Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?. Nhận xét nào đúng, đủ về giá trị nội dung Truyện Kiều.. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút phát nào là chính để tả chị em Th
Trang 1Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO THPT MÔN: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
NĂM HỌC: 2010 – 2011
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Chọn một chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1 Truyện Kiều của Nguyễn Du còn có tên gọi nào khác?
A Kim Vân Kiều Truyện
B Đoạn trường tân thanh
C Truyện Vương Thúy Kiều
D Chuyện kể về người con gái họ Vương
2 Nhận xét nào đúng, đủ về giá trị nội dung Truyện Kiều?
A Giá trị nhân đạo sâu sắc
B Giá trị hiện thực lớn lao
C Giá trị hiện thực và nhân đạo
D Giá trị nhân đạo và yêu thương con người
3 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút phát nào là chính để tả chị em
Thúy Kiều?
A Bút pháp tả thực
B Bút pháp ước lệ
C Bút pháp lãng mạn
D Bút pháp phóng đại
4
Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Trong hai câu thơ trên, Nguyễn Du sử dụng biện pháp tu từ gì?
A So sánh
B Nhân hóa
C Hoán dụ
D Điệp ngữ
5 Nhận xét nào không đúng với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long?
A Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp
B Truyện thường kết hợp các yếu tố trữ tình, tự sự, bình luận
C Truyện khẳng định vẻ đẹp người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
D Truyện xây dựng được tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp
6 Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?
Trang 2Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
A Ông họa sĩ
B Anh thanh niên
C Cô kĩ sư
D Bác lái xe
7 Văn bản nào sau đây là văn bản nghị luận?
A Lặng lẽ Sa Pa
B Chiếc lược ngà
C Bàn về đọc sách
D Bến quê
8 Trong văn bản tự sự, có thể sử dụng các yếu tố của văn bản khác như: miêu tả, biểu cảm, nghị luận… hay không?
A Có thể
B Không thể
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn có độ dài từ 8 đến 10 câu trình bày những hiểu biết của
em về Nguyễn Dữ và Truyền kì mạn lục (trong đó có câu sử dụng thành phần
phụ chú – chỉ rõ bằng cách ghạch chân)
Câu 2: (5,0 điểm)
“Viếng lăng Bác” thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào,
đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác Những tình cảm thiêng liêng ấy đã được tác giả thể hiện bằng một giọng thơ tha thiết và trang trọng
(Ôn tập Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, tr 206)
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy làm sáng
tỏ nhận định trên
HẾT