Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin.. Câu 7 1.0 điểm: Giải thích cơ chế truyền tin qua
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Môn: SINH HỌC - THPT
Câu 1: (1.0 điểm)
a Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng
minh có hiện tượng ứ giọt?
b Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 2: (2.0 điểm)
a Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố
mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau
đó héo và rụng, ra hoa giảm Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ vai trò, triệu chứng khi thiếu) Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 3: (1.0 điểm)
Ở một số loại hạt (ngô, đậu ) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối
ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100% Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%
a Giải thích hiện tượng trên
b Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên
Câu 4 (1.0 điểm):
Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm):
a Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như
thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
b Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao
miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy?
Câu 6 (1.0 điểm):
Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
Câu 7 (1.0 điểm):
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
Câu 8 (1.0 điểm):
Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg) Bác sĩ cho
biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ Tại sao hẹp van tổ chim gây
ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 9 (1.0 điểm):
Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có
van?
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT
a - Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì:
+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện
tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ
+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường
chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ
có độ cao trong khoảng này
- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các
giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão
hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi
đã ứ thành các giọt ở mép lá
0.25
0.25
0.5
b + Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích
thích bơm K+, bơm chủ động K+ ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất
thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí
khổng
+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp trong rễ cây
và theo mạch xilem lên lá gây ra hiện tượng đóng khí khổng
- 2 nguyên tố : Nitơ và S
- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N
và S)
+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại
+ Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại
0.25
0.25 0.25 0.25
- Dạng hấp thụ: PO3-
- Vai trò:
+ Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP…
+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích
thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt
+ Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh
trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ
- Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và
thân có màu tía Rễ kém phát triển Chín chậm không có hạt và quả phát
triển kém Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành Gây ra việc thiếu các nguyên
tố vi lượng như Zn, Fe( khi thừa)
- Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động chủ yếu
nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng cường tiếp xúc với
vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P
0.25
0.25 0.25
0.25
0.25
a - Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy
mầm ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới
nảy mầm Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu
suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm)
0.25 0.25
b Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng ABA của hạt tươi và hạt đã phơi khô
một thời gian rồi ngâm nước
0.5
- Quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp,
trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2
Trang 3tạo thành các chất hữu cơ .
- Thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô
hạn) để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh
dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố
định CO2 như sau:
+ Giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở
+ Giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng
Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm
bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng
lại
(HS có thể trình bày theo cách khác nếu dúng vẫn cho điểm tối đa)
0.25
0.25 0.25
0.25
a - Giải thích: Vì thực vật hấp thụ nito ở 2 dạng: NH4+ và NO3- (dạng ô xi
hóa), nhưng trong cơ thể thực vật, nitơ chỉ tồn tại ở dạng khử, do vậy NO3
-cần được khử thành amôniac để tiếp tục hình thành aa→tổng hợp Pr
- Đặc điểm thích nghi để tự bảo vệ: Hình thành amit
0.25 0.25
b *Điểm khác nhau cơ bản:
Xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin lan truyền theo kiểu
nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (tốc độ nhanh) Xung thần
kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin lan truyền liên tiếp từ vùng
này sang vùng khác kề bên (tốc độ chậm)
*Giải thích: - Do bao miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực
và đảo cực ở vùng có bao miêlin được
0.25 0.25
* Cấu tạo mao mạch phù hợp với chức năng:
- Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hoá việc trao đổi các chất với dịch mô - Mao mạch chỉ được cấu tạo
từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể
* Giải thích:
Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại
có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể Lượng máu tới các mao mạch được điều tiết bởi các cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới lưới mao mạch
0.25
0.25
0.5
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
* Cơ chế dẫn truyền xung thần kinh qua xinap: Khi điện thế hoạt động tới đầu cùng của xinap gây khử cực màng sinh chất, làm mở kênh điện dẫn đến giải phóng Ca2+ vào trong chuỳ xinap Ca2+ làm bóng tải gắn kết với màng và giải phóng chất truyền tin axetincolin vào khe xinap Chất truyền tin sau đó được gắn vào thụ thể trên màng sau xinap làm xuất hiện thế điện động ở tế bào sau xinap
0.5
Trang 4* Ưu điểm của xinap hoá học:
- Việc truyền thông tin tại xinap hoá học dễ được điều chỉnh hơn so với ở xinap điện, nhờ điều chỉnh lượng chất truyền tin được tiết vào khe xinap Ngoài ra, mức độ đáp ứng với tín hiệu ở màng sau xinap cũng dễ được điều chỉnh hơn
- Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều
- Chất trung gian hóa học khác nhau ở mỗi xinap gây ra các
nhau
0.25
0.25
Giải thích:
- Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt
- Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim
0.5 0.5
Giải thích:
- Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim
- Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không
cần van
0.5 0.5