Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
107,85 KB
Nội dung
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 2015 MÔN : SINH HỌC Câu 1 : Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX B Y tiến hành giảm phân thành giao tử, trong đó ở một số bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I , cặp NST giới tính phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì tạo ra số loại giao tử tối đa là ? A. 6 B. 7 C. 4 D. 8 Câu 2 : Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được thông tin nào dưới đây ? A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã Câu 3 : Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu là ? A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến, giao phối và di nhập gen. Câu 4 : Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F 1 thân cao quả tròn với nhau thì F 2 thu được 65% số cây thân cao,quả tròn ; 15% thân thấp, quả bầu dục, 10% thân cao, quả bầu dục, 10% thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của hai cây cà chua F 1 và tần số hoán vị gen của chúng là: A. ( f = 30% ) x ( liên kết gen hoàn toàn ) B. ( f = 40 % ) x ( liên kết hoàn toàn ) C. ( f = 20 % ) x ( liên kết hoàn toàn ) D. ( f = 30 % ) x ( f = 40 % ) Câu 5 : Khi nói về tính đa dạng của quần xã, điều nào sau đây không đúng? A. Kích thước mỗi quần thể thay đổi theo các mùa trong năm B. Trong một quần xã, số lượng loài càng nhiều thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn C. Quần xã ở vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã ở vùng ôn đới D. Điều kiện tự nhiên càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần thể càng cao Câu 6 : Một người đàn ông mang nhóm máu A và một phụ nữ mang nhóm máu B có thể có các con với những kiểu hình nào? A. Chỉ có A hoặc B B. AB hoặc O C. A, B, AB hoặc O D. A, B hoặc O Câu 7 : Nội dung của chọn lọc nhân tạo là ? A. Giữ lại những dạng tốt nối bật, loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý. B. Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. C. Quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng. D. Đào thải những biến dị bất lợi, tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. Câu 8 : Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là do A. Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt. B. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế. C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài trong quần xã. D. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế. Câu 9 : Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào thực hiện giảm phân có xảy ra hiện tượng hoán vị gen thì tần số hoán vị giữa 2 gen bằng bao nhiêu? A. 10 % B. 20% C. 30% D. 40% Câu 10 : Nhiệt độ môi trường giảm có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục của động vật biến nhiệt ? A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục rút ngắn lại B. Tốc dộ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục tăng C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục rút ngắn lại D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài Câu 11 : Đem lai phân tích đời con của 2 cá thể thuần chủng AAbb và aaBB được F B có tỉ lệ kiểu hình A-bb chiếm 35%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là trội hoàn toàn. Quy luật di truyền chi phối phép lai là ? A. Hoán vị gen với tần số 15%. C. Liên kết gen hoàn toàn. B. Hoán vị gen với tần số 30%. D. Phân li độc lập. Câu 12 : Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao. Cho P : x với tần số hoán vị ở hai giới là như nhau : f ( A/a ) = 0,2 và f ( B/b ) = 0,4 Đời con F 1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ ? A. 30,09% B. 20,91% C. 28,91% D. Số khác Câu 13 : Hệ động thực vật trên đảo lục địa và đảo đại dương … ? A. Đều là bằng chứng của quá trình hình thành loài mới dưới tác động của các nhân tố tiến hóa trong đó chủ yếu là chọn lọc tự nhiên và cách li địa lý. B. Đều chỉ bào gồm những loài có khả năng vượt biển. C. Đều không mang vết tích của hệ động thực vật ở các vùng lân cận. D. Đều chưa có khi đảo mới hình thành. Câu 14 : Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng A. Thể một B. thể ba C. thể một kép D. thể không Câu 15 : Sinh vật có khả năng phân bố rộng trong trường hợp nào? A. Điểm gây chết thấp B. Khoảng thuận lợi rộng C.Ổ sinh thái rộng. D. Khoảng chống chịu rộng. Câu 16 : Về mặt sinh thái, dấu hiệu nào sau đây không là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Mật độ. B. Độ đa dạng. C. Tỷ lệ đực, cái. D. Cấu trúc tuổi Câu 17 : Cho các thông tin sau : 1. Vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể 2. Không làm thay đổi tần số alen, chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen 3. Làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp 4. Làm phong phú vốn gen của quần thể 5. Làm giảm đa dạng di truyền 6. Làm thay đổi tần số alen của quần thể rất chậm 7. Tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa 8. Nhân tố tiến hóa qui định chiều hướng tiến hóa 9. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì càng dễ làm biến đổi tần số alen của quần thể Những thông tin nói về đột biến là ? A. 1,4,6,7,9 B. 1,3,4,9 C. 1,6,7 D. 1,4,6,7 Câu 18 : Vì sao các quần xã sinh vật ở vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần xã phân bố ở vùng ôn đới? A. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định B. Do nhiệt độ dao động nhiều, lượng mưa cao và khá ổn định C. Do nhiệt độ, lượng mưa không cao và khá ổn định D. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và không ổn định Câu 19 : Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc 2 cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tình theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là ? A. 1/4 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/2 Câu 20 : Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây (1) aaBBbb × AAAaBbbb (2) AAAaBBbb × AABBbb (3) AAaaBBbb × aaaaBBBb (4) AaBBbb × AAAABbbb (5) AAAaBBbb × aaaaBbbb (6) AAaaBBBb × AAaaBBBB Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời co có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 18 : 18 : 8 : 8 : 8 : 8 : 1 : 1 : 1 : 1 là A. 2,6 B. 1,5 C. 2,3 D. 2,4 Câu 21 : Phát biểu nào sau đây không đúng về giai đoạn tiến hóa hóa học ? A. Giả thuyết của Oparin và Handan là có sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo con đường tổng hợp hóa học, dưới tác động của nguồn năng lượng sinh học như ATP B. Từ axit amin, nhờ quá trình trùng phân tạo nên protein nhiệt C. Milo và Uray đã làm thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển của trái đất thời nguyên thủy gồm CH 4 , NH 3 , H 2 và hơi nước D. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học có sự tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ, sau đó từ chất hữu cơ đơn giản nhờ quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ Câu 22 : Ở ngô gen A – mầm xanh, a – mầm vàng; B – mầm mờ, b – mầm bóng; D – lá bình thường, d – lá bị cứa. Khi lai phân tích cây ngô dị hợp về cả 3 cặp gen thì thu được kết quả ở bảng 3. Bảng 3. Kết quả của phép lai ở ngô Giao tử của P KG của Fa Số cá thể % số cá thể Không trao đổi chéo (TĐC) ABD Abd ABD abd abd abd 235 270 69,6 TĐC đơn ở đoạn I Abd aBD Abd abd aBD abd 62 60 16,8 TĐC đơn ở đoạn II ABd abD ABd abd abD abd 40 48 12,1 TĐC kép ở đoạn I và II AbD aBd AbD abd aBd abd 7 4 1,5 Tổng cộng 726 100 Khoảng cách giữa a-b và b-d lần lượt là ? A. 17,55 và 12,85 B. 16,05 và 11,35 C. 15,6 và 10,06 D. 18,3 và 13,6 Câu 23 : Hình thức chọn lọc dẫn đến sự phân hóa quần thể ban đầu thành nhiều kiểu hình khác nhau là ? A. Chọn lọc ổn định C. Chọn lọc gián đoạn B. Chọn lọc ngẫu nhiên D. Chọn lọc vận động Câu 24 : Ở người.gen A quy định mắt đen, a quy định mắt xanh.B tóc quăn, b tóc thẳng. Nhóm máu do 3 alen: trong đó 2 alen đồng trội là I A , I B và alen lặn là I O .Biết các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Bố mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu B; mẹ mắt xanh, tóc quăn, nhóm máu A.Sinh con mắt đen, tóc thẳng , nhóm máu O. Kiểu gen của bố mẹ có thể là ? A. Bố AabbI B I O x Mẹ aaBBI A I O C. Bố AabbI B I O x Mẹ aaBbI A I O B. Bố AAbbI B I O x Mẹ aaBbI A I A D. Bố AabbI B I B x Mẹ aaBbI A I O Câu 25 : Mục đích của các “ ngân hàng gen ” đối với công tác chọn giống là ? A. Tạo ra các giống mới B. Trao đổi các kết quả lai giống giữa các quốc gia C. Lưu giữ và bảo quản các kết quả lai giống của các cơ sở nghiên cứu giống vật nuôi, cây trồng D. Tiết kiệm công sức và tài chính cho việc thu thập và tạo vật liệu ban đầu của công tác chọn giống Câu 26 : Một mARN nhân tạo có 3 loại nu với tỉ lệ A : U : G = 5 : 3 : 2. Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nu trên là ? A. 66% B. 68% C. 78% D. 81% Câu 27 : Một hệ thống được cấu tạo bởi các thành phần sau : vi sinh vật sản xuất, vi sinh vật phân giải, các chất vô cơ, hữu cơ và các nhân tố khí hậu . Đó là ? A. Một hệ sinh thái nông nghiệp B. Một quần xã sinh vật C. Một hệ sinh thái điển hình D. Chỉ là hỗn hợp một số thành phần sống và không sống Câu 28 : Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số 1 có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là : 1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI 3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDI Trình tự phát sinh đảo đoạn là ? A. 1 – 3 – 4 – 2 B. 1 – 4 – 2 – 3 C. 1 – 3 – 2 – 4 D. 1 – 2 – 4 – 3 Câu 29 : Điều nào sau đây có thể làm tăng tốc độ tiến hóa ? A. Môi trường biến đổi nhanh chóng C. Thời gian thế hệ dài B. Kích thước quần thể lớn D. Biến dị di truyền cao Câu 30 : Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F 1 , ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F 1 là: A. 7,5% B. 45,0% C.30,0% D. 60,0% Câu 31 : Hiện tượng nào sau đây là một ví dụ về cách li sau hợp tử ? A. Một loài ếch giao phối vào tháng tư và một loài ếch giao phối vào tháng năm B. Tinh trùng của cầu gai đực chỉ có thể xâm nhập vào các trứng cùng loài C. Con lừa lai con ngựa ra con la bất thụ D. Hạt phấn của một loài cà chua không thể nảy mầm trên bầu nhụy của các cây khác Câu 32 : Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F 1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng ở F 1 , đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F 1 là ? A. 3/8 B. 1/8 C. 1/6 D. 3/16 Câu 33 : Người ta không tác động tác nhân đột biến lên bộ phân nào sau của thực vật? A. Đỉnh sinh trưởng thân hoặc chồi C. Bầu nhụy B. Đỉnh sinh trưởng rễ D. Bao phấn Câu 34 : Trong một quần thể, xét cặp NST giới tính có 2 gen, gen I có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng trên X, gen II có 2 alen nằm trên vùng tương đồng trên X và Y. Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là ? A. 50 B. 60 C. 18 D. 80 Câu 35 : Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là ? A. Phân hóa mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể B. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể C. Phân hóa khả năng sinh sản của những cá thể trong quần thể D. Phân hóa khả năng sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể Câu 36 : Gen B có 900 nucleotit loại A và có tỉ lệ = 1,5 . Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của gen b là ? A. 3601 B. 3600 C. 3899 D. 3599 Câu 37 : Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen) > c g ( cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C= 0,5; c g = 0,4; c = 0,1. Quần thể này tuân theo định luật Hacdy- Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là ? A. 75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng B. 75% cánh đen : 15% cánh xám : 10% cánh trắng C. 25% cánh đen : 50% cánh xám : 25% cánh trắng D. 74% cánh đen : 25% cánh xám : 1% cánh trắng Câu 38 : Cho một số thành tựu sau đây : 1. Tạo ra quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen 2. Tạo ra giống cừu sinh sản protein của người trong sữa 3. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt 4. Tạo ra giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp β – caroten ( tiền chất tạo vitamin A trong hạt ) 5. Tạo ra giống có bộ NST gồm 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài 6. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen 7. Tạo ra chủng penicilium có hoạt tính penicilin tăng 200 lần 8. Tạo ra giống cây dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm Thành tựu không là ứng dụng của công nghệ gen là ? A. 1,2,5,6,8 B. 1,5,6,7,8 C. 2,3,4 D. 1,5,6 Câu 39 : Một gen có 2 alen,ở thế hệ xuất phát,tần số alen A = 0,2 ; a = 0,8. Sau 5 thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiểu hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a trong quần thể là ? A. 0,186 B. 0,146 C. 0,160 D. 0,284 Câu 40 : Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là ? A. 31,36% B. 87,36% C. 81,25% D. 56,25% Câu 41 : Một phụ nữa lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách trong cặp NST giới tính ở giảm phân I. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể 2n + 1 ? A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D. 75% Câu 42 : Nuôi cấy một tế bào E.coli ( chứa một phân tử ADN dài 1,02 mm có các nucleotit chứa N 15 ) ở môi trường chỉ có N 14 . Quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 512 tế bào con. Tổng số nucleotit chứa N 14 cần cho sự phân chia của vi khuẩn nói trên ? A. 3072 . 10 6 B. 3066 . 10 6 C. 3060 . 10 6 D. 12 . 10 6 Câu 43 : Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là ? [...]... thể, làm giảm đa dạng di truyền Câu 50 : Để xác định gen quy định một tính trạng ở người là trội hay lặn, người ta sử dụng phương pháp ? A Nghiên cứu di truyền học phân tử C Nghiên cứu tế bào học B Nghiên cứu phả hệ D Nghiên cứu trẻ đồng sinh Đáp án 1.D 11.B 21.A 31.C 41.C 2.C 12.A 22.D 32.C 42.B 3.C 13.A 23.C 33.B 43.B 4.B 14.C 24.C 34.D 44.B 5. B 15. C 25. D 35. A 45. D 6.C 16.B 26.A 36.D 46.B 7.D 17.D... A 12, 25% B 30% C 35% D 5, 25% Câu 49 : Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng ? A Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa duy nhất không làm thay đổi tần số alen B Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của quần thể C Đột biến và di nhập gen làm phong phú vốn gen D Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên là cặp nhân tố làm nghèo vốn gen của quần... nhiễm sắc thể thường qui định Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên ? A 1/12 B 1/36 C 1/24 D 1/8 Câu 45 : Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen là ABCDEGH Sau... NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen là ABCDEGH Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEGHK Dạng đột biến này ? A Không làm thay đổi hình thái của NST B Được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST C Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng D Được sử dụng để chuyển gen Câu 46 : Dạng quan hệ nào sau đây trong quần thể không cùng loại với các quan hệ còn lại ? A Bồ nông xếp... bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ B Cá mập con nở trước sử dụng ngay trứng chưa nở làm thức ăn C Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được nhiều trâu rừng có kích thước lớn hơn D Hiện tượng liền rễ của 2 cây thông nhựa mọc gần nhau Câu 47 : Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng... 22.D 32.C 42.B 3.C 13.A 23.C 33.B 43.B 4.B 14.C 24.C 34.D 44.B 5. B 15. C 25. D 35. A 45. D 6.C 16.B 26.A 36.D 46.B 7.D 17.D 27.C 37.A 47.D 8.B 18.A 28.A 38.B 48.A 9.A 19.A 29.A 39.C 49.D 10.D 20.A 30.B 40.B 50 .B . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC 20 15 MÔN : SINH HỌC Câu 1 : Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaX B Y tiến hành giảm phân thành giao tử, trong đó ở một số bào, cặp NST mang cặp. ở đoạn I và II AbD aBd AbD abd aBd abd 7 4 1 ,5 Tổng cộng 726 100 Khoảng cách giữa a-b và b-d lần lượt là ? A. 17 ,55 và 12, 85 B. 16, 05 và 11, 35 C. 15, 6 và 10,06 D. 18,3 và 13,6 Câu 23 : Hình thức. hệ sinh thái nông nghiệp B. Một quần xã sinh vật C. Một hệ sinh thái điển hình D. Chỉ là hỗn hợp một số thành phần sống và không sống Câu 28 : Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số 1