1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên LÊ KHIẾT QUẢNG NGÃI

7 572 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Câu 6: 3,0 điểm Hãy làm rõ những điểm khác nhau cơ bản giữa hai tổ chức chính trị Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo các tiêu chí sau: Sự thành lập, khuynh

Trang 1

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM 2015

TỈNH QUẢNG NGÃI Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 01 trang, gồm 07 câu) Câu 1: (3,0 điểm)

Các nước Đức, Italia, Nhật Bản, Anh - Pháp, Mĩ và Liên Xô có thái độ và hành động như thế nào trong quan hệ quốc tế từ năm 1931 đến năm 1939? Từ đó, hãy xác định trách nhiệm của các nước này trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Câu 2: (2,5 điểm)

Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Inđônêsia trong năm 1945 Vì sao trong năm này, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba quốc gia trên giành được độc lập?

Câu 3: (2,5 điểm)

Giải thích vì sao từ sau năm 1991, trong quan hệ quốc tế đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp?

Câu 4: (3,0 điểm)

Dùng những sự kiện lịch sử để chứng minh trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), nhà Nguyễn luôn chọn con đường cầu hoà, nhượng bộ, thiếu ý chí quyết tâm chống ngoại xâm

Câu 5: (3,0 điểm)

Vì sao trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX ở Việt Nam lại hình thành hai xu hướng bạo động và cải cách? Hai xu hướng cứu nước này có mối quan hệ như thế nào trong thực tiễn đấu tranh?

Câu 6: (3,0 điểm)

Hãy làm rõ những điểm khác nhau cơ bản giữa hai tổ chức chính trị Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo các tiêu chí sau: Sự thành lập, khuynh hướng chính trị, địa bàn hoạt động, trình độ lý luận, trình độ tổ chức, phương pháp đấu tranh

Câu 7: (3,0 điểm)

Nêu và nhận xét chủ trương giải quyết nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị (tháng 10 năm 1930) của Đảng

-Hết -Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Người ra đề:

Lê Văn Phương

Số điện thoại: 0979 203 858

Trang 2

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN

VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM 2015

TỈNH QUẢNG NGÃI Thời gian làm bài 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 01 trang, gồm 07 câu)

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11

Câu 1 a Thái độ và hành động của các nước Đức, Italia, Nhật Bản, Anh,

Pháp, Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế từ năm 1931 đến năm 1939:

- Phát xít Đức: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, liên kết với Italia và

Nhật Bản thành lập khối liên minh phát xít, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới Tiến hành thôn tính Tiệp Khắc, tiến công Ba Lan

0,25

- Phát xít Nhật: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, liên kết với Italia và

Đức thành lập khối liên minh phát xít, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới Tiến hành chiến tranh xâm lược và chiếm các tỉnh miền Đông Trung Quốc, khiêu khích biên giới Trung - Xô, xâm chiếm châu

Á - Thái Bình Dương

0,25

- Phát xít Italia: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, liên kết với Nhật và

Đức thành lập khối liên minh phát xít, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới Tiến hành xâm lược Êtiôpia, cùng với Đức giúp thế lực phát xít lật đổ chính phủ cộng hòa ở Tây Ban Nha, xâm chiếm các nước Bắc Phi

0,25

- Đế quốc Anh và Pháp: Một mặt lo sự bành trướng của chủ nghĩa

phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản Vì thế, hai nước không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình, hướng các thế lực phát xít chống Liên Xô Anh và Pháp đã kí với Đức Hiệp ước Muyních, trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Đức cam kết không tấn công châu Âu

0,25

- Đế quốc Mĩ: Theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu, không tham

gia vào Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ

0,25

- Liên Xô: Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân

loại, chủ trương hợp tác với các nước tư bản dân chủ để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, sẵn sàng đứng về phía nhân dân các nước chống phát xít xâm lược

0,25

b Trách nhiệm của các nước trên trong việc để Chiến tranh thế giới thứ

hai (1939 - 1945) bùng nổ:

- Với những thái độ và hành động của các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản trong quan hệ quốc tế từ năm 1931 đến năm 1939, khẳng định rằng: Ba nước này là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm chính trong việc làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

0,5

- Các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm vì các nước này đã không cứu vãn được hòa bình, mà lại

0,5

Trang 3

khuyến khích chủ nghĩa phát xít gây ra chiến tranh.

- Liên Xô ngay từ đầu đã thể hiện thái độ và hành động tích cực, chủ động, kịp thời chống phát xít nên không phải chịu trách nhiệm trong việc để chiến tranh bùng nổ

0,5

Câu 2 a Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập của ba quốc gia

Việt Nam, Lào và Inđônêsia trong năm 1945.

* Việt Nam:

- Tháng 8 - 1945, lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc thắng lợi

0,25

- Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

0,25

* Lào:

- Từ giữa tháng 8 - 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trên cả nước

0,25

- Ngày 12 - 10 - 1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố nền độc lập dân tộc của Lào

0,25

* Inđônêsia:

- Ngày 17 - 8 - 1945, sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Xucácnô đã đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước cộng hòa Inđônêsia Sau đó, nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền từ tay Nhật Bản

0,25

- Ngày 18 - 8 - 1945, lãnh tụ các chính đảng và các đoàn thể mở hội nghị của Ủy ban trù bị độc lập Inđônêsia, thông qua Hiến pháp và bầu Xucácnô làm Tổng thống Cộng hòa Inđônêsia

0,25

b Trong năm 1945, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam,

Lào và Inđônsia giành được độc lập là vì:

- Trong năm 1945, ở ba nước đã xuất hiện điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là: phát xít Nhật – kẻ thù chính của các nước đã đầu hàng quân Đồng minh; quân Nhật và chính quyền tay sai của nó hoang mang, rệu rã; các nước thực dân cũ chưa kịp quay lại tái chiếm

0,5

- Đặc biệt, đến năm 1945, ở ba nước điều kiện chủ quan cũng cho cuộc đấu tranh giành độc lập cũng đã được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời:

Có một chính đảng hay một tổ chức chính trị lãnh đạo với đường lối đấu tranh đúng đắn; sự hăng hái, đoàn kết, quyết tâm giành chính quyền của cả dân tộc… Khi thời cơ đến, thì đảng hoặc tổ chức chính

ở ba nước nhanh chóng lãnh đạo nhân dân cả nước nổi dậy giành chính quyền

0,5

Câu 3 - Từ sau năm 1991, trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế

giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”,

“nhiều trung tâm” với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên minh châu Âu

0,5

Trang 4

- Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, hầu như các quốc gia trên thế

giới đều đều chính chiến lược phát triển, tập trung và phát triển kinh

tế, coi đó là nền tảng căn bản để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi

quốc gia

0,5

- Sự tan ra của Liên Xô vào năm 1991 đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm

thời Trong bối cảnh đó, với sức mạnh kinh tế tài chính, khoa học

-kĩ thuật vượt trội, giới cầm quyền Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới

“một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới Nhưng trên thực tế, Mĩ không

dể gì thực hiện được tham vọng đó

0,5

- Sau Chiến tranh lạnh quan hệ giữa các nước lớn cũng được điều

chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

với đặc điểm là: mâu thuẫn và hài hòa; cạnh tranh và hợp tác; tiếp xúc

và kiềm chế… nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp

họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới

mới

0,5

- Từ sau năm 1991, hòa bình của thế giới được củng cố, nhưng ở

nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến,

xung đột quân sự đẫm máu kéo dài, tranh chấp lãnh thổ như bán đảo

Bancăng, Trung Á, Bắc Phi…

0,5

Câu 4 * Tại Đà Nẵng: Đầu tháng 9 - 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha

với 3000 quân tấn công Đà Nẵng Nguyễn Tri Phương được triều đình

cử chỉ huy mặt trận Đà Nẵng Tại đây, với quân số đông hơn, lại được

nhân dân ủng hộ, nhưng quân triều đình lại đắp lũy phòng ngự mà

không chủ động tấn công đánh đuổi quân giặc Triều đình đã bỏ qua

cơ hội đánh đuổi quân thù

0,5

* Tại Gia Định và miền Đông Nam Kì:

- Đầu năm 1860, quân Pháp ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 quân, rải

trên một chiến tuyến dài 10km Nguyễn Tri Phương vào chỉ huy mặt

trận Gia Định, dù có quân đông hơn nhưng quân triều đình không chủ

động tấn công địch và lại xây thành để “thủ hiểm”, bỏ qua một cơ hội

đánh đuổi quân Pháp

0,5

- Từ năm 1861 đến năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân miền

Đông Nam Kì liên tiếp giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là chiến

thắng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực khiến cho quân Pháp hoang

mang lo sợ Tuy nhiên, triều đình đã không tận dụng thời cơ đánh

đuổi quân Pháp mà lại đi ký với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

(1862)

0,5

* Tại ba tỉnh miền Tây Nam Kì: Năm 1867, quân Pháp tiến hành xâm

lược ba tỉnh miền Tây Tại đây, quan quân triều đình đã không chiến

đấu chống quân thù mà nhanh chóng nộp thành Kết quả, chỉ trong

năm ngày, quân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây mà không tốn

một viên đạn

0,5

* Tại Bắc Kì lần thứ nhất: Năm 1873, quân Pháp xâm lược Bắc Kì lần

thứ nhất Tại đây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều

thắng lợi, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (12 - 1873)

Chiến thắng Cầu Giấy làm cho quân Pháp ở Bắc Kì hoảng sợ, muốn bỏ

0,5

Trang 5

chạy Đây là một thời cơ thuận lợi để đánh đuổi quân giặc nhưng triều đình đã bỏ lỡ Quân đội triều đình rút lên miền núi Bắc Kì và triều đình

ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

* Tại Bắc Kì lần thứ hai: Năm 1882, quân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai Nhân nhân Bắc Kì tiếp tục anh dũng đứng lên chiến đấu và lập được nhiều chiến công, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (1883)

Trận Cầu Giấy lần thứ hai đã làm nức lòng nhân dân cả nước Quân Pháp hoang mang, lo sợ muốn rút quân về cố thủ ở Hải Phòng Tình hình rất thuận lợi cho cuộc kháng chiến, nhưng triều đình vẫn tiếp tục đường lối hòa hoãn, bỏ lỡ cơ hội đánh đuổi quân Pháp

0,5

Câu 5 a Trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX ở Việt Nam

lại hình thành hai xu hướng bạo động và cải cách là vì:

- Do sự khác nhau về việc xác định nhiệm vụ cách mạng: Phan Bội

Châu và phái bạo động đặt nhiệm vụ giải phóng độc lập lên trước nhiệm vụ cải tiến xã hội, còn Phan Châu Trinh và phái cải cách đặt nhiệm vụ cải tiến xã hội lên trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc

0,5

- Do sự khác nhau về việc xác định kẻ thù của dân tộc: Phan Bội

Châu và phái bạo động xác định kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp, còn Phan Châu Trinh và phái cải cách xác định kẻ thù của dân tộc là chế độ phong kiến chuyên chế

0,5

- Do sự khác nhau về xác định phương pháp cứu nước: Phan Bội

Châu và phái bạo động chủ trương vũ trang bạo động để đánh đuổi Pháp giành độc lập, còn Phan Châu Trinh và phái cải cách chủ trương duy tân, cải cách nhằm khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, loại trừ nọc độc phong kiến

0,5

- Do sự khác nhau về biện pháp thực hiện: Phan Bội Châu và phái

bạo động tiến hành lập Hội Duy tân, Việt Nam Quang phục hội, tập hợp lực lượng, tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc, tiến hành bạo động , còn Phan Châu Trinh và phái cải cách tiến hành vận động duy tân, cải cách với các hình thức như mở trường học mới, đẩy mạnh sản xuất công thương nghiệp, xây dựng nền văn hóa mới

0,5

b Mối quan hệ giữa hai xu hướng bạo động và cải cách:

- Hai xu hướng bạo động và cải cách tuy có nhiều điểm khác nhau

nhưng không mâu thuẫn với nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì cùng có điểm chung là nhằm giành độc lập dân tộc và cải biến

xã hội Việt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa

0,5

Hai xu hướng này có sự tác động, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển, tạo nên sự đa dạng phong phú về hình thức đấu tranh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX

0,5

Câu 6 * Sự thành lập:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6 - 1925, trên cơ sở tổ chức Cộng sản Đoàn

0,25

- Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu thành lập vào tháng 7 - 1927, trên cơ sở Nhà xuất bản Nam Đồng thư xã

0,25

* Khuynh hướng chính trị:

Trang 6

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên theo khuynh hướng vô sản 0,25

- Việt Nam Quốc dân đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản 0,25

* Địa bàn hoạt động:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có địa bàn hoạt động trên

khắp Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả ở nước ngoài (như Trung

Quốc, Xiêm)

0,25

- Việt Nam Quốc dân đảng có địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Bắc Kì 0,25

* Trình độ lý luận:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có hệ thống lý luận cách

mạng khoa học, rõ ràng thông qua Báo Thanh Niên, tác phẩm Đường

Kách mệnh Các cán bộ và hội viên được trang bị lý luận cách mạng

đầy đủ

0,25

- Việt Nam Quốc dân đảng ngay từ đầu chưa có hệ thống lý luận cách

mạng khoa học, rõ ràng Các Đảng viên không được huấn luyện trang

bị lý luận cách mạng đầy đủ

0,25

* Phương pháp đấu tranh:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương tiến hành bạo lực

cách mạng của quần chúng, thông qua việc tuyên truyền lý luận cách

mạng, vận động quần chúng đấu tranh… tiến tới xây dựng lực lượng

chính trị, lực lượng vũ trang

0,25

- Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng

sắt và máu”, chỉ dựa vào hành động ám sát cá nhân, không dựa vào

lực lượng quần chúng, chỉ chú trọng lực lượng binh lính người Việt

trong quân đội Pháp làm chủ lực

0,25

* Trình độ tổ chức:

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tổ chức thống nhất, chặc

chẽ có nhiều tổ chức cơ sở trong quần chúng, thành phần hội viên

được kết nạp chặt chẽ

0,25

- Việt Nam Quốc dân đảng không được tổ chức thống nhất, chặt chẽ

trên cả nước, tổ chức cơ sở của Đảng trong quần chúng rất ít, thành

phần Đảng viên rất phức tạp và kết nạp lõng lẽo

0,25

Câu 7 * Nêu và nhận xét chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ

chống đế quốc và chống phong kiến trong Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng:

- Cương lĩnh xác định: Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ

đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt

Nam được độc lập tự do; lập ra chính phủ công nông binh; tổ chức

quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu

ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày

nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…

0,5

- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nêu được hai nhiệm vụ cơ

bản của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và chống phong kiến,

trong đó đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc

lên trên nhiệm vụ chống phong kiến

0,5

- Việc xác định nhiệm vụ cách mạng và mối quan hệ giữa hai nhiệm

vụ cách mạng như trên là hoàn toàn đúng đắn với thực tiễn xã hội

0,5

Trang 7

Việt Nam lúc này có hai hai mâu thuẫn chủ yếu: dân tộc và giai cấp,

trong đó mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu nhất Tuy nhiên, nhiệm vụ

chống phong kiến cũng đặt ra ở mức độ nhất định nhằm phục vụ cho

nhiệm vụ dân tộc

* Nêu và nhận xét chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ

chống đế quốc và chống phong kiến trong Luận cương chính trị của

Đảng:

- Luận cương xác định: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông

Dương là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có mối quan hệ

khăng khít với nhau

0,5

- Luận cương chính trị của Đảng cũng đã nêu được hai nhiệm vụ cơ

bản của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc và chống phong

kiến, nhưng trong đó lại đặt nhiệm vụ chống phong kiến lên hàng đầu,

nặng về đấu tranh giai cấp

0,5

- Việc xác định nhiệm vụ cách mạng và mối quan hệ giữa hai nhiệm

vụ cách mạng như trên của Luận cương là chưa đúng đắn phù hợp với

thực tiễn xã hội Việt Nam, chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu trong

xã hội Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc, còn nặng về đấu tranh giai

cấp và cách mạng ruộng đất

0,5

NGƯỜI LẬP ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

LÊ VĂN PHƯƠNG

ĐT: 0979 203 858

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w