhận thức và khẳng định được mình. Câu 2 (4.0 điểm) Nội dung kiến thức Điểm a. Mở bài: 0,25đ Giới thiệu tác giả, tác phẩm , tài xây dựng nhân vật, tình huống truyện của Kim Lân. Giới thiệu nhân vật Người “vợ nhặt”. b. Thân bài:3,5đ * Nhan đề Vợ nhặt: độc đáo, hé lộ số phận của người phụ nữ. * Đề tài: Viết về người phụ nữ qua số phận, phẩm chất trong nạn đói năm 1945. * Nhân vật người vợ nhặt: Người vợ nhặt có số phận éo le, bất hạnh: không tên, không tuổi, không quê, không quán, không họ hàng thân thích, không có công ăn việc làm (DC) - Ngoại hình (DC qua lần Tràng gặp thị ở chợ: cái ngực gầy lép, quần áo rách tả tơi ) - Người vợ nhặt với tính cách rất bạo dạn, cong cớn (DC gặp thị ở chợ) - Người đàn bà đã chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, trở thành người "vợ nhặt". -> Tình huống độc đáo (DC qua hai lần gặp gỡ với Tràng). -> Hình như cái đói đã làm cho người ta quên đi sĩ diện, cái đói đã "nuốt chửng" nhân phẩm con người. Người đàn bà được "nhặt" về làm vợ như người ta nhặt được cái rơm cái rác ngoài đường. Dưới ngòi bút của Kim Lân, chưa bao giờ giá trị của con người bị rẻ rúng, coi khinh đến thế. Nhà văn đã phơi bày hiện thực đen tối của xã hội VN năm 1945 dưới ách đô hộ của thực dân đế quốc. * Những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật - Sự thay đổi sắc thái tâm trạng của Người vợ nhặt trên đường về nhà chồng được khắc họa tinh tế: từ bạo dạn đến ngạc nhiên, ngỡ ngàng, e thẹn "người đàn bà có vẻ khó chịu lắm, nhíu đôi lông mày thị ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia ” -> sự thay đổi tâm tính - Khi về đến nhà Tràng: “ lẳng lặng theo hắn vào nhà, nén một tiếng thở dài, mặt bần thần lẳng lặng đi vào bếp hai con mắt thị tối lại " nhưng thị không bỏ đi mà chấp nhận ở lại. Sâu sắc hơn vì thị hiểu mình không nên đòi hỏi -> Người vợ nhặt là người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, yêu thương và khao khát mái ấm gia đình. - Người vợ nhặt là người chăm chỉ, chịu khó, có một niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai tươi sáng (thu dọn , quét tước nhà cửa - hình như ái lấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn ) * Ý nghĩa của hình tượng nhân vật: - Tài xây dựng tình huống truyện độc đáo của nhà văn, giúp cho nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm hạnh - Qua nhân vật người vợ nhặt hiện lên chiều sâu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực. c. Kết bài:0,25đ - Khẳng định lại vấn đề nghị luận: nhân vật người vợ nhặt trong Vợ nhặt của Kim Lân. - Cảm nghĩ về nhân vật. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN Đề 21 Th ờ i gian làm bài: 180 phút I. Phần Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc văn bản trên và trả. hình thức đoạn văn có bố cục ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Giữa các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ. Phần Làm văn Câu1 (3,0đ) a. Mở bài: Giới thi u vấn đề cần nghị luận:. nét đẹp văn hóa bằng những việc làm thi t thực: tích cực trong các hoạt động tập thể, vận động mọi người tham gia, có ý thức giới thi u với du khách về truyền thống quê hương, nét đẹp văn hóa

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan