1. Trang chủ
  2. » Đề thi

đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 8

3 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 24,69 KB

Nội dung

SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 8 Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm) ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: 2,0 điểm Cho văn bản sau: Trong một tiết học của các sinh viên trường mỹ thuật, vị giáo sư đưa cả lớp xem bức tranh mô tả thân phận con người của Goya, họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.… Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân đang xô xát nhau. Mỗi người cầm trên tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời trong xanh không để lộ một nét gì nguy hiểm sắp xảy đến. Người ta không đoán được trời sắp dông bão hay sáng rực nữa. Cả lớp nhốn nháo. Ai nấy đều lao nhao muốn phát biểu trước. Có sinh viên nói đây là bức tranh diễn tả định luật bảo tồn của con người: “Đấu tranh bảo tồn sinh mạng”. Sinh viên khác: bức tranh diễn tả mục đích của con người là muốn hạnh phúc vì hạnh phúc là đấu tranh. Sinh viên khác nữa lại phân tích: bức tranh muốn diễn tả chân lý con người là động vật có lý trí, vì chỉ có thú vật mới cắn nhau mà ở đây là thú vật có lý trí nên cắn nhau bằng gậy. Vị giáo sư ra hiệu cho cả lớp im lặng rồi bảo các sinh viên hãy quan sát thật kỹ một lần nữa. Cả lớp im ăng ắng… 1.Nếu là một trong những sinh viên của lớp học, anh/ chị sẽ phát biểu thế nào về ý nghĩa của bức tranh? 2. Đặt tiêu đề văn bản 3.Hãy viết một đoạn văn bàn về vấn đề mình đã phát hiện. Phần làm văn(7,0 điểm) Câu 2: 3,0 điểm Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc để kiếm vài nghìn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên ghềnh đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi”. (Theo Báo Thanh niên ngày 18 – 6 – 2013, Ôm ước mơ đi về phía biển). Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó, hiếu học của học sinh và sự hy sinh của cha mẹ đối với việc học của con cái. Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Tnú ( trong Rừng Xà Nu -Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt ( trong Những Đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) đễ thấy được bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945 – 1975. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2,0 điểm) 1/Trình bày ngắn gọn phát hiện về bức tranh: 0,5 - HS có thể có những phát hiện khác nhau nhưng phải có cơ sở từ bức tranh (Chẳng hạn: hai người nông dân đang bị ngập trong bùn, nước, đang cận kề miệng vực, đang sắp bị chôn vùi bởi một cơn bão,…) - Định hướng: hai người nông dân đang hằm hằm sát khí để loại trừ nhau lại đang mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi đến, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gối mà hai người không ai hay biết. 2/ Tiêu đề văn bản: Đánh nhau bằng gậy 0,5 3/ Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện 1,0 - Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng vào nhau mà do cát bụi đang từ từ chôn vùi họ. - Thế nhưng thay vì giúp nhau để thoát khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào loài thú dữ: họ cắn xé nhau. - Bức tranh trên nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua. Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, đói khổ, động đất, khủng bố, chiến tranh… thì con người lại giành giật, chém giết lẫn nhau. - Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở một nơi nào đó ngoài cuộc sống của các bạn, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của ta với người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm nơi từng con người. - Một trong những cách tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, ta hãy liên đới để bảo vệ nhau, bảo vệ sự sống, bảo vệ hành tinh này. (Lấy dẫn chứng và phân tích) - Bài học nhận thức hành động + Nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của việc chung sống trong hòa bình, trong tình thân ái. +Sẵn sàng bỏ qua, giải quyết những bất đồng (với bạn bè, người thân, thậm chí là người không quen biết) một cách ôn hòa, thiện chí. Câu II (5,0 điểm): Ý 1: Giới thiệu vấn đề. 0,25 Ý 2: Giải thích ngắn gọn 0,5 Ý 3: Bình luận, mở rộng vấn đề 2,0 + Nêu những biểu hiện của tinh thần vượt khó, hiếu học và sự hy sinh của bố mẹ. + Tác dụng của điều này. + Phê phán những biểu hiện trái ngược với tinh thần hiếu học, vượt khó. + Phê phán sự nuông chiều thái quá của một số phụ huynh. Ý 4: Bài học nhận thức và hành động. 0,25 Câu 3: 5,0 điểm 1. Giải thích bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn: Là một khuynh hướng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến. Những tác phẩm thuộc thể loại này hướng tới những sự kiện lịch sử có tính cộng đồng đất nước. Nhân vật thường là nhân vật đại diện, biểu tượng cho những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam. Ngôn ngữ trong tác phẩm theo khuynh hướng sử thi thường là ngôn ngữ hào hùng bi tráng và cảm hứng ngợi ca. 2 . Sự gặp nhau của bút pháp sử thi, cảm hứng lãng mạng trong hai nhân vật: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình: 2,0 2.1 Là con người của thời đại, gánh chịu bao đau thương mất mát trong chiến tranh (Tnú mất vợ con, bị đốt 10 đầu ngón tay, Việt mất ba má) 2.2 Hừng hực lòng căm thù giặc sâu sắc và tình yêu gia đình, tình yêu làng xóm, tình yêu nước. 2.3 Anh dũng kiên cường, sẵn sàng chiến đấu hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. 2.4 Là những mắt xích quan trọng trong sự tiếp nối các thế hệ, tiếp nối truyền thống của dân tộc. 3. Nét khác biệt 2,0 3.1 Ở nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu: - Tnú được khắc họa trong sự gắn bó với buôn làng. - Nhân vật mang đậm dấu ấn hình tượng người anh hùng trong các tác phẩm sử thi, huyền thoại của đồng bào dân tộc miền núi (Tnú hiện lên trong lối kể trường ca, kể khan của đồng bào Tây Nguyên; Cuộc sống gắn bó với buôn làng: ngôn ngữ, hành động); - Nhân vật Tnú được khắc họa trong sự soi chiếu với hình tượng Rừng xà nu ở lớp cây trưởng thành. Qua đó tác giả gửi gắm tư tưởng chủ đề tác phẩm: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo". 3.2 Ở nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình - Việt được khắc họa trong mối quan hệ gia đình - Nhân vật này gần gũi với cuộc sống đời thường, mang các đặc điểm, phẩm chất của một cậu con trai mới lớn (lộc ngộc, hồn nhiên có khi đến vô tâm). Song bản lĩnh của nhân vật này lại được thể hiện ở cảnh tranh nhau ghi tên đi đánh giặc, trả thù cho ba má và ở tinh thần đấu tranh kiên cường lúc bị thương phải nằm lại chiến trường. - Nhân vật Việt góp phần thể hiện tư tưởng của Nguyễn Thi trong ngợi ca phẩm chất anh dũng, kiên trung của những người con trong một gia đình, của đồng bào Nam Bộ nói riêng và nhân tộc Việt Nam nói chung. 4. Lý giải 0,5 - Có sự tương đồng và khác biệt ấy là bởi mục đích sáng tác và tư tưởng chủ đề khác nhau: Rừng xà nu được sáng tác để cỗ vũ chiến đấu, trở thành Hịch tướng sĩ thời chống Mĩ, còn Những đứa con trong gia đình chủ yếu để ngợi ca tình cảm gia đình và truyền thống đấu tranh của dân tộc. - Sự khác biệt trong văn hóa vùng miền (Tây Nguyên và Nam Bộ), trong lối suy nghĩ, lối viết của các nhà văn. . SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 8 Phần đọc hiểu ( 3,0 điểm) ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: 2,0 điểm Cho văn. trong Những Đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) đễ thấy được bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học giai đoạn 1945 – 1975. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 (2,0 điểm) 1/Trình bày ngắn gọn phát. phát biểu thế nào về ý nghĩa của bức tranh? 2. Đặt tiêu đề văn bản 3.Hãy viết một đoạn văn bàn về vấn đề mình đã phát hiện. Phần làm văn( 7,0 điểm) Câu 2: 3,0 điểm Mùa hè này, những học trò nghèo

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w