HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11 NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút Đề thi gồm 7 câu t
Trang 1HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
HOÀNG VĂN THỤ - HÒA BÌNH
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
NĂM 2015 Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 7 câu trong 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, việc Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược là tất yếu nhưng việc bị mất nước lại không phải là tất yếu Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc Anh (chị) hãy chứng minh nhà Nguyễn đã biến cái không tất yếu thành tất yếu?
Câu 2 (3,0 điểm)
So sánh chủ trương cứu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong chủ trương cứu nước của hai cụ Phan?
Câu 3 (3,0 điểm)
Tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tổ chức nào? Trình bày những hiểu biết của Anh (chị)
về tổ chức đó
Câu 4 (3,0 điểm)
Tại sao lại có Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? Con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Aí Quốc đã được cụ thể hóa trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?
Câu 5 (3,0 điểm)
Từ kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 500 từ về vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay
Câu 6 (2,5 điểm)
Trình bày những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới hai Theo anh (chị) biến đổi nào là to lớn nhất? Lí giải?
Câu 7 (2,5 điểm)
Xu thế trong quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại xuất hiện khi nào? Tại sao hai nước Mĩ - Liên Xô phải kết thúc chiến tranh lạnh?
……….HẾT………
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Trang 2Người ra đề: NguyễnThị HồngThanh (SĐT: 0983192933)
Trang 3ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
m
1 Có ý kiến cho rằng, việc Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược là tất yếu
nhưng việc bị mất nước lại không phải là tất yếu Bằng những sự kiện lịch
sử có chọn lọc Anh (chị) hãy chứng minh nhà Nguyễn đã biến cái không tất
yếu thành tất yếu?
3,00
- Khẳng định ý kiến trên là đúng.
- Việc mất nước là không tất yếu: “Cái không tất yếu’’ là nước ta có thể
không rơi vào tay thực dân Pháp Còn“ cái tất yếu” là sự thật nước đã trở thành
thuộc địa của thực dân Pháp khi năm 1883 và 1884, Triều đình nhà Nguyễn ký
với thực dân Pháp Hiệp ước Hác- măng và Hiệp ước Pa- tơ- nốt Vậy việc nước
ta rơi vào tay Pháp là trách nhiệm thuộc về nhà Nguyễn với vai trò lãnh đạo và
gánh vác trọng trách lịch sử Trách nhiệm đó cần xét ở hai thời điểm trước và
trong quá trình Pháp xâm lược đến khi chiếm được nước ta
0,50
- Trước khi Pháp xâm lược:
+ “Cái không tất yếu”:Trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những quốc gia đã giành thắng lợi trong cuộc
đương đầu với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giữ vững nền
độc lập dân tộc (Nhật Bản, Xiêm đã tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã
hội để phát triển đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, …)
0,50
+ “Cái tất yếu”: Nhà Nguyễn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền bảo thủ và phản động Kinh tế nông - công- thương nghiệp ngày
càng sa sút; chính sách “ bế quan tỏa cảng” của nhà nước gây bất lợi cho sự phát
triển của nền kinh tế; chính sách đối ngoại bị cô lập Chính sách đó làm thế
nước suy yếu, khả năng phòng thủ đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém, tất
yếu sẽ bị thất bại trước thực dân Phương Tây
0,50
- Trong quá trình Pháp xâm lược:
“Cái không tất yếu”:
+ Nếu ngay từ đầu cuộc kháng chiến nội bộ triều đình biết đoàn kết toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm như các triều đại trước (Lí, Trần, Lê…) thì
sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp của toàn dân chống lại các thế lực ngoại xâm
hùng mạnh
0,50
Trang 4“Cái tất yếu”:
+ Nhưng ngay từ khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng thì nội bộ triều đình
phân hóa thành 2 phe chủ chiến và chủ hòa…
+ Thực tế trên chiến trường, nhiều lần quân dân ta có cơ hội đánh bại ý chí
xâm lược của Pháp, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi (đầu năm 1860, 1873)…
+ Triều đình không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn,
thiên về “Thủ để hòa” tiến tới “chủ hòa” vô điều kiện.
+ Đối với Pháp: triều đình có tư tưởng sợ Pháp, ảo tưởng thông qua việc
thương thuyết để giữ nền độc lập
+ Đối với nhân dân: giữ thái độ thù địch, không dựa vào dân, không phát
động cuộc chiến tranh nhân dân nên bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh đuổi Pháp ra khỏi
bờ cõi
0,50
=> Họa mất nước có thể tránh được, tức là không tất yếu, nhưng với chính
sách của triều Nguyễn, mất nước trở thành tất yếu Trách nhiệm này hoàn toàn
thuộc về một bộ phận vua quan hèn nhát của nhà Nguyễn chứ không phải toàn
bộ triều đình vì vẫn có những vua quan, tướng lính có tinh thần yêu nước và bên
cạnh đó cũng không thể phủ nhận những đóng góp của triều Nguyễn đối với đất
nước như: thống nhất đất nước, mở mang bờ cõi, khẳng định chủ quyền biển
đảo, văn hóa…
0,50
2 So sánh chủ trương cứu nước, giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong
chủ trương cứu nước của hai cụ Phan?
3,00
- Giống nhau:
+ Cả hai ông đều rất yêu nước, thương dân, nên đặt nhiệm vụ cứu nước,
cứu dân lên trên hết
+ Cả hai ông đều rất cách mạng, đều chủ trương chống đế quốc và chống
phong kiến tay sai bằng con đường bạo động hoặc cải cách theo khuynh hướng
dân chủ tư sản và tiến lên xã hội tư bản
+ Cả hai ông đều giống nhau về hạn chế như không biết gắn nhiệm vụ,
mục tiêu trước mắt của cách mạng, không hoàn toàn tin vào nhân dân, có ảo
tưởng với kẻ thù, không biết kết hợp các phương pháp cách mạng, phương thức
hoạt động
0,75
Trang 5+ Về phương pháp đấu tranh: PBC chủ trương bạo động, PCT chủ trương
bất bạo động
+ Phương thức hoạt động: PBC hoạt động bí mật bất hợp pháp, hoạt động
có tổ chức như thành lập Hội Duy Tân (1904), Việt Nam Quang phục hội
(1912) PCT công khai, hợp pháp, không có tổ chức
0,25
+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng: PBC chống Pháp cứu
nước bằng cách dựa vào Nhật và Phong kiến PCT chống phong kiến cứu dân
dựa vào Pháp
0,25
+ Đặc tính cách mạng:
- Phan Bội Châu: Không bảo thủ, không cố chấp, rất khiêm tốn cầu tiến
bộ, luôn luôn muốn vươn lên phía trước Do đó có sự biến chuyển mạnh mẽ
trong tư tưởng của PBC
- Phan Châu Trinh: Rất bảo thủ, cố chấp, trước sau không thay đổi tư
tưởng, đó là tư tưởng "Pháp - Việt đề huề" ông không thay đổi phương thức
hoạt động, phương thức đấu tranh vẫn là cải lương ôn hoà, bất bạo động
0,5
- Nguyên nhân sự khác nhau:
+ Do mức độ tiếp thu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản (của người đại
diện xu hướng bạo động – Phan Bội Châu không sâu sắc bằng của người đề
xướng và đại diện xu hướng cải cách – Phan Châu Trinh)
+ Do truyền thống gia đình, quê hương và mức độ tác động của chính
sách khai thác thuộc địa của Pháp đến địa phương của hai ông:
Nghệ An – quê hương của Phan Bội Châu: có truyền thống đấu tranh
vũ trang từ lâu, không phải là trung tâm khai thác thuộc địa của Pháp
Quảng Nam – quê hương của Phan Châu Trinh: có truyền thống giao
lưu buôn bán từ lâu trong lịch sử, là một trong những trung tâm khai thác thuộc
địa của Pháp
1,00
3 Tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản được
thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tổ chức nào? Trình bày
những hiểu biết của anh (chị) về tổ chức đó.
3,0
- Tổ chức chính trị đầu tiên của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản được
thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất là Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên (6/1925)
0,50
Trang 6- Hoàn cảnh ra đời:
+ 11/1924 NAQ về Quảng Châu –TQ, Người đã gặp gỡ các thanh niên
VN mới sang TQ theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện 1924 Tìm hiểu về các tổ
chức CMVN ở TQ trước hết là tổ chức Tâm Tâm xã được thành lập 1923
Người quyết định cải tổ Tâm Tâm xã, chọn một nhóm người tiên tiến nhất thành
lập ra nhóm CS đoàn (2/1925), sau đó đến 6/1925 cải tổ thành hội VNCMTN
0,5
- Mục tiêu của hội là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết chống Pháp và
tay sai, giành độc lập
0,25
- Cơ cấu tổ chức, hội chia thành 5 cấp, cơ quan lãnh đạo cao nhất là tổng bộ, trụ
sở của tổng bộ đặt tại Quảng Châu
0,25
- Hoạt động của hội VNCMTN:
+ NAQ đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ CM Từ 1925-1927, Người đã đào tạo được 75 hội viên, số hội viên tăng lên không
ngừng, 1928 là 300 hội viên, họ được đào tạo thành những cán bộ, nòng cốt để
lãnh đạo CMVN
+ 1927, những bài giảng của NAQ được tập hợp xuất bản thành tác phẩm Đường Cách Mệnh, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về CM giải
phóng dân tộc của Chủ nghĩa Mác Lê nin một cách sáng tạo, đúng đắn và khá
hoàn chỉnh
+ 1928, hội VNCMTN thực hiện chủ trương vô sản hóa
0,50
- Sự chuyển biến của hội VNCMTN
Cuối 3/1929, một số hội viên tiên tiến của thanh niên Bắc Kỳ đã họp tại
số nhà 5D thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên
Đến 06/1929, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng 08/1929, tổng bộ thanh niên và kỳ bộ Nam Kỳ quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng
0,50
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã góp phần chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị và tổ chức, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt
Nam
0,50
4 Tại sao lại có Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930? Con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Aí Quốc đã được cụ thể hóa
trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng như thế nào?
3,0
Trang 7Có hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 là:
- Trong những năm 1928-1929, phong trào CM dân tộc dân chủ ở nước ta
phát triển mạnh làm cho bọn đế quốc và phong kiến lo lắng, chúng điên cuồng
khủng bố
0,25
- Nửa cuối 1929, ở VN xuất hiện 3 tổ chức cộng sản, phản ánh xu thế
khách quan của lịch sử CM giải phóng dân tộc ở VN nhưng các tổ chức cộng
sản đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau làm cho phong trào
CMVN đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn
0,25
- Trước yêu cầu của lịch sử và được sự quan tâm và ủy nhiệm của quốc tế
cộng sản, lãnh tụ NAQ với tư cách là đặc phái viên của quốc tế cộng sản, có
quyền quyết định mọi vấn đề CM của Đông Dương đã từ Xiêm trở về Hương
Cảng TQ triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức CS từ 6/1/1930
0,25
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm chính cương vắn tắt,
sách lược vắn tắt, do NAQ soạn thảo được thông qua tại hội nghị hợp nhất các
tổ chức CS đầu 1930, là đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng
tạo
0,25
- Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị:
Xác định đường lối của CMVN:
Cương lĩnh chỉ rõ cuộc CMVN phải trải qua 2 giai đoạn phát triển: giai
đoạn đầu làm cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa CM sau đó tiến XH
cộng sản
0,25
Nhiệm vụ CMVN:
Cương lĩnh xác định CMVN có 2 nhiệm vụ: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn
phong kiến và tư sản phản CM Xác định nhiệm vụ trên là bao gồm 2 nội
dung: dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến nhưng nổi lên
nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc để giành độc lập dân tộc
0,25
Về lực lượng CM:
Cương lĩnh chỉ rõ muốn làm CM thắng lợi phải đoàn kết toàn dân bao
gồm những giai cấp cơ bản: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức… đối với
phú nông, trung tiểu, địa chủ và tư bản thì lợi dụng hay trung lập đồng thời phải
liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới
0,25
Trang 8Cương lĩnh xác định CMVN muốn giành thắng lợi phải sử dụng bạo lực
CM của Chủ nghĩa Mác – Lênin tức là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh
vũ trang để giành chính quyền
Vai trò lãnh đạo của Đảng:
Cương lĩnh xác định ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của CMVN từ đây về sau
0,25
Đoàn kết quốc tế:
CMVN là một bộ phận khăng khít của CMTG có tác động qua lại với CMTG, do vậy phải đoàn kết với giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức đế làm
CM, đặc biệt là đoàn kết với vô sản Pháp
0,25
- Lần đầu tiên CMVN có 1 bản cương lĩnh chính trị, mặc dù còn vắn tắt nhưng nó phản ánh tương đối đầy đủ quy luật vận động, phát triển nội tại khách
quan của xã hội VN, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cấp bách nhất của
nhân dân ta, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của thời đại
- Cương lĩnh là đường lối cứu nước giải phóng dân tộc đúng đắn sáng tạo, nó chứa đựng tính dân tộc, tính nhân văn và quan điểm của giai cấp Độc
lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi nhất của cương lĩnh
Vì vậy cương lĩnh có giá trị lý luận và thực tiễn lâu dài đối với CMVN
0,50
5 Từ kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Anh (chị) hãy
viết một đoạn văn khoảng 500 từ về vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ
hòa bình thế giới hiện nay.
3,0
- Kết cục của chiến tranh:
+ Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức,
Italia và Nhật Bản, thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc yêu chuộng hòa bình
trên thế giới trong đó đi đầu là 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh
0,50
+ CTTG2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất
trong lịch sử loài người: 76 nước tuyên bố trong tình trạng chiến tranh, 110
triệu người bị động viên vào quân đội, hơn 60 triệu người bị giết hoặc bị chết
vì chiến tranh, hơn 90 triệu người bị thương hoặc bị tàn phế Chi phí và thiệt
hại về vật chất lên tới 4000tỉ USD, hàng trăm đô thị lớn bị san bằng, hàng
nghìn thành thị, hàng vạn làng mạc bị tàn phá…
0,50
Trang 9+ Về tinh thần, những giá trị của nền văn minh nhân loại bị trà đạp vì tội ác
diệt chủng của Đức quốc xã, vì việc dùng bom nguyên tử giết hại dân
thường…
0,25
Viết một đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
ngữ pháp Khuyến khích những bài viết sáng tạo Có thể viết theo các ý sau
đây:
- Ý thức rõ sứ mệnh và trách nhiệm của thế hệ mình nên phải không ngừng
phấn đấu học tập tốt, lao động tốt (học đi đôi với hành) góp phần xây
dựng đất nước giàu mạnh về kinh tế, khoa học công nghệ và an ninh quốc
phòng để bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình khu vực Đông Nam Á và thế
giới…
0,50
- Góp phần cùng với các tổ chức, đoàn thể trong nước và quốc tế đấu tranh
không mệt mỏi để giành 4 mục tiêu lớn của loài người “hòa bình, độc lập
dân tôc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
0,25
- Đoàn kết cùng các quốc gia trong khu vực giải quyết mọi tranh chấp bằng
thương lượng và hòa bình, không dùng vũ lực Tôn trọng luật pháp quốc
tế Bất bình, căm hận trước những hành động ngang nhiên và tàn bạo của
các cá nhân, tổ chức và quốc gia sử dụng vũ lực đe dọa đến hòa bình như:
sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố cực đoan, tổ chức nhà nước Hồi
giáo cực đoan (IS)
0,50
- Sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ tổ quốc thiêng liêng (liên hệ giải
quyết vấn đề biển đảo giữa Trung Quốc với Việt Nam hiện nay)
0,50
6 Trình bày những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á từ sau chiến
tranh thế giới hai Theo Anh (chị) biến đổi nào là to lớn nhất? Lí giải?
2,5
- Theo em sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có 3 biến
đổi to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội
0,25
- Biến đổi về chính trị
+ Các quốc gia Đông Nam Á đã đấu tranh để giành độc lập dân tộc thoát
khỏi thân phận là những nước thuộc địa, phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc
Âu- Mỹ như: Việt Nam - Lào- Inđônêxia (1945) tuyên bố độc lập, Philipin
(1946), Mianma (1948), Malaisia (1957), Xingapo (1965), Campuchia
(1975), Brunây (1984), Đôngtimo (2002)
+ Sau khi có độc lập dân tộc các quốc gia đã lựa chọn thể chế chính trị phù
0,50
Trang 10hợp với điều kiện, truyền thống dân tộc để phát triển đất nước, hầu hết các nước
đi theo con đường TBCN, một số nước chọn con đường XHCN như Việt Nam,
Lào
- Biến đổi về kinh tế
+ Sau khi có độc lập dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á đều tập trung vào
phát triển kinh tế - xã hội đạt nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là sự ra đời của
hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 8/8/1967 Từ một tổ chức không
tên tuổi liên kết giữa các quốc gia nhỏ yếu trong khu vực, ASEAN đã nhanh
chóng trở thành một tổ chức khu vực tầm cỡ quốc tế
+Trong thập niên 50- 60 của thế kỷ XX, nhóm 5 nước sáng lập ra ASEAN
đã thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội Đến những năm 60-70 họ chuyển
sang chiến lược kinh tế hướng ngoại đạt nhiều thành tựu to lớn Singapore trở
thành nước công nghiệp mới, là một trong bốn con rồng nhỏ của Châu Á, Thái
Lan, Việt Nam nhanh chóng vươn lên trở thành 2 nước xuất khẩu gạo nhất nhì
thế giới Thái Lan, Malaixia, Philipin, Inđônêxia đã trở thành nước công nghiệp
mới
0,50
Biến đổi về xã hội
+ Các quốc gia Đông Nam Á đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác
chung sống trong hoà bình đôi bên cùng có lợi Biểu hiện tích cực nhất cho sự
đoàn kết khu vực, là sự ra đời của tổ chức ASEAN- một liên minh về chính
trị-kinh tế, văn hóa của các nước Đông Nam Á Nhờ sự liên kết này mà các nước
ASEAN đều có điều kiện hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển tạo ra sự
cường thịnh của mỗi quốc gia
0,5
- Trong 3 biến đổi trên, theo em biến đổi quan trọng nhất là về chính trị 0,25
Vì có độc lập dân tộc sẽ có điều kiện ổn định phát triển kinh tế - xã hội, tạo
dựng những thành tựu to lớn cho từng quốc gia và mới có thể liên kết với nhau
trong tổ chức ASEAN
0,50
7 Xu thế trong quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại xuất hiện
khi nào? Tại sao hai nước Mĩ - Liên Xô phải kết thúc chiến tranh lạnh?
2,50
- Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện
một xu thế mới, xu thế hoà hoãn Đông- Tây, chuyển từ đối đầu sang đối thoại
bắt đầu tự sự thay đổi trong quan hệ Liên Xô- Mỹ
0,50