Đề kiểm tra cuối năm phần Đọc hiểu lớp 5

3 4.1K 9
Đề kiểm tra cuối năm phần Đọc hiểu lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường TH Xuyên Mộc Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp : 5A . . . . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5 Thời gian : 30 phút Điểm: Chữ ký giám thị: Chữ ký giám khảo: A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đến 10 phút sau đó làm các bài tập bên dưới. Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm lắng vào chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. Theo Nguyễn Thuỵ Kha B/ 2. Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất . Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì ? a. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đầy nắng và gió. b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đẹp bình dị, đáng yêu. c. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt. d. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2. Trong bài tác giả tả vẻ đẹp của ruộng rau muống như thế nào ? a. Xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. b. Trắng xóa, rộng mêng mông. c. Xanh mơn mởn, hoa tím lấp lánh. d. Vàng dịu và thơm hơi đất, lgió đưa thoang thoảng hương thơm. Câu 3. Trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô tác giả cảm thấy thú vị nhất là làm gì ? a. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình. b. Được thả diều cùng lũ bạn. c. Được hít thở bầu không khí trong lành. d. Được đi dạo trên những bờ kênh. Câu 4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? a. mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông. b. thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc. c. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng. d. Cả 3 dòng trên đều đúng. Câu 5. Từ nào dưới đây có trong bài đồng nghĩa với từ “yên tĩnh” ? a. Êm dịu. b. Vi vu. c. Bình dị. d. Vắng lặng Câu 6. Câu nào dưới đây là câu ghép? a. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. b. Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng. c. Mùa hè, hoa rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống lấp lánh. d. Cả 3 câu đều là câu ghép. Câu 7. Trong câu ghép “Ngồi bên nơi dây cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi những ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.” các vế câu được nối với nhau bằng dấu hiệu nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Không nối với nhau. d. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 8. Hai câu: “Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng.” được liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Bằng cách thay thế từ ngữ. b. Bằng từ ngữ nối. c. Bằng cách lặp từ ngữ. d. Không có liên kết với nhau. Câu 9. Trong câu “Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.” dấu phẩy có tác dụng gì ? a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu. b. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu. c. Ngăn cách các bộ phận chủ ngữ trong câu. d. Ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu. Câu 10. Trong gia đình, nếu có người bị rủi ro bất hạnh, thì mọi người trong gia đình đều thấy buồn rầu, đau xót. Đó là ý của câu tục ngữ nào dưới đây : a. Anh em như thể tay chân. b. Môi hở răng lạnh. c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. d. Lá lành đùm lá rách HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 Mỗi câu đúng cho 0.5đ Câu 1. b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đẹp bình dị, đáng yêu. Câu 2. c. Xanh mơn mởn, hoa tím lấp lánh. Câu 3. b. Được thả diều cùng lũ bạn. Câu 4. a. mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông. Câu 5. d. Vắng lặng Câu 6. c. Mùa hè, hoa rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống lấp lánh. Câu 7. a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Câu 8. c. Bằng cách lặp từ ngữ. Câu 9. c. Ngăn cách các bộ phận chủ ngữ trong câu. Câu 10. c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 Mỗi câu đúng cho 0.5đ Câu 1. b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đẹp bình dị, đáng yêu. Câu 2. c. Xanh mơn mởn, hoa tím lấp lánh. Câu 3. b. Được thả diều cùng lũ bạn. Câu 4. a. mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông. Câu 5. d. Vắng lặng Câu 6. c. Mùa hè, hoa rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống lấp lánh. Câu 7. a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Câu 8. c. Bằng cách lặp từ ngữ. Câu 9. c. Ngăn cách các bộ phận chủ ngữ trong câu. Câu 10. c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. . . . . . Lớp : 5A . . . . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5 Thời gian : 30 phút Điểm: Chữ ký giám thị: Chữ ký giám khảo: A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm. cả tàu bỏ cỏ. d. Lá lành đùm lá rách HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 Mỗi câu đúng cho 0 .5 Câu 1. b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đẹp bình dị, đáng yêu. Câu 2. c. Xanh. 10. c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM – ĐÁP ÁN MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 Mỗi câu đúng cho 0 .5 Câu 1. b. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô đẹp bình dị, đáng yêu. Câu 2. c. Xanh

Ngày đăng: 26/07/2015, 15:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan