Cơ chế ba bên là một trong những nét riêng và có thể nói là nét đặc thù nhất của luật lao động.
Đề 12: Phân tích và nêu quan điểm về yếu tố chủ thể trong cơ chế 3 bên. A. LỜI MỞ ĐẦU: Cơ chế ba bên là một trong những nét riêng và có thể nói là nét đặc thù nhất của luật lao động. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội, để hướng tới mục tiêu căn bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và giữ gìn hòa bình công nghiệp. Vậy yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên là gì? B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Khái niệm về cơ chế ba bên. Có thể nói, dưới góc độ chung nhất, cơ chế ba bên là cơ cấu/hình thức và biện pháp được sử dụng với sự tham gia của bên: NLĐ – NSDLĐ – Nhà nước (chủ thể của cơ chế ba bên), nhằm xây dựng và thực thi chính sách pháp luật và các tiêu chuẩn lao động, xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động, với mục đích phát triển quan hệ lao động trở nên tốt đẹp, theo định hướng của Nhà nước. 2. Phân tích về yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên. - Cơ chế ba bên chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, khi mà quan hệ lao động đã phát triển đến một mức nhất định. - Cơ chế ba bên có hệ thống chủ thể đặc biệt, đó là: NLĐ – NSDLĐ – Nhà nước. Hệ thống chủ thể này phản ánh mối quan hệ xã hội rất phức tạp, trong đó mỗi chủ thể lại có một loại lợi ích riêng. Cơ chế ba bên không giống như quan hệ đa phương trong lĩnh vực khác (trong dân sự, thương mại các chủ thể được tự do thỏa thuận). Còn trong quan hệ lao động, NLĐ không được thể hiện ý chí của mình mà thường bị NSDLĐ áp đặt. Thành quả của lao động như là chiếc bánh mà những người tham gia (NLĐ-NSDLĐ) ai cũng muốn phần của mình nhiều hơn, do đó đã dân đến mâu thuẫn. Trong bối cảnh đó, nhà nước với tư cách chủ thể có quyền kiểm soát và quản lí xã hội, phải tham gia và trở thành một bên để điều hòa những tiêu cực nảy sinh hoặc hạn chế các tiêu cực đó trong đời sống lao động. - Cơ chế ba bên là cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ. Vì vậy lẽ đương nhiên trong thời kì công xã nguyên thuỷ không thể có cơ chế này. Song cũng không phải khi Nhà nước ra đời thì cơ chế ba bên cũng đồng thời xuất hiện. Thời kì chiếm hữu nô lệ với sự độc quyền của chủ nô đối với nô lệ – NLĐ của mình, thời kì phong kiến với sự Luật lao động 1 ràng buộc suốt đời của người nông dân vào ruộng đất của địa chủ phong kiến cho thấy không có điều kiện để cơ chế ba bên ra đời. Giai đoạn đầu, các quốc gia tư bản chủ nghĩa không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ lao động với tư cách là quan hệ độc lập. Vì vậy trên thực tế, cho đến cuối thế kỉ XVIII, quan hệ giữa người thuê lao động và người đi làm thuê vẫn được xem như những quan hệ dân sự thuần tuý, Nhà nước hầu như không can thiệp vào mối quan hệ này và cơ chế ba bên cũng chưa xuất hiện. Đến đầu thế kỉ XIX, với sự phát triển đột phá của khoa học kĩ thuật, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, quá trình công nghiệp hoá diễn ra với tốc độ cao. Lúc này các ông chủ tư bản “đua nhau” đầu tư tiền của và thuê mướn lao động để thực hiện “tham vọng” lợi nhuận của mình. Trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các nhà tư bản không từ bỏ bất kì thủ đoạn nào, bóc lột lao động một cách thậm tệ. Quan hệ chủ – thợ ngày càng phức tạp. NLĐ liên kết lại thành lập nên các tổ chức (nghiệp đoàn) của mình để đấu tranh bảo vệ và giành quyền lợi. Các cuộc đấu tranh (bãi công, biểu tình) của NLĐ ngày càng mạnh mẽ và nổ ra ở khắp nơi có diễn ra quan hệ lao động. Trong nhiều trường hợp, các cuộc đấu tranh của NLĐ nhằm vào các nhà cầm quyền với yêu sách phải ban hành những đạo luật phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho họ với tư cách là những NLĐ làm thuê. Để đối phó với làn sóng đấu tranh này, NSDLĐ cũng liên kết thành lập nên các hiệp hội của họ. Trước tình hình này, Nhà nước không thể tiếp tục đối xử với quan hệ chủ – thợ như quan hệ dân sự thuần tuý như giai đoạn trước, mà phải thừa nhận đó là quan hệ có những đặc trưng riêng biệt và cần một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng (quan hệ lao động được điều chỉnh bởi Luật lao động). - Cơ chế ba bên gồm: Nhà nước – NLĐ – NSDLĐ. Lới ích giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn luôn đối lập và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Để quan hệ lao động trở nên tốt đẹp và theo định hướng của nhà nước, Nhà nước sẽ là người ở giữa để điều hòa mối quan hệ lao động đó. Chẳng hạn: khi NLĐ-NSDLĐ mâu thuẫn với nhau về chế độ tiền lương, thời gian làm việc thì nhà nước sẽ can thiệp bằn việc bằng việc quy định cụ thể về mức lương tối thiểu mà NLĐ có thể đảm bảo cuộc sống, thời gian làm việc phù hợp. Để làm sao vửa đảm bảo được lợi ích cả của NLĐ-NSDLĐ. Nhà nước là một chủ thể đặc biệt nên có thể giải quyết các vấn đề phát sinh sao cho phù hợp bằng các công cụ pháp lý. Luật lao động 2 3. Quan điểm về yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên. Có thể nói, cơ chế ba bên đã và đang tạo ra nhưng thay đổi trong quan hệ lao động. Nhờ có cơ chế ba bên mà đã làm tăng cường khả năng đối thoại của xã hội (social dialogues). Đây cũng là vấn đề mà tổ chức ILO khuyến cáo các chính phủ của các nước thành viên chú trọng. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước ngày càng tăng lên thì trong quan hệ lao động Nhà nước sẽ chuyển dần hoặc tìm ra các phương thức mới để bàn giao công việc được coi là của Nhà nước cho các cơ cấu xã hội thích hợp. Điều đó mang lại lợi thế về mặt xã hội cũng như về mặt thực tiễn. Vì như vậy, sẽ tăng cường tính dân chủ trong các hoạt động quản lí Nhà nước, mặt khác tăng thêm tính đa chiều trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. C. KẾT BÀI. Sự chia sẻ giữa các bên trong qua hệ lao động và nhà nước đối với những khó khăn, những bế tắc trong quá trình duy trì và vân động của quan hệ lao động. Trong quá trình giải quyết nhưng mâu thuẫn về quyền lợi ở những cấp độ khác nhau sẽ tạo nên những cơ hội tốt cho việc làm trong lành các mối quan hệ xã hội, đặc biệc là quan hệ giai cấp giữa chủ và thợ nhằm tạo ra sự ổn định cho quá trình phát triển xã hội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, tập 2, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà Nội.2010. 2. http://www.moj.gov.vn 3. WWW.chinhphu.vn 4. WWW.laodong.com.vn Luật lao động 3 . Vậy yếu tố chủ thể trong cơ chế ba bên là gì? B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Khái niệm về cơ chế ba bên. Có thể nói, dưới góc độ chung nhất, cơ chế ba bên là cơ. Đề 12: Phân tích và nêu quan điểm về yếu tố chủ thể trong cơ chế 3 bên. A. LỜI MỞ ĐẦU: Cơ chế ba bên là một trong những nét riêng và có thể nói là