1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính

36 8,3K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 272,5 KB

Nội dung

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Trang 1

I) CÁC QUAN ĐIỂM VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1 quan điểm 1 :

1.1 Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quátrình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong thực tế, các quan hệ tàichính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợphàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế Tuy nhiên, đó khôngphải là một hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyêntắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chấtđặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng Giữa các bộ phận nàyluôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tàichính

Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhau trong một

cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trên các lĩnh vựckhác nhau nhưng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo những quy luật nhấtđịnh

Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực: tạo ranguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển các nguồn tàichính (dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệ thống tài chínhthực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân là đảm bảonhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội

1.2 Cấu trúc của hệ thống tài chính.

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộ phậndẫn vốn bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, thị trườngtài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức

xã hội, tài chính đối ngoại

Trang 2

Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính được tạo ra, đồngthời cũng là nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức độ và phạm

vi khác nhau Trong hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn này có mối liên hệthường xuyên với nhau thông qua những mối quan hệ nhất định

1.2.1 Tài chính doanh nghiệp.

Chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu húttrở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế trong hệ thốngtài chính, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào có khả năng táitạo ra các nguồn tài chính Do vậy nó có khả năng tác động rất lớn đến đờisống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất Tài chínhdoanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tàichính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khácnhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán mỗiquan hệ đều có những nét khác biệt và có những tác động khác nhau đến tàichính doanh nghiệp Chính sự đa dạng này phản ánh mối quan hệ giữa tàichính doanh nghiệp với các bộ phận khác trong hệ thống tài chính

Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản của bộ phận tài chính doanhnghiệp thể hiện ở chỗ: nó bao gồm những quan hệ tài chính vận hành theo

cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao Chính nhờ cơ chế này mà nguồntài chính được tăng cường và mở rộng không ngừng, đáp ứng tốt nhu cầu vềvốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.2.Ngân sách Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước ngắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước,đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhànước thực hiện được nhiệm vụ của mình Trong điều kiện của nền Kinh tếthị trường Ngân sách Nhà nước còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ môcủa nền kinh tế – xã hội Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều

Trang 3

tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Để thực hiệnđược các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có các nguồn vốn được tậptrung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp Ngân sáchNhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi đầu tưkinh tế Việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước cho các mục đích khác nhau

sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn Như vậy hoạt động thu –chi của Ngân sách Nhà nước đã làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế giữanhà nước với các tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân cư, nhà nước vớicác nhà nước khác Các mối quan hệ kinh tế giữa một tụ điểm vốn quantrọng: Ngân sách Nhà nước với các bộ phận khác của hệ thống tài chính

1.2.3 Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội

Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính Hoạt động tàichính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính ở nước tanhững năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biện pháp thích hợp, chúng

ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ các hộ gia đình đểphục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn góp phần to lớn vàoviệc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhànước

1.2.4 Tài chính đối ngoại

Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hoá thì hệthống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đốingoại hết sức phong phú Trên thực tế, những quan hệ này không tập trungvào một tụ điểm nhất định mà chúng phân tán, đan xen vào các quan hệ tàichính khác Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt quan trọng củaquan hệ tài chính đối ngoại cho nên người ta thừa nhận nó hình thành một bộphận tài chính có tính chất độc lập tương đối Với những kênh vận động củatài chính như viện trợ, thanh toán xuất nhập khẩu nếu chỉ đứng trên góc độ

Trang 4

của từng tụ điểm vốn ở trong nước để xem xét thì hoạt động tài chính đốingoại được xem như là một trong số các biện pháp để huy động nguồn thucho Ngân sách Nhà nước (qua viện trợ, vay nợ từ nước ngoài), huy động vốncủa các doanh nghiệp (qua liên doanh, góp vốn cổ phần) đối với hoạt độngtài chính đối ngoại phải đứng trên góc độ tổng hợp, toàn cục để xem xét,nghiên cứu Khi đó các mối quan hệ cụ thể, cục bộ sẽ hoà nhập vào một tụđiểm duy nhất và quan hệ tài chính sẽ xảy ra giữa hai tụ điểm lớn, đó là quan

hệ giữa tài chính quốc gia và tài chính quốc tế và hoạt động tài chính quốc tếcũng có những nét đặc thù riêng và chịu sự tác động của những quy luật biếnđộng tài chính quốc tế

1.2.5 Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian

Hoạt động của thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ nhữngngười có vốn sang những người cần vốn thông qua hoạt động tài chính trựctiếp Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cầnvốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặc thực hiện các mónvay thế chấp Những người có vốn sẽ sử dụng tiền vốn của mình để mua vàocác công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó Như vậy, vốn đã được chuyển từngười có vốn sang người cần vốn một cách trực tiếp Với chức năng này, thịtrường tài chính có chức năng thu hút mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tưphát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung của toàn nền kinh tế và cảithiện mức sống của người tiêu dùng ngay cả khi khả năng thực tế về tàichính của họ chưa cho phép

Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốnthông qua hoạt động tài chính gián tiếp Trước hết các trung gian tài chínhhuy động vốn từ những người có vốn (người tiết kiệm) bằng nhiều hình thức

để tạo thành vốn kinh doanh của mình Sau đó, sử dụng vốn kinh doanh này

để cho người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác Bằng

Trang 5

cách này, các trung gian tài chính đã tập trung được các nguồn vốn nhỏ, từcác hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng nhucầu của người cần vốn từ những khối lượng vay nhỏ đến những khối lượngvay lớn, từ những cá nhân chưa từng ai biết đến tới những công ty lớn cótiếng trên thị trường Chính vì vậy, các trung gian tài chính đã đáp ứng đượcnhững nhu cầu mà thị trường tài chính không giải quyết được, hoặc giảiquyết không có hiệu quả Tuỳ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt động, các trunggian tài chính được chia thành các ngân hàng thương mại và các tổ chức tàichính trung gian phi ngân hàng như công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công tytài chính

2.1 Về thực trạng phát triển thị trường tiền tệ

Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng

thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các

NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm

Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-

2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất

cơ bản trước đó Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suấthuy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng

Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu

Trang 6

vào của các TCTD Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn

Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét

Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền

tệ phát triển

3.1 Về thực trạng phát triển thị trường tiền gửi và huy động vốn:

Đây là thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất và sôi động nhất giữa các

tổ chức trung gian tài chính trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:

- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ Tính đến nay trong cả nước đã mở được khoảng trên 1.300.000 tài khoản cá nhân, trong đó có khoảng trên 750.000 tài khoản của các chủ thể

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế - xã hội Giữa các TCTD cạnh tranh thu hút tiền gửi của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm

xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm: đây là hình thức huy động vốn truyềnthống giữa các TCTD và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Thời gian gần đây, để khuyến khích khách hàng, một số ngân hàng thương mại đưa ra dịch vụ: gửi một nơi lĩnh nhiều nơi, tiết kiệm tích lũy hay còn gọi là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gắn với bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm lũy tiến trả lãi theo số tiến gửi càng cao thì lãi suất càng cao, tiết kiệm linh hoạt tức là khách được chủ động rút tiền ra bất cứ lúc nào có nhu cầu và lãi suất tính theo số ngày thực tế gửi tương ứng với kỳhạn gần nhất, tiết kiệm dự thưởng

Trang 7

- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu là huy động vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn

Trong những năm gần đây, đã có sự cạnh tranh sôi động trên thị trường thu hút tiền gửi và thị trường huy động vốn, đặc biệt là các tổ chức trung gian tàichính thực hiện rất đa dạng và phong phú các sản phẩm và dịch vụ thu hút tiền gửi, huy động vốn

Tuy nhiên trong việc phát triển thị trường này, có thể thấy một tồn tại lớn là chưa thu hút được tối đa tiền gửi không kỳ hạn, tiền nhàn rỗi trong dân cư vào hệ thống ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng hay rút tiền mặt ra chi tiêu bất cứ lức nào có nhu cầu Đây là nguồn vốn rất lớn và rất quan trọng, tạo đà cho phát triển thị trường tiền tệ, bởi vì nó gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, gia tăng vốn khả dụng cho các TCTD

4.1 Về quá trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán:

Sau một thời gian xây dựng và phát triển, đến nay đã có trên 100 công ty niêm yết cổ phiếu và một số loại trái phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực này, hệ thống ngân hàng tiếp tục đóng vai trò tích cực trong phát triển thị trường chứng khoán, với hầu hết trong số gần 50 công ty kinh doanh chứng khoán đang hoạt động là trực thuộc các ngân hàng thương mại, với đa dạng các nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, cho vay thanh toán chứng khoán Hầu hết các công ty này đều kinh doanh có hiệu quả Một số công ty đã tổ chức đại lý đấu thầu cổ phiếu của một số NHTM cổ phần phát hành mới tăng thêm vốn điều lệ

NHNN cũng đã ban hành quy định tạm thời về việc niêm yết cổ phiếu của NHTM cổ phần trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hiện nay nhiều NHTM cổ phần đã sẵn sàng niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Được biết hiện nay NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã

có đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vấn đề này

Tuy chưa chính thức niêm yết giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng thời gian qua, cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần đã giao dịchđơn lẻ, không chính thức trên thị trường phi tập trung OTC Mệnh giá cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần được giao dịch cao gấp 1,1 lần đến 2,5 lần

so với mệnh giá ban đầu Uy tín trong và ngoài nước của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng tăng lên Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và

Trang 8

ngân hàng nước ngoài đã và đang mua cổ phần, chuyển giao công nghệ ngânhàng hiện đại, hỗ trợ về tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần.

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Theo kế hoạch, Ngân hàng ngoại thương Việt Namđang triển khai bước đầu tiên cổ phần hóa Tổng giá trị cổ phiếu phát hành trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán để tăng vốn điều lệ vào khoảng 1.000 tỷ đồng

Với khối lượng giá trị cổ phiếu lớn như vậy nếu được giao dịch và niêm yết trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì chứng khoán giao dịch chủ yếu của hai Trung tâm này sẽ là cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Tiếp theo đó sẽ là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng Đầu tư-phát triển Việt Nam cũng đề nghị được cổ phần hóa Khi đó chắc chắn hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán

sẽ sôi động hẳn lên, tạo nền tảng mới cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

5.1 Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường tài chính ở nước ta

Về thị trường vốn ngắn hạn hay còn gọi là thị trường tiền tệ Nhìn chung thị trường này chưa phát triển và Ngân hàng Nhà nước NHTW, chưa thực sự đóng vai trò can thiệp có hiệu quả vào thị trường này Các loại lãi suất của NHTW: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước có tác động rõ nét đến thị trường Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là công cụ dự trữ bắt buộc thiếu linh hoạt Các NHTM và Tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho chính các NHTM

Về thị trường chứng khoán Có thể khẳng định rằng, trong tiến trình phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam, tiềm năng của việc tham gia của các NHTM là rất lớn Việc các NHTM cổ phần niêm yết cổ phiếu trên Trungtâm giao dịch chứng khoán, các NHTM NN cổ phần hóa thực hiện phát hành

cổ phiếu lần đầu trên Trung tâm, cũng như tới đây sẽ có thêm một số Công

ty kinh doanh chứng khoán của các NHTM đi vào hoạt động sẽ tạo đà thúcđẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa

Song cho đến thời điểm này, mới chỉ có gần 100 công ty cổ phần niêm yết

cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít, tạo ra sự nghèo nàn hàng hóa trên thị trường chứng khoán Cổ phiếu

Trang 9

của các NHTM chưa được niêm yết và giao dịch cũng phần nào hạn chế tínhsôi động của thị trường Tính thanh khoản của thị trường chưa cao Thông tin chưa thật sự minh bạch.

6.1 Nguyên nhân của tình trạng trên:

Ngân hàng TW chưa thực sự mạnh, năng lực điều hành chính sách tiền tệ và vận hành nghiệp vụ NHTW còn hạn chế Họat động dịch vụ của các NHTM

và TCTD chưa phát triển Tiến trình cơ cấu lại các NHTM chưa đạt được các kết quả như dự kiến, đặc biệt là xử lý nợ xấu đang có xu hướng gia tăng trở lại Việc tăng vốn điều lệ để đảm bảo tỷ lệ an toàn theo thông lệ quốc tế.Tiến trình cổ phần hóa DNNN nói chung, cổ phần hóa NHTM Nhà nước nóiriêng còn rất chậm, đây cũng là lực cản cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Bên cạnh đó, việc Hội đồng quản trị các NHTM cổ phần

có tư tưởng chần chừ, chậm đưa cổ phiếu của các NHTM cổ phần của mình niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, cũng làm chậm tiến trình nói trên

7.1 Giải pháp và kiến nghị cho phát triển thị trường tài chính ở nước ta trong thời gian tới:

Việt Nam không thể đẩy quá nhanh việc xây dựng thị trường tài chính, cũng như thị trường chứng khoán vượt lên trên sự phát triển chung của nền kinh

tế, tức là phải phát triển đồng bộ, tất nhiên là phải có sự ưu tiên xây dựng các tiền đề, cơ sở hạ tầng nào đó Chúng ta không thể nôn nóng, cũng như không thể ngồi chờ cho đủ điều kiện được Như phần đầu bài viết đã đề cập, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán có mối liên hệ mật thiết với nhau Khi lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, khi thị trường tiền tệ nóng lên, thì thị trường chứng khoán cũng sôi động Phát triển thị trường tiền tệ, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn trong nền kinh tế, nâng cao khả năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ của các tổ chức trung gian tài chính, tạo điều kiện cho các tổ chức này sẵn sàng tham gia có hiệu quả trên thị trường chứng khoán Theo đó một số đề xuất và kiến nghị như sau:

- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính, trực tiếp là Ủy ban chứng khoán Nhà nước phối hợp chặt chẽ mạnh dạn đưa 2-4 NHTM cổ phần đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Phối hợp chặt chẽ,trên cơ sở tài trợ quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo, khóa đào tạo, tập huấn ngắn ngày về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán Bộ Tài chính cũng nên cùng NHNN tập

Trang 10

trung tháo gỡ vướng mắc trong việc định giá NHTM và một số giải pháp khác đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa hai NHTM NN đầu tiên theo kế hoạch.

- Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay Cần có cơ chế để các NHTM cổ phần

và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay

- Ngân hàng Nhà nước có biện pháp bảo đảm tính hệ thống của Quỹ tín dụng, có cơ chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và cácdạng khác của thị trường tiền tệ so NHNN tổ chức, vận hành

- NHNN nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của NHNN trên thị trường này Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Bản thân các Tổ chức trung gian tài chính cần phải nhanh chóng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của mình, nhất là nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường tiền tệ theo thông lệ quốc tế Các NHTM mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và thu hút tiền gửi không kỳhạn, dịch vụ thanh toán cho khách hàng Đây cũng chính là các nhà đầu tư

cá nhân trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới, cũng như là khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán mà Ngân hàng thương mại cần nhằm tới thu hút./

Trang 11

2 Quan điểm 2: Căn cứ theo vai trò kiểm soát của nhà nước , đặc biêt là kiểm soát với lãi suất thì: hệ thống tài chính chia thành hai mô hình là hệ thống tài chính được kiểm soát và hệ thống tài chính tự do.

*Hệ thống tài chính được kiểm soát:

+ Đặc trưng:

-Lãi suất ngân hàng được ấn định, kiểm soát chặt chẽ và gần như cố định -Tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao

-Tông tại tình trạng phân bổ và chỉ định tín dụng

- Không tồn tại yếu tố cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng độc quyền bởi nhà nước

-Sự can thiệp và kiểm soát của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng thuộc

sở hữu nhà nước là điều kiện để kiểu hệ thống tài chính này tồn tại và phát triển +Mục đích: ổn định kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển +Nơi áp dụng: một số nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi

+Ưu điểm:

-ổn định kinh tế vĩ mô

-Thâm hụt ngân sách thấp

+Hạn chế:

-lãi suất thực âm

-Các tài sản tài chính k có tính lỏng hoặc tính lỏng thấp

-Gây sự khác biệt về lãi suất tín dụng

-Gây nên tình trạng tập trung đầu tư vào các tài sản không bị ảnh hưởng bởi lạm phát: vàng, bất động sản nên gây nên tình trạng thếu vốn đầu tư phát triển khinh tế

-Gây ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước

Trang 12

-Nhà đầu tư phải dựa vào phần lớn vốn tự có để kinh doanh.

Ở Việt Nam: hoạt động theo nguyên tắc này gồm có:

- ngân hàng nhà nước Việt nam: hoạt động nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt đọng ngân hàng và hệ thống tín dụng, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa thông qua các chính sách

-Quỹ bảo hiểm xã hội

- Ngân hàng chính sách xã hội

- quỹ tín dụng trung ương

Ví dụ:

Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước được duy trì trong 1 khoảng thời gian và do ngân hàng ấn định.

Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng

Trang 13

12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 05/11/200813.0%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/200814.00%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 01/10/2008

Trang 14

14%/năm 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 01/09/200814%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 01/07/200814%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/200812,00% 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 01/06/2008

Trang 15

(8,25%/năm) 581/QĐ-NHNN 30/3/2006 01/04/20060,6875%/tháng

(8,25%/năm) 311/QĐ-NHNN 28/2/2006 01/03/20060,6875%/tháng

(8,25%/năm) 140/QĐ-NHNN 26/01/2006 01/02/20060,6875%/tháng

(8,25%/năm)

1894/QĐ-NHNN

8,25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/20050,65%/tháng

(7,8%/năm) 1246/QĐ-NHNN 26/8/2005 01/09/20050,65%/tháng 1103/QĐ-NHNN 28/7/2005 01/08/2005

Trang 16

0,65%/tháng

(7,80%/năm) 936/QĐ-NHNN 30/6/2005 01/07/20050,65%/tháng

(7,80%/năm) 781/QĐ-NHNN 31/5/2005 01/06/20050,65%/tháng

(7,80%/năm) 567/QĐ-NHNN 29/4/2005 01/05/20050,65%/tháng

(7,80%/năm) 315/QĐ-NHNN 25/03/2005 01/04/20050,65%/tháng

(7,8%/năm) 211/QĐ-NHNN 28/2/2005 01/03/20050,65%/tháng

(7,80%/năm) 93/QĐ-NHNN 27/1/2005 01/02/20050,625%/tháng

(7,5%/năm) 1079/QĐ-NHNN 31/8/2004 01/09/20040,625%/tháng

(7,50%/năm) 968/QĐ-NHNN 29/7/2004 01/08/20040,625%/tháng

(7,5%/năm) 797/QĐ-NHNN 29/6/2004 01/07/20040,625%/tháng

(7,5%/năm) 658/QĐ-NHNN 28/05/2004 01/06/20040,625%/tháng

(7,5%/năm)

2210/QĐ-NHNN

Trang 18

-Không tồn tại chỉ định và phân bố tín dụng.

-Chịu sức ép cạnh tranh của thị trường tài chính trong vệc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế

-Các định chế tài chính lại giữ một vị trí quan trọng trong việc phân bổ nguồn lực tài chính

+Mục đích: thúc đẩy cạnh tranh để tạo động lực phát triển kinh tế

+ Nơi áp dụng: các nước có nền kinh tế phát triển

+Ưu điểm:

- Làm tăng lãi suất thực

- Tăng vốn đầu tư nước ngoài

- Tăng hiệu quả đầu tư

+ Hạn chế:

- Gây ổn định kinh tế vĩ mô

- Rủi ro cao, khủng hoảng ngân hàng

Các tổ chức tài chính ở Việt Nam hoạt đọng theo nguyên tắc này gồm có:

- Các ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w