Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên VĨNH PHÚC

9 1.7K 18
Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý  khối 11 của trường chuyên VĨNH PHÚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC TỈNH VĨNH PHÚC HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ. KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này có 02 trang, gồm 07 câu) Câu I. (3,0 điểm) 1) Nói đai áp thấp Xích đạo được hình thành do cả nguyên nhân nhiệt lực và động lực là đúng hay sai? Giải thích nguyên nhân. 2) Vì sao 2 mùa gió ở khu vực gió mùa thường trái ngược nhau về hướng và tính chất? Câu II. (2,0 điểm) 1) Phân tích mối quan hệ giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. 2) Tính giai đoạn trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân. Câu III. (3,0 điểm) 1) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta? 2) Cho bảng số liệu: Lượng mưa (mm)/ số ngày mưa trong mùa mưa ở một số địa điểm miền Bắc và Nam Địa điểm V VI VII VIII IX X XI Lạng Sơn 165/13 200/15 258/17 255/17 164/13 Hà Nội 188/14 240/15 288/16 318/17 265/14 131/9 TP. Hồ Chí Minh 218/18 312/22 249/23 270/22 327/23 266/21 117/12 Cần Thơ 177/14 206/17 227/18 217/18 273/19 277/18 155/11 (Nguồn: Địa lí Tự nhiên Việt Nam – Vũ Tự Lập) So sánh sự khác nhau về chế độ mưa vào mùa mưa ở miền Bắc và miền Nam nước ta. Giải thích nguyên nhân. Câu IV. (3,0 điểm) 1) Chứng minh rằng: thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng. 2) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tới đặc điểm sông ngòi. Câu V. (3,0 điểm) 1) Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Vì sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn khá cao? 2) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa cao nhất nước ta. Câu VI. (3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng: lúa và cà phê là hai cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp nước ta. Vì sao tỉ lệ xuất khẩu cà phê lớn hơn so với lúa gạo? Câu VII. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2013 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ) Năm Số dự án Tổng số vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện 1995 415 7925,2 2792,0 2000 391 2762,8 2398,7 2005 970 6840,0 3300,5 2010 1237 19886,8 11000,3 2013 1530 22352,2 11500,0 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014) Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giai đoạn từ 1995 đến năm 2013 HẾT Người ra đề Vũ Thị Ngọc Phước. SĐT liên hệ: 01689.320.955 TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC TỈNH VĨNH PHÚC HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ. KHỐI 11. NĂM 2015 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm I 3,0đ Địa lí tự nhiên đại cương 1 ) Nói đai áp thấp xích đạo được hình thành do cả nguyên nhân nhiệt lực và động lực là đúng hay sai? Vì sao? 1.5 - Đúng - Nhiệt lực: Tại xích đạo, góc nhập xạ quanh năm lớn, lượng nhiệt nhận được lớn, nhiệt độ cao quanh năm, không khí giãn nở, tỉ trọng giảm hình thành áp thấp xích đạo - Động lực: Khu vực xích đạo là nơi gặp gỡ giữa hai luồng tín phong Đông Bắc và Đông Nam của 2 bán cầu thổi đến. Hai luồng gió nóng gặp nhau làm không khi bốc lên cao theo chiều thẳng đứng, áp lực giảm, góp phần hình thành áp thấp xích đạo - Sự tổng hợp đồng thời của 2 cơ chế (động lực và nhiệt lực) đã hình thành dải áp thấp xích đạo tồn tại thường xuyên, liên tục; trong 2 nguyên nhân trên nguyên nhân nhiệt lực vẫn đóng vai trò quan trọng và điển hình hơn cả. 0.25 0.5 0.5 0.25 2 ) Vì sao 2 mùa gió ở khu vực gió mùa thường trái ngược nhau về hướng và tính chất? 1,5 - Khái niệm: gió mùa là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều trái ngược nhau. - Nguyên nhân sinh ra gió mùa: + Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương. + Ở vùng nhiệt đới, do sự chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu. - Về mùa hạ: lục địa nóng hơn địa dương, hình thành nên hạ áp. Gió có xu hướng thổi từ đại dương vào hạ áp lục địa. Gió xuất phát từ đại dương nên mang tính chất nóng, ẩm. - Về mùa đông: lục địa lạnh hơn đại dương, hình thành áp cao. Gió có xu hướng thổi từ lục địa ra đại dương. Gió xuất phát từ lục địa nên mang tính chất lạnh, khô. - Giữa BBC và NBC luôn có sự đối lập nhau về nhiệt độ và khí áp nên vùng nhiệt đới 2 mùa gió luôn trái ngược nhau về hướng và tính chất. 0.25 0.25 0.25 0,25 0.25 0.25 II 2,0đ Địa lí kinh tế xã hội đại cương 1 ) Phân tích mối quan hệ giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. 1.0 - Mối quan hệ giữa S – T được thể hiện qua Tỉ suất tăng dân số tự nhiên: Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm + Thời kì đầu: Mức tử cao làm mức sinh cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, dân số tăng chậm. + Khi trình độ phát triển kinh tế tăng và y học đạt được nhiều thành tựu thì S - T giảm, tỉ suất tử giảm nhanh hơn sinh, Tg cao  bùng nổ dân số. + Khi mức tử giảm thấp, sẽ không tiếp tục giảm nữa, trong khi mức S giảm nhanh  Tg thấp, dân số tăng chậm, ổn định. + Giai đoạn sau, tuổi thọ cao khiến mức Tử tăng, Sinh vẫn thấp  Tg âm khiến dân số giảm. 0.25 0.25 0.25 0.25 2 ) Tính giai đoạn trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp khác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân. 1.0 - Sự khác nhau: + Công nghiệp:  Gồm 2 giai đoạn (phân tích theo sgk)  Hai giai đoạn có thể tiến hành song song, đồng thời và cách biệt nhau về mặt không gian. + Nông nghiệp: Gồm nhiều giai đoạn, các giai đoạn liên tục, kế tiếp nhau, không thể tách rời nhau và tương đồng về mặt không gian. - Nguyên nhân: do đối tượng sản xuất khác nhau: + Công nghiệp: đối tượng sản xuất là khoáng sản, nguyên liệu – các vật thể vô tri vô giác nên việc sản xuất có thể được tiến hành song song, đồng thời và cách xa nhau về không gian. + Nông nghiệp: đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi – là các cơ thể sống:  Quá trình phát triển của sinh vật tuân theo các quy luật sinh học (các giai đoạn phát triển tự nhiên của cây trồng, vật nuôi) và chịu tác động lớn của quy luật tự nhiên (thời tiết, khí hậu, )  Các quy luật sinh học và tự nhiên đều tồn tại độc lập với ý muốn của con người. Do vậy các giai đoạn của sản xuất nông nghiệp phải tuần tự, không thể cắt bớt giai đoạn được. 0.25 0.25 0.25 0.25 III 3,0đ Địa lí tự nhiên Việt Nam 1 ) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã học, chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta. 1.5 Khái quát chung đặc điểm chế độ nhiệt Chứng minh: - Độ cao địa hình + Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (85% diện tích lãnh thổ cao dưới 1000m) nên tính nhiệt đới được bảo tồn trên phần lớn lãnh thổ (d/c nhiệt độ trung bình năm). + Tuy nhiên, 15% diện tích cao trên 1000m, có một số đỉnh núi cao trên 2000m (d/c) nên nhiệt độ có sự phân hóa theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6 0 C) nên các đỉnh núi cao có nhiệt độ thấp hơn các vùng đồng bằng xung quanh (d/c so sánh vùng núi cao Hoàng Liên 0.25 0.25 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Sơn với vùng đồng bằng Bắc Bộ) - Hướng núi: kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hóa đa dạng của chế độ nhiệt nước ta: + Bắc – Nam: Các dãy núi theo hướng T – Đ như: Hoành Sơn, Bạch Mã đã ngăn cản và làm biến tính ảnh hưởng của gió mùa đông bắc xuống phía Nam từ đó tăng cường thêm sự phân hóa B – N của chế độ nhiệt nước ta (d/c nhiệt độ trung bình năm, biên độ dao động nhiệt, số tháng lạnh của Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh). + Đông – Tây: Giữa Đông Bắc và Tây Bắc:  Các cánh cung ở vùng Đông Bắc: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều mở ra ở phía bắc và phía đông, lưng lồi ra biển, một đầu chụm lại ở dãy Tam Đảo có tác động hút gió mùa đông bắc trực tiếp và đầu tiên của nước ta. Do đó, mùa đông ở đây kéo dài và lạnh nhất nước ta (d/c Lạng Sơn)  Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc làm cho mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm hơn vùng Đông Bắc (d/c trạm Điện Biên). + Hướng sườn: Hướng tây bắc đông nam của dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng duyên hải miền Trung vào đầu mùa hạ. Do đó nhiệt độ trung bình tháng 7 của vùng cao nhất cả nước 0.25 0.25 0.25 0.25 2 ) So sánh chế độ mưa vào mùa mưa ở miền Bắc và miền Nam nước ta 1.5 Khác nhau - Tổng lượng mưa: miền Nam lớn hơn miền Bắc (dẫn chứng). - Thời gian mưa: miền Bắc ngắn hơn miền Nam (dẫn chứng), càng vào Nam mùa mưa càng kéo dài. - Đỉnh mưa: Đỉnh mưa càng chậm dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) - Biến trình mưa: + Miền Bắc: Mưa tập trung trong thời gian ngắn (số ngày mưa trong tháng luôn ít hơn); + Miền Nam: Mưa rải đều các ngày trong tháng (số ngày mưa nhiều hơn miền Bắc) Giải thích nguyên nhân - Các địa phương miền Bắc có lượng mưa ít hơn miền Nam do: + Miền Bắc: Vị trí gần chí tuyến, thời gian mùa mưa ngắn (ảnh hưởng gió mùa mùa hạ muộn hơn, đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB sớm – Lạng Sơn). + Miền Nam: Vị trí gần xích đạo, thời gian mưa kéo dài hơn do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ sớm (TBg và Em). - Càng vào Nam đỉnh mưa càng chậm dần do sự lùi dần của dải hội tụ nội chí tuyến và bão. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 IV Địa lí tự nhiên Việt Nam (sự phân hóa) Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm 3,0đ 1 ) Chứng minh rằng: thiên nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng 1.5 Phân hóa theo độ cao: Thiên nhiên vùng núi có 3 đai cao: - Đai nhiệt đới gió mùa: (giới hạn, khí hậu, đất, sinh vật) - Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: (giới hạn, khí hậu, đất, sinh vật) - Đai ôn đới gió mùa trên núi: (giới hạn, khí hậu, đất, sinh vật) Phân hóa đông – tây: Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hớng của các dãy núi. - Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. - Khi Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng. Phân hóa theo từng địa phương vùng miền do cấu trúc địa hình phức tạp 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2 ) Phân tích tác động của địa hình đến đặc điểm sông ngòi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 1.5 Địa hình  đặc điểm hình thái lưu vực: - Hướng nghiêng chung địa hình là TB – ĐN thấp dần ra biển làm các sông và hướng núi (TB-ĐN và T-Đ) có tác động lớn trong việc quy định hướng sông, làm cho sông ngòi trong vùng chảy theo 2 hướng chính: + Hướng tây bắc – đông nam: Sông Đà, Mã, Cả,… + Hướng tây – đông: sông Đại, Bến Hải, Bồ,… - Địa hình có độ dốc lớn (do không có bộ phận chuyển tiếp) nên độ dốc của sông ngòi lớn (đặc biệt ở Bắc Trung Bộ) - Địa hình núi tập trung ở phía tây, tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều sài sông có sự phân hóa: + Tây Bắc: sông dài, diện tích lưu vực lớn. + Bắc Trung Bộ: sông nhỏ, ngắn, dốc. Địa hình  thủy chế: địa hình kết hợp với gió mùa ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ mưa làm chế độ nước sông có sự phân hóa theo không gian. - Tây Bắc và phía Bắc của BTB địa hình đón gió mùa mùa hạ, mưa vào mùa hạ, thời gian mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với mùa mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta. - Phía Nam BTB: sông có mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12 (do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn gây ra hiện tượng phơn làm mùa hạ mưa ít; đồng thời đón gió Đông Bắc gây mưa vào thu đông). Ngoài ra, sông còn có lũ tiều mãn vào tháng 5,6 (do ảnh hưởng của các cơn dông đầu hạ sinh ra do hội tụ theo đường kinh tuyến giữa TBg và Tm) Địa hình  HLPS và giá trị kinh tế: - Địa hình dốc kết hợp với cấu trúc nhanh thạch và đặc điểm thềm lục địa sâu 0.25 0,25 0,25 0.25 0.25 0.25 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm làm cho khả năng bồi lấp phù sa vùng hạ nguồn còn hạn chế. - Địa hình cao, tốc độ dòng chảy lớn làm sông có trữ năng thủy điện lớn (Đà) V 3,0đ Địa lí dân cư Việt Nam 1 ) Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Vì sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn khá cao? 1,5 Phân tích thế mạnh - Số lượng: + Nước ta có nguồn lao động dồi dào: Năm 2005, số dân hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. + Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. - Chất lượng: + Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…) được tích lũy qua nhiều thế hệ. + Chất lượng nguồn lao động ngày càng được tăng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. Cụ thể: Số lao động đã qua đào tạo từ năm 1996 là 12,3% đến năm 2005 đã tăng gấp trên 2 lần, đạt 25% tổng số lao động cả nước. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta còn khá cao do: - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên khả năng giải quyết việc làm chưa cao. - Nguồn lao động còn nhiều hạn chế: đông, tăng nhanh hơn so với khả năng giải quyết việc làm; chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ lao động thấp chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 2 ) Chứng minh Đông Nam Bộ có trình độ đô thị hóa cao nhất nước ta. 1.5 - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước: + Năm 2006 số dân đô thị là 6928 nghìn người, chiếm 30% tổng số dân đô thị cả nước, gấp hơn 1,5 lần ĐBSH – vùng đứng thứ 2 và gấp hơn 5 lần số dân đô thị của Tây Nguyên. + Với số dân này, ĐNB có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước năm 2006 khoảng 55%. - Mạng lưới đô thị phát triển nhất cả nước: + Quy mô đô thị lớn nhất cả nước: Mặc dù ít đô thị nhưng các đô thị ở ĐNB có quy mô dân số đô thị lớn nhất cả nước, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là 1/3 đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người. + Phân cấp đô thị: phần lớn các đô thị ở mức phân cấp cao nhất cả nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 2 đô thị đặc biệt của cả nước. + Chức năng đô thị đa dạng, mang tính chuyên biệt cao: Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước; Biên Hòa đô thị gắn với chức năng công nghiệp; Vũng Tàu là đô thị du lịch,… - Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng đô thị tốt nhất cả nước. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm - Lối sống đô thị phát triển, hiện đại, người dân năng động, trình độ dân trí cao. VI 3,0đ Địa lí KT - XH Việt Nam (phần ngành) Chứng minh rằng: lúa và cà phê là hai cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp nước ta. 2.0 - Hai cây trồng có diện tích lớn nhất so với các cây trồng cùng loại + Lúa: là cây lương thực chính, chiếm khoảng 90% diện tích trồng cây lương thực nước ta. + Cà phê: Tổng diện tích cà phê năm 2007 là 489 nghìn ha, chiếm 27% tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, cao gấp 1,3 lần diện tích cây cao su và khoảng 1,6 lần diện tích trồng điều – 2 cây công nghiệp trọng điểm của nước ta. - Sản lượng cao nhất so với các loại cây trồng + Lúa: Sản lượng lúa luôn chiếm tỉ lệ từ 90 – 95% tổng sản lượng cây lương thực. (dẫn chứng) + Cà phê: sản lượng cà phê cao nhất trong số cây công nghiệp lâu năm. Năm 2007, sản lượng cà phê đạt 916 nghìn tấn, cao gapas 1,5 lần cây cao su và khoảng 3 lần điều. - Mức độ chuyên môn hóa cao nhất: + Lúa: đã hình thành 2 vùng chuyên canh cây lương thực, với mức độ tập trung hóa đất đai cao nhất (trong đó chủ yếu là lúa) là ĐBSCL và ĐBSH. ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 với nhiều tỉnh có tỉ lệ diện tích trên 90% cây lương thực và có nhiều tỉnh có sản lượng lúa cao nhất cả nước: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp,… + Cà phê: đã hình thành vùng chuyên canh cây cà phê lớn là: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó, cây cà phê là cây chủ lực của Tây Nguyên. - Là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta + Lúa: lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 3 -4 triệu tấn, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. + Cà phê: Phần lớn lượng cà phê dùng cho xuất khẩu, những năm gần đây Việt Nam đã vượt qua Braxin để trở thành nước xuất khẩu cà phê (nhân) số 1 thế giới 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Vì sao tỉ lệ xuất khẩu cà phê cao hơn lúa gạo? 1.0 - Cà phê: + Không phải là đồ uống truyền thống của Việt Nam mà chủ yếu để xuất khẩu + Khối lượng xuất khẩu lớn hơn sản lượng do tồn kho từ năm trước. - Lúa gạo: + Nước ta đông dân, việc đảm bảo ANLT là vấn đề quan trọng hàng đầu. + Nhu cầu tiêu thụ lớn do tập quán trồng và tiêu dùng lúa gạo lâu đời 0.25 0.25 0.25 0.25 VII 3,0đ Kĩ năng nhận xét BSL Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giai đoạn 1995 – 2013. 3,0 Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm - Xử lí bảng số liệu: Quy mô các dự án và tỉ lệ vốn thực hiện/vốn đăng kí Năm Quy mô dự án (Triệu USD/dự án) Tỉ lệ vốn thực hiện/vốn đăng kí (%) 1995 19.1 35.2 2000 7.1 86.8 2005 7.1 48.3 2010 16.1 55.3 2013 14.6 51.4 - Từ 1995 – 2013, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta có nhiều khởi sắc: + Số vốn và số dự án đều tăng (dẫn chứng) + Số vốn thực hiện tăng nhanh nhất + Nguyên nhân: Bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ; Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập; Luật đầu tư sửa đổi, Tham gia các tổ chức quốc tế,… - Tình hình có sự khác nhau theo giai đoạn: + Từ 1995 – 2000: FDI có sự giảm sút (dẫn chứng). Do: Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực. + Từ 2005 – 2013: FDI tăng nhanh chóng (dẫn chứng). Do: Kinh tế đi vào ổn định, 2007 Việt Nam tham gia vào WTO,… - Mặc dù có nhiều khởi sắc nhưng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: + Tổng số vốn đầu tư tăng chậm hơn số dự án chứng tỏ quy mô các dự án nước ta không cao và có xu hướng giảm (dẫn chứng về quy mô dự án) + Số vốn thực hiện còn thấp (dẫn chứng về tỉ lệ vốn thực hiên/tổng số vốn) + Nguyên nhân: Các vốn đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ nên quy mô không lớn; Sự yếu kém trong trình độ quản lí… 0.5 0.25 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 Tổng điểm toàn bài thi 20,0 . TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC TỈNH VĨNH PHÚC HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ. KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề này. ra đề Vũ Thị Ngọc Phước. SĐT liên hệ: 01689.320.955 TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC TỈNH VĨNH PHÚC HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN:. minh rằng: thi n nhiên vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng. 2) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ tới đặc

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan