1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên THÁI BÌNH

8 584 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 652,5 KB

Nội dung

Thái độ và hành động của triều Nguyễn + Do tư tưởng chủ hoà chi phối, triều Nguyễn từ chỗ chống Pháp một cách thụ động tiến tới thoả hiệp rồi đầu hàng, làm tay sai cho Pháp; từ chỗ cùng

Trang 1

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH

-ĐỀ THI -ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN THI: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)

G/V ra đề: Trần Đăng Khoa ĐT 0988314326

Câu 1 (3,0 điểm)

Phân tích thái độ, hành động của triều Nguyễn, của nhân dân ta khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873-1874) và lần thứ hai (1882-1883)

Câu 2 (3,0 điểm)

Phân tích điều kiện lịch sử và nêu kết cục của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 3 (3,0 điểm)

Lập bảng kiến thức về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo những nội dung sau: thời gian thành lập, người lãnh đạo, thành phần tham gia, hoạt động nổi bật, nhận xét Tân Việt Cách mạng đảng đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ hai tổ chức cách mạng nói trên?

Câu 4 (3,0 điểm)

Vì sao Nguyễn Ái Quốc phải triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Vai trò của Người tại Hội nghị này được thể hiện như thế nào?

Câu 5 (3,0 điểm)

Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ trước nguy cơ phát xít và thảm hoạ chiến tranh phát xít Những nước nào phải chịu trách nhiệm khi để Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra?

Câu 6 (2,5 điểm)

Làm rõ biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 7 (2,5 điểm)

Vì sao nói năm 1991 Trật tự hai cực Ianta thực sự bị phá vỡ? Trình bày những thay đổi to lớn và phức tạp của tình hình thế giới sau năm 1991

Hết

Trang 2

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ

KHỐI 11

1 Phân tích thái độ, hành động của triều Nguyễn, của nhân dân ta khi

Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873-1874), lần thứ hai

(1882-1883).

3,0

- Trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884), Pháp đã hai lần đánh

chiếm Bắc Kì: lần thứ nhất, quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy tiến đánh Bắc Kì

trong hai năm 1873 - 1874; lần thứ hai, quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến

đánh Bắc Kì trong hai năm 1882 – 1883

0,25

a Thái độ và hành động của triều Nguyễn

+ Do tư tưởng chủ hoà chi phối, triều Nguyễn từ chỗ chống Pháp một cách

thụ động tiến tới thoả hiệp rồi đầu hàng, làm tay sai cho Pháp; từ chỗ cùng

nhân dân kháng chiến tới chỗ ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân,

chống lại nhân dân để làm vừa lòng Pháp Sai lầm ở đây là triều Nguyễn đã

từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang của dân tộc, không biết dựa vào dân để

dánh giặc Tất cả chỉ vì vua quan triều Nguyễn quá ích kỉ, sợ giặc và nuôi

nhiều ảo tưởng vào giặc

0,25

+ Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần I:

Trước thái độ ngang ngược của Gác-ni-ê, Nguyễn Tri Phương cùng các quan

lại triều đình ở Hà Nội lúng túng, bị động, ngồi chờ lệnh… Triều Nguyễn đối

phó chậm chạp, yếu ớt…Sau khi để mất Hà Nội, triều Nguyễn tỏ ra hoang

mang, dao động Đó là cơ hội để Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng…

0,25

Cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì khiến Pháp hoảng hốt, sợ hãi… Nếu

lúc đó triều Nguyễn quyết tâm kháng chiến thì số địch ở Hà Nội và phân tán

ở các tỉnh nhất định bị tiêu diệt…Tuy nhiên, triều Nguyễn đã không tận dụng

được cơ hội này để đánh Pháp mà lại chủ trương hoà với Pháp bằng việc kí

với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1784)…

0,25

+ Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì lần II:

Hoang mang, khiếp nhược, vội vàng cầu cứu nhà Thanh Nhà Thanh đưa

quân sang nước ta, đóng rải rác ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá,

Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, đồng thời bí mật thương thuyết với Pháp để

chia nhau quyền lợi ở Việt Nam…

0,25

Nuôi ảo tưởng điều đình với Pháp nên đã ra lệnh rút quân lên mạn ngược và

giải tán các đội quân địa phương… Đó là cơ hội để Pháp mở rộng phạm vi

chiếm đóng… Một điều đáng tiếc xảy ra đó là triều Nguyễn một lần nữa bỏ

lỡ cơ hội đánh Pháp sau trận Cầu Giấy lần II…

0,25

+ Tiếp tục thi hành chính sách bảo thủ, lạc hậu làm cho tiềm lực đất nước

ngày càng suy yếu, triều Nguyễn càng trở nên đối lập với nhân dân nên sức

mạnh của cuộc kháng chiến bị suy giảm

0,25

Trang 3

+ Tuy nhiên một bộ phận quan lại triều Nguyễn lại có tinh thần yêu nước,

chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu

0,25

b Thái độ và hành động của nhân dân ta

+ Ngay khi Pháp đặt chân đến Hà Nội, chiếm Hà Nội rồi mở rộng đánh

chiếm các tỉnh Bắc Kì, nhân dân ta đã phối hợp với quân triều đình kiên

quyết chống Pháp đến cùng…Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta

diẽn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như bất hợp tác với Pháp, không bán

lương thực cho Pháp, đầu độc binh lính Pháp, đấu tranh vũ trang chống

Pháp…Cuộc kháng chiến đó thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân ở khắp

mọi nơi tham gia…Cuộc kháng chiến của nhân dân được đặt dưới sự lãnh

đạo của quan lại yêu nước, của các văn thân, sĩ phu yêu nước…

0,5

+ Hành động kháng chiến của nhân dân ta đã làm nên những chiến công hiển

hách mà tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21.12.1873), chiến

thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19.5.1883)…khiến Pháp vô cùng hoang mang…

0,25

+ Có nhiều cuộc khởi nghĩa vừa nhằm chống thực dân Pháp xâm lược, vừa

phản đối một bộ phận quan lại phong kiến đầu hàng Tiêu biểu nhất là cuộc

khởi nghĩa năm 1874 ở Nghệ An và Hà Tĩnh do một số văn thân, sĩ phu, như

Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển lãnh đạo nhưng bị đàn áp

0,25

2 Phân tích điều kiện lịch sử và nêu kết cục của phong trào yêu nước Việt

- Phân tích điều kiện lịch sử:

+ Phong trào Cần vương bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, chứng tỏ con

đường cứu nước theo khunh hướng phong kiến không thành công…

0,5

+ Nền kinh tế Việt Nam có những biến đổi nhất định trong Chương trình

khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương… 0,5 + Về xã hội: sự phân hoá giai cấp bắt đầu diễn ra Giai cấp công nhân Việt

Nam ra đời, nhưng còn nhỏ bé; tư sản và tiểu tư sản mới chỉ là những tầng

+ Về tư tưởng: ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây qua sách

báo mới Pháp; cuộc cải cách Minh Trị 1868 ở Nhật Bản; những tư tưởng cải

cách của Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu; cách mạng Tân Hợi 1911… 0,5 + Các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, điển hình là Phan Bội Châu, Phan

Châu Trinh, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, phát động

các phong trào đấu tranh chống Pháp, kết hợp với cải cách xã hội tiến bộ… 0,5

- Kết cục: Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại Sự thất bại này đã

khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải

3 Lập bảng kiến thức về Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt

Nam Quốc dân đảng theo những nội dung sau: thời gian thành lập,

người lãnh đạo, thành phần tham gia, hoạt động nổi bật, nhận xét Tân

Việt Cách mạng đảng đã chịu ảnh hưởng như thế nào từ hai tổ chức

cách mạng nói trên?

3,0

a Lập bảng kiến thức:

Trang 4

Nội dung Hội Việt Nam Cách

mạng thanh niên Việt Nam Quốc dân Đảng Thời gian

Người

lãnh đạo

Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn

Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính

Thành

phần

tham gia

Thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước, công nhân, nông dân

Học sinh, sinh viên, công chức, tư sản dân tộc, tiểu chủ, thân hào, phú nông, địa chủ ở nông thôn, binh lính cùng hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp

Hoạt động

nổi bật

-Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ…

- Xuất bản báo Thanh Niên làm cơ quan ngôn luận

- Năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản

- Chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở trong nước, Xiêm

- Phát động phong trào “vô

sản hoá”

- Tổ chức Đại hội lần thứ nhất từ ngày 1 đến ngày 9-5-1929 để thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội

- Với chủ trương tiến hành

“cách mạng bằng sắt và máu”,

hoạt động chủ yếu của Đảng thiên

về ám sát, khủng bố cá nhân…

- Vụ ám sát Badanh đã khiến Đảng bị thực dân Pháp khủng bố

dã ma nên đứng trước nguy cơ tan rã…

- Trong tình thế đó, Đảng phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (19/2/1930) nhưng thất bại nhanh chóng Đây là hoạt động gây tiếng vang nhất và là cố gắng cuối cùng…

Nhận xét - Là sáng tạo của Nguyễn

Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng

- Là tổ chức yêu nước theo khuynh hướng cách mạng

vô sản đầu tiên của Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam

- Có nhiêu đóng góp quan trọng cho cách mạng Việt Nam:

+ Truyền bá CN MLN, lý luận CMGPDT vào VN, thúc đẩy CMVN nhanh

- Là tổ chức yêu nước cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, đại diện cho tư sản dân tộc

- Không có đường lối chính trị rõ ràng, thiếu cơ sở xã hội vững chắc, tổ chức lỏng lẻo nên không

đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, không thể duy trì khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản

mà nó đại diện

0,25 0,25

0,25

0,5

0,5

Trang 5

b Tân Việt Cách mạng đảng đã chịu ảnh hưởng như sau:

- Tân Việt Cách mạng đảng (TVCMĐ) là một tổ chức cách mạng đã nhiều

lần thay đổi, cải tổ Tiền thân của TVCMĐ là Hội Phục Việt thành lập ngày

14-7-1925 Sau nhiều lần đổi tên thì đến ngày 14-7-1928 chính thức lấy tên

là TVCMĐ

0,25

- Trong quá trình hoạt động, TVCMĐ chịu ảnh hưởng từ cả Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng, nhưng có lẽ là chịu ảnh

hưởng nhiều nhất từ HVNCMTN

0,25

- TVCMĐ ra đời và hoạt động trong điều kiện HVNCMTN phát triển mạnh

nên tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội đã lôi

cuốn nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến của TVCMĐ Tác phẩm Đường Kách

mệnh được coi như sách chỉ dẫn đối với đảng viên của TVCMĐ

0,25

- Một số đảng viên tiên tiến của TVCMĐ đã chuyển sang HVNCMTN Số

đảng viên tiên tiến còn lại thì tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập một

chính đảng theo tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, của học thuyết

Mác-Lênin

0,25

- Trong khi đó, những người lãnh đạo tổng bộ của TVCMĐ lại đứng trên lập

trường quốc gia tư sản (khuynh hướng cách mạng DCTS) 0,25

4 Vì sao Nguyễn Ái Quốc phải triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng

sản Việt Nam? Làm rõ vai trò của Người tại Hội nghị này.

3,0

- Năm 1929, phong trào công nhân Việt Nam phát triển cùng với các phong

trào yêu nước khác kết thành một là sóng dân tộc dân chủ mạnh mẽ đòi hỏi

- Ở Việt Nam xuất hiện các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích

lẫn nhau, tranh chấp quần chúng… Yêu cầu đặt ra là phải thống nhất các tổ

chức đó thành một Đảng Cộng sản duy nhất

0,25

- Cuối năm 1929, Quốc tế Cộng sản gửi cho những người cộng sản ở Đông

Dương một bức thư yêu cầu xúc tiến hợp nhất thành một ĐCS duy nhất ở

- Nhận biết được tình hình, với trức trách là phái viên của QTCS có quyền

quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương,

Nguyễn Ái Quốc liền rời Băng Cốc đi Thượng Hải Từ Thượng Hải, Người

đi Hương Cảng để chuẩn bị mọi công việc cho Hội nghị thành lập Đảng

0,25

+ Triệu tập Hội nghị: Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông

Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long – Hương

Cảng – Trung Quốc để bàn việc hợp nhất Đảng Hội nghị bắt đầu họp từ

ngày 6-1-1930; ngày 8-2-1930 các vị đại biểu dự Hội nghị về nước

0,5

+ Chủ trì Hội nghị: NAQ phân tích tình hình trong và ngoài nước, phê phán

những tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị

0,25 Hội nghị đã thảo luận và nhất trí với ý kiến của NAQ là thống nhất các tổ

chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam 0,25

Trang 6

- NAQ đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng…

Những văn kiện này được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Đây được

coi là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân

tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Độc lập và

tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này

0,5

- Nhân dịp Đảng ra đời, NAQ đã ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh

lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột 0,25

c Kết luận: Như vậy, NAQ chính là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. 0,25

5 Phân tích thái độ và hành động của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ trước nguy

cơ phát xít và thảm hoạ chiến tranh Những nước nào phải chịu trách

nhiệm khi để chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra?

3,0

- Trong những năm 20 & 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện

và lên cầm quyền ở một số nước mà tiêu biểu là Đức, Ý, Nhât Các thế lực

phát xít sau khi lên nắm quyền đã thực hiện chính sách đối nội phản động,

chính sách đối ngoại hiếu chiến, ra sức chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị

chiến tranh chia lại thế giới Hoạ phát xít và nguy cơ chiến tranh đe doạ cả

nhân loại

0,25

a Thái độ và hành động của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên chủ trương

liên kết với các nước tư bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến

tranh: gia nhập Hội Quốc liên (9-1934), dự định kí kết một loạt hiệp ước liên

minh giữa các nước châu Âu, sẵn sàng giúp Tiệp Khắc chống Đức xâm

lược, hộ Êtiopia, Cộng hoà Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược

0,25

- Sau nhiều nỗ lực nhưng không thực hiên được việc liên minh với Anh –

Pháp làm cho Liên Xô bị cô lập và bị chiến tranh đe doạ từ hai phía Giữa lúc

đó, Đức Quốc xã đề nghị cải thiện quan hệ Xô - Đức, và chính phủ Liên Xô

chấp nhận Ngày 23-8-1939, bản Hiệp định Xô - Đức không xâm lược lẫn

nhau được kí kết, có hiệu lực 10 năm

Đối với Liên Xô đây là giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong

tình thế bị cô lập lúc bấy giờ Đối với Anh – Pháp (có Mĩ hỗ trợ), đó là một

đòn bất ngờ làm phá sản chính sách hai mặt của họ

0,5

b Thái độ và hành động của Anh, Pháp, Mỹ:

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ cùng chung quyền lợi nên muốn giữ nguyên trật

tự thế giới Họ lo sợ phát xít nhưng vẫn thù ghét cộng sản 0,25

- Anh và Pháp thi hành chính sách hai mặt Một mặt, họ hợp tác với Liên Xô

để tăng sức mạnh cho mình; mặt khác, họ thoả hiệp và nhượng bộ phát xít để

tránh chiến tranh về phía mình và đẩy chiến tranh về phía Liên Xô Chính

sách này làm cho Hội Quốc liên trở nên bất lực trước các hành động xâm

lược của bọn phát xít

0,5

- Riêng ở Mĩ, quốc hội Hoa Kì đã thông qua “Luật trung lập” (8-1935) Theo

luật này, nước Mĩ cấm bán vũ khí cho các bên tham chiến và Tổng thống

Rudơven không được tham dự vào các sự kiện ngoài châu Mĩ

0,25

Trang 7

- Tại hội nghị Muyních (30 – 9 - 1938 ), Anh và Pháp đã kí với Đức và Italia một

hiệp định, trao toàn bộ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã Để đổi lại,

Hitle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính, hướng mũi nhọn chiến tranh về phía

Liên Xô Hội nghị Muyních tiêu biểu cho chính sách thoả hiệp với phát xít, phản

bội bạn đồng minh của giới cầm quyền Anh – Pháp

0,25

- Tháng 3 – 1939, Đức Quốc xã thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc Trước tình

hình này, các cuộc hội đàm Anh – Pháp – Xô diễn ra tại Matxcơva (từ tháng

6 đến tháng 8-1939) để bàn biện pháp thực hiện liên minh chống xâm lược

Nhưng vì lo sợ chủ nghĩa cộng sản mà Anh – Pháp không muốn thành thực

hợp tác với Liên Xô Vì vậy cuộc đàm phán kéo dài, không mag lại kết quả

0,25

Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italia

Nhưng các cường quốc phương Tây do chính sách hai mặt của họ, đã tạo

điều kiện cho phe Trục gây chiến.

0,5

6 Làm rõ biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến

tranh thế giới thứ hai.

2,5

- Biến đổi quan trọng nhất là các nước ĐNA từ thân phận thuộc địa, nửa

thuộc địa, lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập Nhờ có biến đổi đó, các

nước ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh

tế-xã hội của mình ngày càng phồn vinh

0,25

- Trước Thế chiến II, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là

thuộc địa của các đế quốc Âu-Mĩ Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng

nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng ĐNA và thiết lập trật tự phát xít

0,25

- Từ cuộc đấu tranh chống thực dân Âu-Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển

sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước Ngay sau khi

Nhật đầu hàng Đồng minh, nhiều nước đã đứng lên giành được độc lập hoặc

đã giải phóng phần lớn lãnh thổ:

0,25

- Ngày 17-8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa

- Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự

ra đời của nước VNDCCH (2-9-1945)

0,25

- Tháng 8-1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12-10 năm đó,

- Nhân dân các nước Miến Điện, Mã Lai, Philíppin đã giải phóng được nhiều

- Ngay sau đó, thực dân Âu-Mĩ quay trở lại tái chiếm ĐNA Nhân dân ở đây

lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược

0,25

- vào giữa những năm 50, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đã lần lượt

đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ

(Campuchia kháng chiến chống Mỹ từ năm 1970) đến năm 1975 mới giành

thắng lợi hoàn toàn

0,25

- Thực dân Âu-Mỹ cũng lần lược công nhận độc lập cho Philíppin (7-1946),

Miến Điện (1-1948), Inđônêxia (8-1950), Mã Lai (8-1957), Xingapo giành

quyền tự trị (6- 1959) rồi tách ra khỏi Liên bang Malaixia thành nước cộng

hòa độc lập (8-1965), Brunây (1-1984), Đông Timo là quốc gia trẻ tuổi nhất

khu vực, đến tháng 5-2002 trở thành quốc gia độc lập

0,25

Trang 8

7 Vì sao nói năm 1991 Trật tự hai cực Ianta thực sự bị phá vỡ? Trình bày

những thay đổi to lớn và phức tạp của tình hình thế giới sau năm 1991.

2,5

a Vì sao?

- Thế “hai cực”, của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô trong trật tự thế giới cũ đã

bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn từ góc độ một nhà nước; hệ thống thế

giới của các nước XHCN không còn tồn tại; Mỹ tuy vẫn giữ được vị trí đứng

đầu thế giới về sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự nếu tính riêng từng

nước một, nhưng gộp lại cả Tây Âu và Nhật Bản thì về nhiều mặt, Mỹ đã bị

suy kém hoặc đứng hàng thứ hai

0,25

- Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á đã bị mất hết, còn Mỹ

thì bị thu hẹp rất nhiều ở khắp mọi nơi

0,25

- Sau Thế chiến II, Liên Xô và Mỹ là hai nước chiến thắng chủ yếu và thu

được những quyền lợi lớn nhất trong “trật tự hai cực Ianta”, còn Đức và Nhật

là hai nước phát xít chiến bại chủ yếu và bị sụp đổ về kinh tế-quân sự, nhưng

qua 45 năm Nhật Bản và nước Đức vươn lên hùng mạnh về kinh tế và địa vị

chính trị, đang trở thành mối lo ngại với các cường quốc thắng trận trước đây

0,25

b Những thay đổi to lớn và phức tạp của tình hình thế giới…

- Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá

trình hình thành Dư luận thế giới cho rằng phải nhiều năm nữa mới có thể hình

thành một trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực, nhiều trung tâm

0,25

- Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển,

tập trung vào phát triển kinh tế Kinh tế trở thành trọng điểm của quan hệ quốc tế,

nền tảng căn bản để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia

0,25

- Sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời Giới cầm quyền Mĩ

tìm mọi cách thiết lập trật tự thế giới một cực Tuy nhiên điều này rất khó

thực hiện vì khoảng cách giữa thực lực và tham vọng của Mĩ là rất lớn

0,25

- Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu

vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự

đẫm máu kéo dài Nguyên nhân chính do những xung đột về sắc tộc, tôn giáo

và tranh chấp lãnh thổ

0,25

- Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát

triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người Nhưng

cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11/9/2001 đã mở đầu thời

kì biến động lớn trong tình hình thế giới Sự kiện này đã đặt các quốc

gia-dân tộc đứng trước những thách thức lớn của chủ nghĩa khủng bố…

0,5

- Ngày nay các quốc gia - dân tộc đứng trước những thời cơ thuận lợi cũng

phải đối mặt với thách thức khó khăn vô cùng gay gắt 0,25

Hết

Ngày đăng: 27/07/2015, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w