1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 15

6 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 26,17 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ 15 Th ờ i gian làm bài: 180 phút Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Hồ Chí Minh) 1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích. 2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc? 4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? Phần 2: Làm văn (7 điểm) Câu 1 (3 điểm) Anh,chị hãy viết bài văn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống Câu 2 (4 điểm) Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. HẾT (Yêu cầu giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích. (0,5 điểm) "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" 2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm) Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó" 3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn ch́m , tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc? (1 điểm) - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng "; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành nó lướt qua nó nhấn chìm ", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu - Với hai cụm động từ lướt qua và nhấn chìm , tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. - Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ , khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào. 4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? (1 điểm) - Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước. - Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc - Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế - Bàn luận vấn đề: * Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…) * Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có. * Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. - Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ Phần 2: Làm văn (7 điểm) Câu 1 (3 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết vận dụng kiễn thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ rang, có cảm xúc, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1- Giải thích: (0,5 điểm) Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính. 2- Bàn luận, mở rộng vấn đề: (1,5 điểm) - Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau. - Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người. - Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người . - Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời. 3- Bài học nhận thức và hành động: (1 điểm) - Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống. - Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội. Câu 2 (4 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt. Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 1- Mở bài: (0,5 điểm) Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sáng tác vào năm 1983.Tác phẩm ra đời trong hòan cảnh đất nước đang bước vào giai đọan đổi mới xã hội và đổi mới văn học. Đến với “Chiếc thuyền ngoài xa”, chúng ta không thể quên được hình ảnh người đàn bà hàng chài có một cảnh ngộ bất hạnh, tội nghiệp nhưng lại là một người vợ giàu đức hy sinh, người mẹ giàu tình thương con và một người phụ nữ thấu hiểu lẽ đời. 2-Thân bài: (3 điểm) Xuất hiện trong tác phẩm, người phụ nữ đi liền với cái tên gọi : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định. Phải chăng, qua cách gọi phiếm định này,nhà văn muốn ám chỉ : Người đàn bà khốn khổ ấy cũng như biết bao người phụ nữ khác, họ cũng đang rất khốn khổ , tồn tại thật trên cõi đời này. Không chỉ dừng lại ở cái cách gọi tên theo lối phiếm định, nhà văn còn để cho người đàn bà ấy xuất hiện trong sự cảm nhận của nhân vật Phùng bằng một dáng vẻ, ngoại hình cũng rất ấn tượng : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. Những nét thô kệch ấy, trong lam lũ vất vả bởi những lo toan và mưu sinh thường nhật, khi ngoài bốn mươi, lại càng trở nên đậm nét ““khuôn mặt mệt mỏi”…Chỉ qua một vài nét về tuổi tác, ngoại hình, dáng vẻ của chị,nhà văn như gợi mở cho chúng ta cảm nhận được phần nào về cảnh ngộ tội nghiệp, bất hạnh của chị. Mặc dù có một số phận bất hạnh ( nghèo khổ, đông con, thường xuyên bị chồng đánh đập tàn bạo…), nhưng người phụ nữ ấy hiện lên trong tác phẩm lại có nhiều phẩm chất đáng quý : Trước hết, đó là một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng : bao lần bị chồng đánh vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”, và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên mà những người đàn bà vùng biển như bà phải chấp nhận.Với chị, muốn tồn tại thì phải chấp nhận. Tiếp đến, chị còn là một người phụ nữ giàu tự trọng, thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô bờ bến”: Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lại cha bị người khách lạ phát hiện , chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Đó không phải là nỗi đau đớn về thể xác.Giọt nước mắt đau khổ của chị trào ra – đó là gịot nước mắt của nhọc nhằn và chịu đựng.Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót ( kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị ) và chị “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Mặc cho thân thể bị chồng đánh đập,chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không hề để ý, không hề bận tâm bởi chị là một người mẹ giàu lòng vị tha, chấp nhận hy sinh, thua thiệt về mình chứ không óan trách người khác, nên bao nhiêu đau khổ ,chị đều gánh chịu “tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự âm thầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời, hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” . Đặc biệt, là khi được mời đến tòa án huyện, với lý do chị xin không phải bỏ chồng, người phụ nữ nghèo khổ , thất học ấy lại thật sự là một người thấu hiểu lẽ đời.Chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu những xúc cảm mới: Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góc tường ở chốn công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng “con”và van xin “ con xin lạy quí toà…” . Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp chốn công đường.Khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưng hô : “Chị cám ơn các chú! ”  một sự hoán đổi thật ý nghĩa : ở đây, lẽ đời đã thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người mẹ giàu tình thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứ quyền uy có sức công phá lớn  điều này đã làm chánh án Đẩu và nghê sĩ Phùng thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.Chị chính là một người phụ nữ sâu sắc , thấu hiểu lẽ đời , cảm thông chấp nhận san sẻ nỗi khổ với chồng . Với chị , hạnh phúc chính là vì con . 3- Kết bài: (0,5 điểm) Hình ảnh người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”là hình ảnh điển hình cho số phận đau thương, bất hạnh của bao người phụ nữ trong xã hội đang bị cái đói, cái nghèo,cái lạc hậu vây bủa. Nhưng điều quan trọng là từ trong cuộc đời tăm tối đau thương ấy của họ, Nguyễn Minh Châu vẫn phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn – tính cách của những người vợ ,người mẹ giàu lòng vị tha, giàu tình thương con và rất thấu hiểu lẽ đời. Qua số phận, tính cách tâm hồn của người đàn bà hàng chài, nhà văn thể hiện tấm lòng cảm thông chia sẻ với người con người, những cảnh đời bất hạnh do tàn dư xã hội cũ để lại.Đồng thời, qua đó cũng thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn : văn học phài gắn bó với cuộc đời…; nhà văn phải có cái nhìn cuộc đời một cách đa diện, nhiều chiều, tránh đơn giản, chủ quan. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2 015 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ 15 Th ờ i gian làm bài: 180 phút Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các. truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. HẾT (Yêu cầu giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2 015 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) 1. Anh/ chị hãy. động thi ́t thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội. Câu 2 (4 điểm) Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w