SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 14 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đọc hiểu(3,0 điểm) Câu 1 Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại. (Trích: “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài – SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 8) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 1.Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0.5điểm) 2.Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?(0.5điểm) 3.Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng những câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của cách viết này là gì? (1.0điểm) 4.Đoạn văn trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về thực trạng của hiện tượng đó và đưa ra một số giải pháp mà anh/chị cho là hợp lí nhất để giải quyết. (1điểm) Câu II (7điểm) Về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao (tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 39) có viết: “…Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của nhân dân làng Xô Man.” Bằng cảm nhận của mình về hình tượng cây xà nu, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn: Ngữ văn – Câu Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1. Phương thức biểu đạt của đoạn văn → Kết hợp gữa phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả 0.5 2. Nội dung đoạn văn → Đoạn văn kể và tả cảnh A Sử trói Mị để Mị không thể đi chơi Tết. 0.5 3. Tác dụng của việc Tô Hoài sử dụng câu ngắn kết hợp với câu dài II -Diễn tả sự thuần thục trong hành động trói vợ của A Sử - Từ đó, nhấn mạnh bản tính lạnh lùng, độc ác, dã man của nhân vật này. 0.5 0.5 4. Hiện tượng đời sống được đề cập tới trong đoạn văn, hiện trạng và giải pháp - Hiện tượng đời sống: Bạo lực gia đình/ bạo lực đối với phụ nữ - Hiện trạng: Hiện tượng phụ nữ bị hành hạ, đánh đập là hiện tượng nhức nhối trong xã hội - Giải pháp: Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh…;giáo dục thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi; xây dựng tổ chức xã hội đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ… 0.5 0,5 Nghị luận văn học 6.0 a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hình tượng 0.5 b. Cảm nhận về hình tượng cây xà nu để làm sáng tỏ nhận định * Cây xà nu biểu tượng cho dân làng Tây Nguyên bởi giữa cây và người có những biểu hiện tương đồng về phẩm chất; cây và người có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. * Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống, số phận đau thương của dân làng Xô Man trong chiến tranh. - Cả rừng xà nu hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương.Cấu trúc câu phủ định, nghệ thuật nhân hoá, nhà văn nói về rừng cây vô tri mà như thấm thía nỗi đau đớn của con người. + Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình….từng cục máu lớn + Có những cây con vừa ngang tầm ngưc người… thì cây chết. → Hình tượng xà nu không chỉ đem đến nỗi xót xa cho một thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ bị tàn phá trong chiến tranh mà còn gợi liên tưởng tới những đau thương của dân làng Xô Man. + Trong làng Xô Man không có nhà nào là không có người thân bị kẻ thù 0.5 2,0 đàn áp dã man. Ngọn roi của nó không từ một ai. Tiếng kêu khóc dậy cả làng. + Từ người già, thanh niên, phụ nữ, trẻ em đều là nạn nhân của chiến tranh( Bà Nhan, anh Xút, mẹ con Mai…) * Cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của dân làng Xô Man - Sức sống mãnh liệt của cây xà nu + Trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi, nảy nở khoẻ như vậy + Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên….đại bác không giết nổi chúng… thân thể cường tráng + Không gì mạnh bằng cây xà nu đất ta… + Đoạn kết hình ảnh vô số những cây con đang mọc lên… - Sức sống kì diệu của cây xà nu biểu tượng cho sức sống kiên cường, bất diệt, sự nối tiếp các thế hệ người làng Xô Man đi làm cách mạng.( Cụ Mết- Tnú- Mai- Dít – bé Heng) - Đặc tính ham ánh sáng của cây biểu tượng cho tâm hồn và cách sống phóng khoáng yêu tự do, ngang tàng, mạnh mẽ của người dân Tây Nguyên - Màu xanh bất diệt của xà nu từ đầu đến cuối tác phẩm gieo vào lòng người đọc niềm tin bất diệt vào sức sống trường tồn, mãnh liệt của thiên nhiên và con người trong chiến tranh huỷ diệt. 3,0 c Đánh giá chung - Nghệ thuật: ẩn dụ, nhân hoá, phép liên tưởng ứng chiếu song hành, xà nu vừa là đối tượng miêu tả, vừa là phương tiện biểu hiện - Hình tượng xà nu- hình tượng trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là một ẩn dụ lớn biểu tượng cho cuộc sống, phẩm chất của dân làng Xô Man và đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong chiến tranh. - Tuy nhiên, cảm hứng chủ đạo của những trang viết say mê về Rừng xà nu không phải là cảm hứng đau thương mà là cảm hứng về một sự sống kiên cường, hiên ngang, mạnh mẽ tồn tại ngay dưới tầm đại bác, một sự sống vượt lên mọi sự huỷ diệt tàn bạo của bom đại kẻ thù. 0.5 0.5 Lưu ý chung: - Giám khảo chỉ cho điểm tuyết đối khi học sinh đảm bảo các yêu cầu về mặt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học và đạt được những yêu cầu về kiến thức. - Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, có cách cảm nhận và kiến giải sáng tạo, nhưng phải có căn cứ xác đáng,không thoát li văn bản. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 14 ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đọc hiểu(3,0 điểm) Câu. xà nu” của Nguyễn Trung Thành, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao (tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 39) có viết: “…Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của nhân dân làng. Hoài – SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 8) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: 1.Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0.5điểm) 2.Nội dung chủ yếu của đoạn văn là gì?(0.5điểm) 3.Trong