Trong thế giới luôn luôn vận động và phát triển, mọi sự vật hiện tượng không ngừng được sinh ra, phát triển, rồi bị thay thế bằng các sự vật, hiện tượng khác
Mục lục trang Lời nói đầu…………………………………………………………1 Nội dung……………………………………………………………1 1. Khái niệm cơ bản……………………………………………… .1 2. Cơ sở lí luận…………………………………………………… 1 2.1 Xét về mặt nội dung……………………………………….…….1 2.2 Xét về mặt hình thức biểu hiện…………… .………….………5 3. Nguyên nhân……………………………………………….…… 5 Kết luận…………………………………………………………… 5 Lời nói đầu Trong thế giới luôn luôn vận động và phát triển, mọi sự vật hiện tượng không ngừng được sinh ra, phát triển, rồi bị thay thế bằng các sự vật, hiện tượng khác. Và có thể nói rằng, mọi quá trình vận động và phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống đều diễn ra thông qua quy luật phủ định của phủ định, cái mới ra đời kế thừa và tiến bộ hơn cái cũ. Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ cho quy luật đó. Thực tế khi mà kiểu nhà nước phong kiến không còn đủ sức chống lại các cuộc cách mạng xã hội nữa, buộc nó phải mất đi, nhường quyền thống trị cho kiểu nhà nước tư sản. Cũng giống như nhà nước tư sản, pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản. So với kiểu pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản tiến bộ hơn rất nhiều và được coi là một trong những thành tựu đánh dấu sự phát triển của lịch sử nhân loại. Nội dung 1. Khái niệm cơ bản: Pháp luật: là khuôn mẫu, là hệ thống những nguyên tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhân, đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. 2. Cơ sở lí luận: Pháp luật tư sản, pháp luật phong kiến là sự thể hiện ý chí của thiểu số giai cấp thống trị, là những kiểu pháp luật bóc lột. Chúng là những kiểu pháp luật được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liêu sản xuất duy trì và bảo vệ sự thống trị về chính trị, kinh tế, của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác và Ăngghen đã chỉ rõ “pháp luật các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất các ông quyết định”. Tuy nhiên, so với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có nhiều điểm tiến bộ cả về nội dung lẫn hình thức. 2 2.1 Xét về mặt nội dung: Pháp luật tư sản có những điểm tiến bộ hơn pháp luật phong kiến. Thứ nhất: Pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc "phân chia quyền lực" đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản. Học thuyết pháp luật - chính trị (thuyết "phân quyền") với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp do nghị viện thực hiện; quyền hành pháp do chính phủ thực hiện; quyền tư pháp do tòa án tối cao thực hiện. Các cơ quan này hoạt động độc lập với nhau, kiểm tra và giám sát lẫn nhau theo cơ chế “kiềm chế và đối trọng” để không có cá nhân nào nắm hết mọi quyền lực, tạo sự cân bằng giữa các quyền, đảm bảo cho những mối liên hệ cần thiết giữa các quyền lực bị chia tách để những cơ quan độc lập tách biệt có thể cộng tác với nhau phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Chẳng hạn: Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kì đã quy định tại khoản 1 điều 1 là: “Mọi quyền hành lập pháp sẽ được trao cho một Quốc hội của Hợp chủng quốc gồm một thượng nghị viện và một hạ nghị viện”. Trong khoản 1 điều 2 quy định: “Quyền hành pháp được trao cho một tổng thống nhiệm kì bốn năm”. Còn tại khoản 1 điều 3 viết: “quyền tư pháp được trao cho một tối cao pháp viện và cho những viện hạ cấp nào mà Quốc hội sẽ có thể đôi khi, quyết định hoặc triệu tập”. Trong khi đó ở nhà nước phong kiến tất cả các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua - người có quyền lực tối cao. Vì tất cả quyền lực đều do nhà vua nắm giữ nên dễ dẫn tới tình trạng độc đoán, chuyên quyền, lạm quyền cho nên không có dân chủ trong nhà nước do đó cũng không thể có dân chủ ngoài xã hội. Vua là “thiên tử” và không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì trước pháp luật, thậm chí có quyền đứng trên pháp luật. Vua có thể bắt mọi thần dân của mình phải tuân theo ý chí của mình, gây nên sự thiếu dân chủ. Thứ hai, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật thế giới, pháp luật tư sản công khai ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền công dân của các cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Ở pháp luật phong kiến quyền con người không được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, cũng không có các khái niệm, quy định nào nói về quyền cơ bản của con người. Trong xã hội phong kiến người dân được gọi là thần dân, quan hệ giữa nhà nước phong kiến với thần dân có những đặc điểm nhất định, là người tự do, được giải phóng về thân thể khỏi địa chủ nhưng vẫn bị lệ thuộc về nhiều mặt: chính trị, tư tưởng và đặc biệt là kinh tế. Đó là mối quan hệ giữa bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ với nhân dân lao động đã bị phân chia thành đẳng cấp, thứ bậc mà mỗi đẳng cấp có vị thế và những đặc quyền khác nhau. Vì thế nên không có sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ giữa thần dân với nhà nước phong kiến, và đó cũng là lí do để giải thích 3 cho câu hỏi: “Tại sao pháp luật phong kiến không ghi nhận những quyền cơ bản của con người và đảm bảo để họ có thể thực hiện những quyền đó?”. Đối với pháp luật tư sản, khái niệm “công dân” được nhà nước tư sản đưa vào trong đạo luật cơ bản của mình, có thể khẳng định rằng đây là điểm tiến bộ hơn và thể hiện tính nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến. Người dân trong xã hội được chuyển từ thần dân thành công dân, bình đẳng với nhau trong mọi lĩnh vực đồng thời cũng được pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, các bản hiến pháp đầu tiên như nước Mĩ, Pháp… Tại Luật công pháp Đức, chế định về các quyền cơ bản của công dân được bảo vệ rất chặt chẽ. Trong đó danh mục các quyền cơ bản của công dân được lập theo một nguyên tắc cơ bản, đó là yêu cầu phải bảo vệ phẩm tước của con người, mọi quyền cơ bản đều được quy định trên cơ sở nguyên tắc này. Do đó trong pháp luật tư sản, xây dựng xã hội công dân mà ở đó con người bình đẳng, ngang quyền về mặt pháp lí, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhưng cũng nhấn mạnh rằng sự tự do, bình đẳng ở đây là về mặt pháp lí tức là còn mang nặng tính hình thức, không dân chủ, bình đẳng thật sự và triệt để. Tuy nhiên nó vẫn được ghi nhận và bởi thế nó thể hiện sự tiến bộ hơn so với pháp luật phong kiến. Khi quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật tư sản thì mỗi cá nhân có mối quan hệ pháp lí ràng buộc với một nhà nước tư sản nhất định (tức là mang quốc tịch của nước đó) thì được nhà nước thừa nhận là công dân của nước mình được hưởng quyền công dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ công dân với đất nước. Nhà nước yêu cầu công dân nước mình thực hiện những quyền đúng đắn và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đồng thời nhà nước đảm bảo các quyền lợi cơ bản của công dân. Trên cơ sở đó nhà nước tư sản lập ra các chế định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân sự,… dù nhiều trường hợp vẫn mang tính hình thức nhưng nó cũng đã thể hiện được sự tiến bộ so với pháp luật phong kiến. Thứ ba, pháp luật tư sản công khai tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình. Chế định hợp đồng đã trở thành một trong những chế định cơ bản của pháp luật tư sản. Pháp luật tư sản không những giải phóng sức lao động con người mà còn giải phóng chính thân phận con người thoát khỏi sự lệ thuộc tồn tại. Từ đây mọi cá nhân đều có quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng giữa hai bên trong các quan hệ giao dịch.Còn trong xã hội phong kiến, phần nào đã coi nông dân là con người nhưng nó công khai thừa nhận và bảo vệ sự bất bình đẳng giữa các giai cấp trong xã hội, trong mọi lĩnh vực. Ví dụ: ở xã hội phong kiến người có địa vị càng cao thì nắm trong tay địa vị và ruộng đất. Nông dân không có ruộng đất vì vậy họ bị trói buộc vào ruộng đất mà địa chủ giao cho, và bị bắt giao cho địa chủ gần hết sản phẩm làm ra, người dân phải chịu sự bóc lột đó nếu không họ sẽ chết đói. Còn đối với nhà nước tư sản thì pháp luật tư sản đã thừa nhận nguyên tắc tự do hợp đồng: đó là sự thỏa thuận, theo đó một hay nhiều bên có nghĩa vụ với một hay 4 nhiều bên khác chuyển giao một vật, thực hiện hay không thực hiện một việc nào đó, nguyên tắc đó dựa trên sự bình đẳng giữa các chủ thể và đảm bảo lợi ích của từng bên, như bộ luật hiện hành của Pháp: hợp đồng song vụ điều 1102, hợp đồng ngang giá điều 1104, hợp đồng có đền bù điều 1106. Thứ tư của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến là đã ghi nhận, bảo đảm thực hiện các nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của nhà nước tư sản, của các tổ chức chính trị xã hội và trong hoạt động của công dân. Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm pháp chế nhưng chúng ta có thể hiểu pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tông trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, tự giác, triệt để và chính xác. Pháp chế tư sản được pháp luật tư sản ghi nhận là một nguyên tắc pháp lý, với những nội dung cơ bản: - Triệt để tôn trọng hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp tư sản. - Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước được phân chia thành ba quyền lực độc lập với nhau nhưng có thể kiềm chế và đối trọng lẫn nhau. - Các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội khác đều thành lập và hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. - Mọi cá nhân trong xã hội đều tôn trọng và thực hiện hiến pháp một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, chính xác. Với những nội dung trên, chúng ta có thể khẳng định rằng: Pháp luật phong kiến không ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế trong tổ chức, hoạt động của nhà nước phong kiến và đời sống xã hội. Thật vậy, trong nhà nước phong kiến cực quyền pháp luật chỉ dành cho nhà vua, người có quyền hành tuyệt đối và trong xã hội chỉ tồn tại một nền chính trị hà khắc tùy tiện bất chấp cả pháp luật. Với bản chất như vậy pháp luật không thể ghi nhận nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc đòi hỏi sự bình đẳng, tự do, dân chủ. Pháp chế tư sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện đã góp phần đấu tranh chống lại chế độ đặc quyền, đặc lợi. Hơn nữa, việc thực hiện nguyên tắc này còn thể hiện sự bình đẳng, dân chủ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Với những ý nghĩa này, có thể khẳng định rằng việc ghi nhận và đảm bảo nguyên tắc pháp lí là điểm tiến bộ của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến. Thứ năm, đặc điểm nổi bật nhất của pháp luật tư sản cho thấy sự tiến bộ vượt trội so với pháp luât phong kiến là sự ra đời của hiến pháp. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật. Dựa vào hiến pháp, hệ thống pháp luật tư sản trở nên thống nhất, hoàn thiện hơn thể hiện đầy đủ ý chí của giai cấp tư sản. Ngược lại, pháp luật phong kiến không có hiến pháp làm nền tảng nên 5 tản mạn, thiếu thống nhất, chủ yếu dựa vào chiếu chỉ do vua ban, mang tính chung chung, không có sự tách biệt giữa các ngành luật. Do đó, hệ thống pháp luật thiếu phong phú, đa dạng, chuyên quyền, độc đoán. Rõ ràng việc ra đời của Hiến pháp đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật. 4. Xét về mặt hình thức biểu hiện: Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh… của nhà vua. Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp trị. 5. Nguyên nhân: Thứ nhất, pháp luật tư sản là kiểu pháp luật ra đời sau, nó loại bỏ những hạn chế và kế thừa phát huy những đặc điểm tiến bộ của những kiểu pháp luật trước để có thể thích ứng và tồn tại trong xã hội mới. Thứ hai, ở nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay một người, pháp luật thể hiện ý chí của nhà vua nên mang tính chuyên quyền, độc đoán. Trong khi đó, ở nhà nước tư sản quyền lực được phân chia theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Vì thế pháp luật tư sản thể hiện tính dân chủ hơn so với pháp luật phong kiến. Kết luận Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp. Kể từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định quyền tự do của công dân, mà trước đây trong xã hội phong kiến chưa bao giờ giám nghĩ đến. Pháp luật tư sản vẫn không tránh khỏi những hạn chế, những không thể phủ nhận những gì mà pháp luật tư sản mang đến cho loài người chúng ta. Vì vậy, trong xã hội hiện đại và phát triển như ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những mặt tích cực, loại trừ những mặt yếu, góp phần làm nên một thế giới hòa bình, tốt đẹp hơn. 6 Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, trang 232 PGS.TS Nguyễn Văn Động NXB Giáo dục, Hà Nội - 2009 2. Quyền lực nhà nước và quyền công dân. PGS.TS Đinh Văn Mậu NXB Tư pháp, Hà Nội - 2003 3. Các hệ thống pháp luật cơ bản NXB Tư pháp, Hà Nội - 2006 4. Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại lí luận và thực tiễn, trang 135 đến trang 139 NXB Thế giới 5. tailieuso.vn 7 . hiện: Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng. đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn pháp