Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2012- Vòng 1 - Môn Sinh Học - Trang 1/2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Khoá ngày: 18 tháng 9 năm 2012 Môn: SINH HỌC (Vòng 1) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1.0 điểm) a. Tại sao những người mắc bệnh xơ gan lại thường mắc thêm bệnh máu khó đông? b. Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập. Câu 2. (1.0 điểm) Đối với những vận động viên khi thường xuyên tham gia luyện tập và thi đấu thì pH của máu trong động mạch thay đổi như thế nào? Cơ thể có những cơ chế nào để duy trì độ pH của máu ổn định? Câu 3. (1.0 điểm) Khi ta đo hàm lượng 2 chất trong lục lạp thực vật C 3 , người ta thu được kết quả sau: - Khi chiếu sáng, hàm lượng 2 chất gần như bằng nhau, nhưng khi tắt ánh sáng thì hàm lượng một chất tăng, một chất giảm. - Khi nồng độ CO 2 ở 1%, hàm lượng hai chất gần như bằng nhau, nhưng khi giảm CO 2 xuống ở 0,003% thì hàm lượng một chất tăng lên, m ột chất giảm xuống. Đó là 2 chất gì? Giải thích. Câu 4. (1.0 điểm) Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích. Câu 5. (2.0 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sự trao đổi nước ở thực vật: a. Nêu những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây. b. Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao? Câu 6. (1.0 điểm) Trong cơ thể người, lượng oxi trong phổi chiếm 36% tổng lượng oxi trong cơ thể, lượng oxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13%. Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng oxi ở phổi, trong máu và ở các cơ chiếm tương ứng là 5%, 70% và 25%. Đặc điểm phân bố oxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào? Tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố oxi như vậy? Câu 7. (2.0 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phagơ T 4 và virut HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm tế bào chủ. Đ Ề CHÍNH THỨC Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2012- Vòng 1 - Môn Sinh Học - Trang 2/2 Câu 8. (2.0 điểm) Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3 atm. a. Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (nhiệt độ trung bình 35 o C) và trong mùa đông (nhiệt độ trung bình 17 o C)? b. Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thụ nước bằng cách nào? Câu 9. (2.0 điểm) Auxin là một nhóm chất điều hòa sinh trưởng quan trọng ở thực vật. Hãy nêu: a. Tên chất đại diện tự nhiên và nhân tạo của nhóm này. b. Các tác dụng sinh lý của nhóm và một số ứng dụng các hợp chất của nhóm. Câu 10. (2.0 điểm) Người ta chiết rút hệ sắc tố của thực vật bậc cao bằng dung môi hữu cơ và phương pháp sắc kí trên giấy để tách sắc kí thành phần. Kết quả thu được sắc kí đồ như bên: Hãy cho biết các vạch 1, 2, 3, 4 là những sắc tố nào? Giải thích. Câu 11. (2.0 điểm) Làm thế nào để có thể xác định được vị trí của một gen nào đó trong tế bào? Câu 12. (1.0 điểm) a. Tại sao bệnh mù màu thường gặp ở nam với tỉ lệ cao hơn nữ? b. Tỉ lệ mù màu xanh lam ở nam và nữ trong thực tế như thế nào? Giải thích. Câu 13. (2.0 điểm) Người ta sử dụng phương pháp gây đột biến ở một loài thực vật bằng chiếu xạ. Khi cho các cây thân cao được chiếu xạ tự thụ phấn thu được một số cây thân thấp. Lai giữa các dạng đột biến cây thân thấp khác nhau thu được: - Trường hợp 1: 100% cây thân thấp. - Trường hợp 2: 100% cây thân cao. a. Xác định kiểu gen của các dạng đột biến thu được. Viết sơ đồ lai. b. Các dạng đột biến đem lai ở trường hợp 1 và 2 khác nhau như thế nào? Hết 4 3 2 1 Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2012- Vòng 2 - Môn Sinh Học - Trang 1/2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Khoá ngày: 18 tháng 9 năm 2012 Môn: SINH HỌC (Vòng 2) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1.0 điểm) Trong cơ thể người có sắc tố hô hấp miôglôbin và hêmôglôbin. Cả hai sắc tố này đều có khả năng gắn và phân li oxi. a. Dựa vào khả năng gắn và phân li oxi của miôglôbin và hêmôglôbin hãy giải thích tại sao cơ thể không sử dụng miôglôbin mà phải sử dụng hêmôglôbin vào việc vận chuyển và cung cấp oxi cho tất cả tế bào của cơ thể? b. Giải thích tại sao cơ vân không sử dụng hêmôglôbin mà phải sử dụng miôglôbin để dự trữ oxi cho cơ? Câu 2. (1.0 điểm) a. Hãy kể tên theo trình tự các enzim tham gia vào tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ. b. Tại sao muốn gây đột biến gen thì tác động vào quá trình tái bản ADN là hiệu quả nhất? Câu 3. (1.0 điểm) Để phân biệt cây C 3 và cây C 4 , người ta tiến hành thí nghiệm sau: a. Đưa cây vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. b. Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ oxi. c. Đo cường độ quang hợp (mgCO 2 /dm 2 lá.giờ) ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên. Câu 4. (1.0 điểm) Về ATP và NADH: a. ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào? b. Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP? c. Có gì khác nhau về vai trò của NADH trong hô hấp và lên men? Câu 5. (1.0 điểm) a. Tại sao phần lớn vi khuẩn hầu như không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất? b. Nếu thêm vào dung dịch huyền phù nuôi cấy vi khuẩn có lizôzim dung dịch đường saccarôzơ 20% hoặc nước cất. Hiện tượng gì xảy ra? Giải thích. Câu 6. (1.0 điểm) Khi nuôi cấy vi khuẩn trong một “hệ kín” thì sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn biến như thế nào? Câu 7. (1.0 điểm) Hãy cho biết đối với tế bào động vật thì 3 loại cấu trúc nào dưới tế bào có chứa prôtêin và axit nuclêic? Hãy nêu sự khác nhau chủ yếu giữa các axit nuclêic có trong 3 loại cấu trúc đó. Câu 8. (1.0 điểm) Có 3 dung dịch trong phòng thí nghiệm, dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amilaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Người ta đun nhẹ ba dung dịch trên đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc của ba dung dịch trên. Giải thích. Câu 9. (2.0 điểm) Cho các lọ thủy tinh chứa đầy nước và có nút kín, một thực vật thủy sinh, một động vật thủy sinh. Hãy bố trí thí nghiệm để có được: 1. Lọ nhiều CO 2 nhất. 2. Lọ nhiều O 2 nhất. ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 2012- Vòng 2 - Môn Sinh Học - Trang 2/2 3. Lọ sinh vật sống được lâu nhất. 4. Lọ sinh vật sống ngắn nhất. Câu 10. (1.0 điểm) Vì sao tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng? Câu 11. (1.0 điểm) Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, gen quy định màu sắc nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho một cây hoa đỏ tự thụ phấn ở đời con F 1 thu được tỷ lệ: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Chọn 5 cây hoa đỏ ở F 1 , tính xác suất để có 3 cây đồng hợp tử. Câu 12. (2.0 điểm) Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, gen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Gen quy định màu sắc của hoa và hình dạng quả cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và tất cả các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người ta tiến hành cho một cơ thể mang 3 cặp gen dị hợp tử về 3 tính trạng nói trên tự thụ phấn, ở đời con F 1 thu được nhiều loại kiểu hình khác nhau; trong đó kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả dài chiếm tỉ lệ 15,75%. Hãy tính tỉ lệ các kiểu hình ở đời con F 1 sau: a. Cây thân cao, hoa trắng, quả dài. b. Cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn. c. Cây thân thấp, hoa trắng, quả dài. d. Cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Câu 13. (2.0 điểm) Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân thực đã tạo ra được 5 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 14 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 3 có 18 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 4 có 12 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 5 có 16 đoạn Okazaki. a. Nếu mỗi enzim chỉ tham gia một lần thì số enzim helicaza và enzim ligaza tham gia vào quá trình tái bản trên là bao nhiêu? b. Tính số lượng đoạn ARN mồi cần cung cấp cho quá trình tái bản trên. Câu 14. (1.0 điểm) Giả sử một chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh có 3 axit amin (aa) được sắp xếp như sau: aa 1 – aa 2 – aa 3 . Biết rằng có 2 bộ ba mã hóa cho axit amin 1, có 6 bộ ba mã hóa cho axit amin 2 và 4 bộ ba mã hóa cho axit amin 3. Hãy tính số loại mARN tối đa có thể có quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên. Câu 15. (1.0 điểm) Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có 5 exon, gen này quy định tổng hợp mARN. Nếu tất cả các exon đều tham gia cấu tạo mARN, thì có tối đa bao nhiêu loại mARN khác nhau? Câu 16. (2.0 điểm) Xét 3 gen liên kết ở ngô: A/a, B/b và D/d. Một phép lai giữa thể dị hợp tử về 3 gen và thể đồng hợp tử lặn về tất cả các gen tạo thế hệ con như sau: A-bbdd: 165, aaB-D-: 125, aaB-dd: 64, A-bbD-: 56, A-B-dd: 37, aabbD-: 33, A-B-D-: 11 và aabbdd: 9. Hãy xác định trật tự gen và khoảng cách bản đồ giữa các gen. Hết . Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 201 2- Vòng 1 - Môn Sinh Học - Trang 1/2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Khoá ngày: 18 tháng 9 năm 2012. 1 Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 201 2- Vòng 2 - Môn Sinh Học - Trang 1/2 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Khoá ngày: 18 tháng 9 năm 2012. thủy sinh, một động vật thủy sinh. Hãy bố trí thí nghiệm để có được: 1. Lọ nhiều CO 2 nhất. 2. Lọ nhiều O 2 nhất. ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi chọn HSG Quốc gia năm 201 2- Vòng 2 - Môn Sinh Học -