Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?. Câu 6 3 điểm: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và các kiến thức đ
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2015
TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 02 trang, gồm 07 câu)
Câu 1 (3 điểm)
a Chứng minh qui luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí.
b Nêu những hậu quả của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và con người trên Trái Đất
Câu 2 (2 điểm)
a Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.
b Tại sao công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công nghiệp chủ đạo ở nhiều nước đang phát triển?
Câu 3 (3 điểm)
a Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sinh vật nước ta.
b Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển gió phơn Tây Nam ở nước ta.
Câu 4 (3 điểm)
a Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta?
b Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm nhóm đất phù sa ở nước ta.
Câu 5 (3 điểm):
Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta, giai đoạn 1979 – 2009
(Đơn vị: %)
(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 – Tổng cục thống kê)
a Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta trong giai đoạn trên Tại sao nói, cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta hiện nay đang trong giai đoạn
”cơ cấu dân số vàng”?
b Xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi như hiện nay sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế - xã hội nước ta trong những năm tới?
Trang 2Câu 6 (3 điểm):
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, nhận xét về tình hình
phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta Tại sao ngành thủy sản nước ta phát triển
nhanh trong những năm qua?
Câu 7 (3 điểm):
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta, thời kì 1990 – 2013
(Đơn vị tính: tỉ USD)
(Nguồn: Tổng cục thống kê – Năm 2014)
Phân tích và giải thích về hoạt đông ngoại thương của nước ta.
HẾT
Người ra đề: Đặng Thị Việt Hà – Số điện thoại: 0915115354
Trang 3HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 11
Câu 1 a Chứng minh qui luật địa đới là quy luật phổ biến nhất trong lớp vỏ địa lí 1,75
- Nêu khái niệm về qui luật địa đới
- Chứng minh: qui luật địa đới thể hiện trong tất cả các thành phần tự
nhiên và cảnh quan địa lí: (diễn giải và dẫn chứng)
+ Địa hình + Khí hậu + Thủy văn + Đất đai + Sinh vật + Cảnh quan địa lí
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
b Nêu những hậu quả do sự biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và con
- Khái niệm về biến đổi khí hậu
- Hậu quả:
*Đối với tự nhiên:
+ Làm mực nước biển dâng, thu hẹp diện tích lục địa, các vùng có địa hình thấp sẽ bị ngập nước
+ Làm suy giảm, tiêu diệt một số loài sinh vật
+ Làm gia tăng các thiên tai
*Đối với con người:
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe
+ Ảnh hưởng bất lợi đối với các hoạt động kinh tế
+ Ảnh hưởng tới đời sống xã hội
0,25 0,5
0,5
Câu 2
a Trình bày đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới 1,0
- Phân bố dân cư không đều trong không gian:
+ Dân cư tập trung đông ở một số khu vực: châu Á gió mùa, châu Âu, Trung Mĩ và Ca-ri-bê
+ Các vùng thưa dân: các vùng băng giá, hoang mạc, rừng rậm
+ Dân số đông nhất ở châu Á, ít nhất ở châu Đại Dương
- Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
+ Mật độ dân số trung bình ngày càng tăng
+ Có sự biến động dân số khác nhau giữa các châu lục: tỉ trọng dân số châu Âu có xu hướng giảm, châu Mĩ và châu Phi tăng, châu Á và châu Đại Dương ít biến động
0,5
0,5
b Tại sao công nghiệp thực phẩm được coi là ngành công nghiệp chủ
- Có điều kiện phát triển phù hợp với các nước đang phát triển: sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, không đòi hỏi nhiều vốn, công nghệ và trình
độ cao của người lao động
- Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội: thu hồi vốn nhanh, tăng khả năng tích lũy vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập
- Các ngành công nghiệp khác chưa có điều kiện phát triển mạnh
0,5
0,25 0,25
Câu 3
a Nêu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sinh vật nước ta 1,5
- Nêu đặc điểm vị trí địa lí có tác động đến sinh vật:
+ Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của BCB, giáp biển Đông, nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa
+ Kéo dài trên 15 độ vĩ tuyến
+ Nơi gặp gỡ giữa các luồng di cư, di lưu sinh vật trên thế giới
- Ảnh hưởng:
0,5
Trang 4+ Tạo nên sự đa dạng về thành phần loài, chủ yếu là các loài nhiệt đới
(dẫn chứng) + Sinh vật sinh trưởng nhanh, tạo ra sinh khối lớn (diễn giải) + Có nhiều hệ sinh thái khác nhau (diễn giải)
0,5
0,25 0,25
b Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao
gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ 1,5
- Gió phơn Tây Nam hoạt động ở Bắc Trung Bộ từ tháng III đến tháng
IX, mạnh nhất từ tháng V đến tháng VIII, thổi thành từng đợt với thời tiết đặc trưng rất khô và nóng
- Giải thích: Bắc Trung Bộ hội tụ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển gió phơn Tây Nam:
+ Hoàn lưu khí quyển: vào mùa hè, áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh hút gió từ phía tây, tạo điều kiện để khối khí chí tuyến vịnh Bengan vượt Trường Sơn gây hiệu ứng phơn ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ
+ Địa hình: Bắc Trung Bộ hẹp ngang, chủ yếu là đồi núi với một số đỉnh cao trên 2000m chạy theo hướng TB-ĐN vuông góc với hướng gió Tây Nam
+ Mặt đệm: các đồng bằng ven biển chủ yếu được cấu tạo bởi phù sa sông, biển, bề mặt cát rất phổ biến, thực vật kém phát triển làm tăng tính chất khô nóng của gió Tây
0,25
0,5
0,5
0,25
Câu 4 a Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta? 1,5
- Địa hình có vai trò quan trọng trong sự phân hóa các thành phần tự nhiên: phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật
(phân tích, dẫn chứng)
- Địa hình tạo ra sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên (phân tích, dẫn chứng)
+ Phân hóa theo Bắc – Nam
+ Phân hóa theo Đông – Tây + Phân hóa theo độ cao
0,75
0,75
- Đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng lớn Tùy theo lưu vực sông mà có các đặc tính khác nhau:
+ Đất phù sa đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa trung tính,
có thành phần cơ giới từ cát pha đến đất thịt trung bình Phần lớn không được bồi đắp hàng năm bởi có hệ thống đê ngăn lũ, nhiều nơi đất bị bạc màu Đất ngoài đê là đất cát pha khá màu mỡ
+ Ở đồng bằng sông Cửu long, phần lớn diện tích được bồi đắp hàng năm, đất phù sa ngọt tập trung nhiều ở ven sông Tiền, sông Hậu, có thành phần cơ giới nặng từ đất thịt đến sét
+ Duyên hải miền Trung, đất phù sa pha cát được hình thành do tác động của sông, biển có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo mùn và nghèo dinh dưỡng
- Đất phèn, đất mặn phân bố nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng cửa sông ven biển của các sông ở Bắc Bộ Đất phen có đặc tính chua, đất mặn có loại mặn ít, có loại mặn nhiều
- Đất cát ven biển phân bố dọc bờ biển, nhiều nhất ở Trung Bộ, đất nghèo mùn và dinh dưỡng
- Đất xám phù sa cổ tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ Ngoài ra còn có rìa đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ Đất bạc màu do bị rửa trôi trong quá trình canh tác
0,25
0,25
0,25
0,25 0,25
0,25
Trang 5Câu 5 a Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu Tại sao nói, cơ cấu dân số theo độ
tuổi của nước ta hiện nay đang trong giai đoạn ”cơ cấu dân số
- Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Tỉ trọng nhóm dưới tuổi lao động có xu hướng giảm nhanh (giảm 18,1%)
+ Tỉ trọng nhóm trong độ tuổi lao động tăng nhanh (tăng 16,4%) + Tỉ trọng nhóm tuổi từ 65 trở lên tăng chậm (tăng 1,6%)
- Giải thích: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta: Tỉ lệ nhóm từ 15
đến 64 tuổi tăng liên tục và hiện đạt mức cao (69,1%), tỉ lệ số người phụ thuộc thấp (30,9%) > thuận lợi cho vệc phát triển kinh tế - xã hội >
cơ cấu dân số vàng
0,25
0,25 0,25 0,5
b Xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số theo độ tuổi như hiện nay sẽ tạo
ra những cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế - xã hội nước ta trong những năm tới?
1,75
*Cơ hội:
- Nhóm dưới tuổi lao động giảm dần, chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân số tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống
- Tăng khả năng tích lũy, tạo nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế
- Nhóm tuổi lao động tăng và chiếm tỉ lệ lớn tạo nguồn lao động dồi dào,trẻ, năng động, thúc đẩy kinh tế phát triển
* Thách thức:
- Nhóm tuổi lao động đông, tăng nhanh trong điều kiện kinh tế phát triển còn hạn chế, khả năng giải quyết việc làm chưa cao gây sức ép lớn trong giải quyết việc làm, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Tỉ lệ người già tăng , TTTB cao hơn gây áp lực giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội: y tế, bảo hiểm, lương hưu
- Trong tương lai, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức của cơ cấu dân số già
0,25
0,25
0, 5
0,25
0,25 0,25
Câu 6 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, nhận xét về
tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta Tại sao ngành thủy sản nước ta phát triển nhanh trong những năm qua? 3,0
* Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản:
- Tình hình phát triển:
+ Nhận xét về giá trị sản xuất của ngành thủy sản và tỉ trọng trong nông nghiệp:
Giả trị sản xuất tăng nhanh (tăng 3,36 lần)
Tỉ trọng cũng tăng nhanh (tăng 10,1%) + Tổng sản lượng thủy sản, sản lượng các ngành đều tăng, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn (số liệu)
+ Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi.(d/c) + Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người đạt 49,3 kg (2007)
- Phân bố:
+ Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt thủy sản, mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ Dẫn đầu là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định, Cà Mau
+ Thủy sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu
0,5
0,5
0,25 0,25 0,25
0,25
Trang 6Long, nhiều nhất là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau
* Giải thích: Ngành thủy sản nước ta phát triển nhanh vì có nhiều thuận
lợi:
- Nhu cầu thị trường tăng nhanh cả trong nước và thế giới
- Nhà nước có chính sách đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng, tạo động lực
thúc đẩy ngành phát triển
- Nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy
hải sản
0,25 0,25
0,25 0,25
Câu 7 Phân tích và giải thích về hoạt đông ngoại thương của nước ta 3,0
*Phân tích:
- Về giá trị xuất nhập khẩu:
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh (d/c)
+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh (d/c)
+ Giá trị nhập khẩu cũng tăng nhanh (d/c)
+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu
- Tính và nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu: cán cân xuất nhập khẩu
thay đổi (d/c)
- Tính và nhận xét về cơ cấu xuất nhập khẩu: cơ cấu xuất nhập khẩu
thay đổi (d/c)
- Nhận xét: hoạt động ngoại thương của nước ta phát triển nhanh và
đang có những thay đổi tích cực
*Giải thích:
- Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường quan hệ quốc tế
- Nền sản xuất trong nước phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa xuất
khẩu tăng và nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước cũng
tăng nhanh
- Thị trường quốc tế không ngừng được mở rộng
- Các nguyên nhân khác
0,5
0,5 0,5 0,25
0,25 0,5
0,25 0,25