I. Mục tiêu bài giảng: 1. Kỹ năng Đọc đúng: cài then, muôn, gõ thuyền, xoăn, lóe… Hiều từ: cài then, thoi, kéo xoăn tay, lóe rạng đông, huy hoàng. Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào. 2. Kiến thức Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu quý biển, bảo vệ biển, quý trọng người lao động. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên Sách giáo khoa, bài giảng bằng CNTT. 2. Học sinh Sách giáo khoa.
Trang 1KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Họ và tên giáo sinh: VÕ HỒNG
Lên lớp thứ ngày tháng 3 năm 2012
Môn dạy: Tập đọc
Lớp thực nghiệm: 4/2 trường Tiều học Vĩnh Ninh
Tên bài dạy: Đoàn thuyền đánh cá
Tiết dạy: tiết
I Mục tiêu bài giảng:
1 Kỹ năng
- Đọc đúng: cài then, muôn, gõ thuyền, xoăn, lóe…
- Hiều từ: cài then, thoi, kéo xoăn tay, lóe rạng đông, huy hoàng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào
2 Kiến thức
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động
3 Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu quý biển, bảo vệ biển, quý trọng người lao động
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên
- Sách giáo khoa, bài giảng bằng CNTT
2 Học sinh
- Sách giáo khoa
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A Ổ định lớp học (1 phút)
- GV yêu cầu học sinh bắt bài hát tập thể
B Dạy bài mới
1 Giới thiệu bài: (4 phút)
Trò chơi: “Tam sao thất bản”
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm
có 4 học sinh Các nhóm cử đại diện lên quan sát
bức tranh mà giáo viên yêu cầu để nhận biết
nhanh trong bức tranh vẽ gì? (chỉ có đại diện các
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
Trang 2đó người được quan sát tranh sẽ nhanh chóng trở
về hàng và truyền thật nhỏ vào tai đồng đội của
mình, cứ như thế truyền cho đến người cuối
cùng Người cuối cùng có nhiệm vụ viết lại
những thông tin được truyền lại lên phiếu trò
chơi 2 nhóm nhanh nhất sẽ lên bảng và dán kết
quả vừa mới hoàn thành
- GV chia nhóm, phát phiếu trò chơi cho các
nhóm
- GV mời các nhóm tham gia chơi
- Sau khi 2 nhóm nhanh nhất dán kết quả chơi lên
bảng GV cũng đồng thời dán bức tranh như
SGK lên bảng cho các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc, tuyên
dương, khen thưởng
GV hỏi: Thuyền, những cánh buồm, người dân
chài, biển, và mặt trời vậy bức tranh cho biết điều
gì?
- GV nhận xét và giới thiệu bài: Để biết được có
phải bức tranh cho ta biết đoàn thuyền đang trở
về trong buổi bình minh sau một đêm đánh bắt cá
hay không? Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài
Tập đọc “Đoàn thuyền đánh cá”
2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10 phút)
Vậy để giúp lớp chúng ta có các kỹ năng về
đọc bài thơ này thầy và trò chúng ta cùng nhau
vào phần thứ nhất Luyện đọc
- GV mời 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài thơ
- GV chia đoạn: Mời 5 bạn đọc nối tiếp 5 tương
ứng với 5 khổ thơ
- Khi HS đọc GV chú ý giọng đọc HS Những từ
- HS lập nhóm, nhận phiếu học tập
- Các nhóm tham gia chơi
- Các nhóm nhận xét
- HS lắng nghe
- Bức tranh cho ta biết đoàn thuyền đang trở về sau một đêm đánh bắt cá
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài thơ
- 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ
Trang 3HS đọc sai nhiều GV ghi bảng, ví dụ: cài then,
muôn, gõ thuyền, xoăn, lóe…
- GV hỏi HS khi đọc những từ này em cần chú ý
điểm nào để phát âm cho đúng? vần en trong tiếng
then, GV gạch dưới … → HS đọc từng từ →
tương tự cho nững từ khác →1 HS đọc tất cả các
từ
Toàn bài này đọc với nhịp 4/3 chỉ riêng 3 câu
sau ta đọc nhịp 2/5: Hát rằng: / cá bạc Biển Đông
lặng Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao Sao mờ, /
kéo lưới kịp trời sáng
Đọc lần 2: Mời 5 HS đọc nối tiếp lần 2
-1 HS đọc khồ thơ 1 → chú ý sửa sai GV đọc câu
Sóng đã cài then đêm sập cửa trong câu này có từ
cài then Em nào hiểu được nghĩa từ cài then
-1 HS đọc khồ thơ 2 GV đọc câu Cá thu Biển
Đông như đoàn thoi trong câu này có từ thoi Em
nào hiểu được nghĩa từ thoi.
- 1 HS đọc khồ thơ 3
-1 HS đọc khồ thơ 4 →GV đọc câu: Ta kéo xoăn
tay chùm cá nặng Trong câu này có từ kéo xoăn
tay Giải thích kéo xoăn tay: với hình ảnh kéo
xoăn tay có thể tưởng tượng những bắp tay họ
vồng lên trong động tác kéo lưới với những mẻ
lưới đầy ấp cá Vậy em nào có thể đặt câu với từ
“xoăn tay”?
GV đọc câu: Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Trong câu này có từ lóe rạng đông giải thích lóe là
phát sáng đột ngột và chỉ trong giây lát Lóe rạng
- HS lắng nghe, đọc lại các từ khó
- HS đọc: Hát rằng: / cá bạc Biển Đông lặng Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao Sao mờ, / kéo lưới kịp trời sáng
- Từ người miền Bắc, còn trong Nam là cài chốt cửa lại
- Là bộ phận của khung dệt
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS đặt câu: “Những người nông dân đang cắt lúa xoăn tay.”
- HS lắng nghe
Trang 4đông: những tia nắng mặt trời buổi sáng bị khuất
bởi mặt biển nhấp nhô gợn sóng lúc ẩn lúc hiện
rất đẹp
-1 HS đọc khồ thơ 5 → GV nhận xét cách ngắt
nhịp →GV đọc câu: Mắt cá huy hoàng muôn
dặm phơi Trong câu này có từ huy hoàng và giải
thích: Vẻ đẹp huy hoàng là vẻ đẹp rực rỡ của một
khung cảnh rộng lớn, bao la Với biển, đó là sự
kết hợp hài hòa giữa mặt nước trong xanh lấp
lánh, ánh mặt trời rực rỡ
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp → đại diện
cặp nhận xét bạn đọc Bình chọn cặp đọc hay
nhất
- GV nhận xét, tuyên dương cặp đọc hay nhất
- GV đọc mẫu diễn cảm
3 Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)
Các em đã luyện đọc bài thơ Đoàn thuyền
đánh cá Để giúp các em hiểu rõ nội dung chúng
ta cùng tìm hiểu bài
- Cho cả lóp đọc thầm toàn bài thơ
Cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh – Ai
đúng” ( 4 phút)
Luật chơi: Có 4 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi
chọn đáp án đúng nhất, 2 câu hỏi đòi hỏi học sinh
phải tư duy Học sinh chọn ngẫu nhiên các câu
hỏi và trả lời câu hỏi đó trong vòng 15 giây Nếu
không trả lời được câu hỏi thì quyền ưu tiên sẽ
dành cho người giơ tay nhanh nhất Trả lời đúng
câu hỏi sẽ được nhận một phần quà từ giáo viên
1 Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?
a) Bình minh b) Giữa trưa
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc theo cặp
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo bạn
- HS lắng nghe
- HS chơi
Trang 5c) Hoàng hôn d) Giữa khuya
2 Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào?
a) Hoàng hôn b) Bình minh
c) Giữa khuya d) Giữa trưa
3 “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
2 câu thơ này nói đến thời điểm nào trong
ngày?
4 “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biển nhô màu mới,”
2 câu thơ này nói đến thời điểm nào trong
ngày?
Giáo viên nên khen thưởng kịp thời và đồng
thời hỏi lại cả lớp câu hỏi vừa trả lời xong nhằm
khắc sâu kiến thức cho học sinh Giáo viên nên
thực hiện như thế cho cả 4 câu hỏi trên Trò chơi
kết thúc tức là giáo viên đã giúp học sinh tìm
hiểu xong câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong sách giáo
khoa
- Giáo viên nhận xét trò chơi
- GV hỏi: Vậy thì bức tranh đầu SGK vẻ đoàn
thuyền đang ra khơi hay đang trở về? vì sao?
Câu 3: GV giảng thêm: Đoàn thuyền trở về lúc
rạng đông, trên khoang đầy ấp cá, ánh mặt trời
chói lọi vào khoang tạo nên một vẻ đẹp huy
- Cả lớp đồng thanh trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Bức tranh đầu SGK vẻ đoàn thuyền đang trỏ về sau một đêm đánh bắt cá, vì trỏ chỉ có trở về thì bầu trời mới xanh mát, em dịu
“Mặt trời đội biển nhô màu mới”
Hs trả lời:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Trang 6hoàng Hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp đó mời các
em đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm đôi trả lời
câu 3
Giảng thêm: Tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nhân hóa rất hay, coi biển cũng như
ngôi nhà của con người đêm tối ngủ cũng phải
đóng cửa cài then lại
Câu 4: Đó là vẻ đẹp huy hoàng của biển còn
con người lao động trên biển thì sao? Các em đọc
lướt toàn bài và trả lời câu hỏi 4 SGK Công việc
lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp
như thế nào?
Qua bài thơ thầy và các em cùng tìm hiểu, bài
thơ ca ngợi về điều gì?
- Chốt nội dung, ghi bảng: Ca ngợi vẻ đẹp huy
hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động
Giáo dục: Biển cho con người ta cảnh quan rất
đẹp, đem lại nguồn lợi lớn nuôi sống con người
Vậy theo các em thì phải làm gì? (gìn giữ và bảo
vệ) Gìn giữ và bảo vệ bằng cách nào?
Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoang muôn dặm khơi
- HS lắng nghe
Câu hát căng buồm, hình ảnh thơ mộng, khỏe khoắn và đẹp lãng mạn Tiếng hát vang khỏe, vang xa, bay cao hòa cùng gió thổi căng cánh buồm Đó là tiếng hát chan chứa niềm vui của ngời dân lao động làm chủ thiên nhiên đất nước Tiếng hát ca ngợi sự giàu có của biển cả, thể hiện mơ ước một chuyến ra khơi đánh bắt đợc nhiều hải sản.)
Tinh thần lao động hăng say, lạc quan yêu đời của những người đánh cá.
Ca ngợi những người lao động trên biển
- Giữ gìn và bảo vệ
- Không xã rác bừa bãi
- Tuyên truyền cho người thân cần bảo vệ biển
- HS lắng nghe
Trang 7Ở tại địa phương chúng ta không có biển, khi đi
tham quan ở những bãi biển thì các em không
nên xả rác bừa bãi làm mất cảnh quan của biển
4 Đọc diễn cảm và học thuộc lòng (5 phút)
Chúng ta vừa tìm hiểu xong bài thơ, thầy và các
em cùng luyện đọc diễn cảm bài thơ Với bài thơ
này ta nên đọc giọng như thế nào?
GV chốt: nhịp khẩn trương, tâm trạng hào hứng
của những người đánh cá trên biển
Khổ thơ 1: đọc giọng náo nức chuẩn bị cho một
chuyến ra khơi
Khổ thơ 2: đọc giọng hào hứng, tự tin
Khổ thơ 3: đọc giọng thiết tha, tình cảm
Khổ thơ 4: đọc giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm
vui
Khổ thơ 5: đọc giọng nhẹ nhàng
- Gọi 5 em nối tiếp đọc → nhận xét
- Chiếu lên màn hình, đọc mẫu, hướng dẫn HS
luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 3
Sóng đã cài then, / đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá / lại ra khơi
Câu hát căng buồm / cùng gió khơi
……
Ta hát bài ca / gọi cá vào
Gõ thuyền / đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá / như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta / tự buổi nào
…
GV đọc → thầy ngắt nhịp như thế nào? Vừa rồi
thầy nhấn giọng ở từ nào? → HS trả lời→GV nói
thêm ( nếu HS trả lời thiếu) → 1 HS thể hiện lại
- Nhịp khẩn trương, tâm trạng hào hứng của những người đánh cá trên biển
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp
Trang 8Cho học sinh thi đọc tiếp sức “Thi đọc tiếp sức”
Nội dung: Mỗi người trong nhóm chỉ đọc một
câu trong bài theo thứ tự từ câu thứ nhất đến câu
cuối, cả nhóm đọc tiếp nối nhau nhiều vòng cho
đến hết bài
- Mỗi câu văn đọc chính xác, đúng quy định được
1 điểm
- Không được tính điểm nếu vi phạm 1 trong các
trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu
+ Đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu trước chưa
xong
+ Không chú ý nên đọc sai câu cần đọc
+ Đọc liền hai câu trở lên
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
- Cho HS thi
- Cho các nhóm nhận xét
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, khen thưởng
C Củng cố - dặn dò (5 phút)
- GV cho học sinh chơi trò chơi: “Truyền tin”
Giáo viên hướng dẫn luật chơi: 1 học sinh được
đọc 1 mẫu tin và truyền đến bạn đứng dưới, các
bạn đứng dưới tiếp tục truyền cho nhau cho đến
bạn cuối cùng có nhiệm vụ lên bảng ghi lai mẫu
tin mà các bạn truyền Đội nào ghi nhanh, đúng
thì đội đó chiến thắng
- Nội dung bản tin: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng
của biển cả, vẻ đẹp của lao động
- Cho HS chơi
- GV cho học sinh nhận xét các nhóm chơi
- GV nhận xét, tuyên dương, khen thưởng
- HS lắng nghe
- HS thành lập nhóm
- HS thi
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- Cho học sinh chơi
- HS nhận xét
Trang 9- GV cho học sinh nhắc lại nội dung của bài thơ.
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về học
lại bài thơ và chuẩn bị trước bài Khuất phục tên
cướp biển