1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 13

5 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 27,05 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 13 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: "Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn." (Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014) Câu hỏi: a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? b. Nêu nội dung của đoạn văn? c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng? d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên. Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự cẩu thả. Câu 3 (5,0 điểm): Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu. Ý kiến khác lại cho rằng: Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu. Từ cảm nhận về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng", anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong nhóm giám khảo chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn 0,5; lẻ 0,75 làm tròn 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm 1. Câu 1 (2 điểm): a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính (0,25 điểm) b. Nội dung chính đoạn văn: (0,5 điểm) + Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét. + Tâm trạng của nhân vật Liên: buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. c. Những đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng: - Những đặc sắc về nghệ thuật (0,5 điểm) + Sử dụng so sánh; thủ pháp tương phản đối lập. + Giọng văn: Chậm rãi, nhẹ nhàng, câu văn uyển chuyển, giàu hình ảnh, - Tác dụng: Gợi ấn tượng về một bức tranh mang hồn quê Việt: đẹp, bình dị, êm đềm, gợi buồn.(0,25 điểm) d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Trong sáng, giản dị, nhạy cảm và rất đỗi tinh tế (0,5 điểm) 2. Câu 2 (3.0 điểm): Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của sự cẩu thả. 1. Về kĩ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2. Về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết về vấn đề nghị luận, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) b. Thân bài: * Giải thích sự cẩu thả: là một hành động hoặc lời nói thiếu suy nghĩ cẩn thận và chuẩn bị chu đáo, chỉ cốt làm cho xong việc hoặc nói cho qua chuyện. (0,5 điểm) * Biểu hiện của sự cẩu thả: trong lời nói, trong học tập, sinh hoạt, lấy dẫn chứng minh họa.(0,5 điểm) * Tác hại của sự cẩu thả (1,0 điểm): Trong cuộc sống, sự cẩu thả mang đến những điều tai họa phiền phức cho người khác và sự rắc rối cho chính bản thân mình. chẳng hạn: - Sự cẩu thả trong nghề văn là "sự bất lương". - Lái xe cẩu thả sẽ gây tai nạn giao thông cho người khác và cho chính mình. - Ăn nói cẩu thả sẽ khiến người khác mất lòng còn người nói sẽ bị vạ miệng. - Bác sĩ cẩu thả sẽ khiến bệnh nhân tiền mất tật mang đôi khi mất cả tính mạng, còn bản thân người Bác sĩ cũng sẽ bị lương tâm cắn rứt đến suốt đời bởi tòa án lương tâm cho dù có thoát được tòa án hình sự. * Liên hệ bản thân, đề ra một thái độ sống hợp lý: Lời nói cân nhắc, hành động cẩn thận, sống ngăn nắp, gọn gàng, khoa học, biết sắp xếp công việc hợp lý, (0,5 điểm) c. Kết bài: đánh giá khái vấn đề nghị luận (0,25 điểm) * Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo, thể hiện được suy nghĩ và những trải nghiệm của bản thân về vấn đề nghị luận. 3. Câu 3 (5,0 điểm): Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh: 2.1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm một bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2.2. Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ "Sóng", học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: a. Dẫn dắt và nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm) b. Giải quyết vấn đề: * Học sinh lựa chọn dẫn chứng để bình luận ý kiến thứ nhất: vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu. (1,0 điểm) - Thể hiện ở sự đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, dễ thương, (d/c) - Thể hiện ở sự chung thủy, son sắt (d/c) * Ý kiến thứ hai: Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu. (2,0 điểm) - Người phụ nữ mạnh dạn, chủ động bày tỏ khao khát yêu thương mãnh liệt, những rung động rạo rực của lòng mình (d/c) - Người phụ nữ không nhẫn nhục, cam chịu; không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn vươn tới cái lớn lao có thể đồng cảm, đồng điệu với mình (d/c) - Nét đẹp hiện đại táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để đến với hạnh phúc (d/c) - Khát vọng có được một tình yêu vĩnh hằng, bất tử ; được sống trọn vẹn trong tình yêu (d/c) * Đánh giá: Cả hai ý kiến đều xác đáng, đều thể hiện được vẻ đẹp của hình tượng 'em" trong bài thơ. Nhân vật em vừa có nét dịu dàng, đằm thắm, dễ thương của người phụ nữ truyền thống vừa mang lại vừa mang nét đẹp hiện đại đáng trân trọng của người phụ nữ đang yêu. (0,5 điểm) * Về nghệ thuật: (0,5 điểm) - Nghệ thuật ẩn dụ: mượn hình tượng sóng và "em" để thể hiện tình yêu phụ nữ. - Thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt ; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi. c. Đánh giá khái quát đoạn thơ (0,5 điểm) . SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 13 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và. các ý kiến trên. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. . Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014) Câu hỏi: a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? b. Nêu nội dung của đoạn văn? c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w