đề thi thử đại học môn sinh các trường THPT trên toàn quốc đề số (13)

7 270 0
đề thi thử đại học môn sinh các trường THPT trên toàn quốc đề số  (13)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Page 1 ĐỀ SỐ 20 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY – NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 – NĂM 2011 Mã đề: 132 Câu 1: Một quần thể cây đậu Hà Lan có tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ nhất là 0,3AA : 0,3Aa : 0,4aa, khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ thứ 4 tính theo lý thuyết tỉ lệ các kiểu gen là: A. 0,2515 AA : 0,1250 Aa : 0,62350 aa. B. 0,43125 AA : 0,0375 Aa : 0,53125 aa. C. 0,5500 AA : 0,1500 Aa : 0,3000 aa. D. 0,1450 AA : 0,3545 Aa : 0,5005 aa. Câu 2: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nnhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n-2; 2n; 2n+2+1. C. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. Câu 3: Ở ruồi giấm, alen B qui định thân xám trội so với alen b qui định thân đen, alen V qui định cánh dài trội so với alen v qui định cánh cụt. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng xám, dài và đen cụt thu được F1. Cho các ruồi F 1 giao phối với nhau thu được F 2 phân ly theo tỉ lệ : 66 % xám dài : 9% xám cụt : 9% đen dài : 16% đen cụt. Tần số hoán vị gen là: A. 16%. B. 36%. C. 32%. D. 40%. Câu 4: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là: A. chọn lọc chống lại thể dị hợp. B. chọn lọc chống lại thể đồng hợp. C. chọn lọc chống lại alen lặn. D. chọn lọc chống lại alen trội. Câu 5: Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội trội hoàn toàn. Phép lai AaBbCcDd × AaBbCcdd cho tỉ lệ kiểu hình chỉ mang một tính trạng trội đời con là: A. 27/ 128. B. 10 / 128. C. 9 / 64. D. 9 / 32. Câu 6: Tại sao các loài thường phân bố trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang? A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng. B. Do nhu cầu sống khác nhau. C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài. D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài. Câu 7: Ở động vật có vú, số lượng các cá thể có nhiễm sắc thể bất thường kiểu XO thường hiếm hơn nhiều so với các cá thể có nhiễm sắc thể kiểu XXY. Vì vậy, người ta tiên đoán rằng: A. Các cá thể có nhiễm sắc thể kiểu XO có khả năng sinh sản kém hơn các cá thể XXY. B. Các cá thể có nhiễm sắc thể kiểu XO có sức sống kém hơn các cá thể XXY. C. Sự khác biệt liên quan đến giới tính của các cá thể. D. không có điều nào trên là đúng. Câu 8: Trong tế bào ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau đây: 1. ADN kết hợp với prôtêin theo tỷ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản; 2. Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin theo tỷ lệ tương đương tạo thành sợi nhiễm sắc; 3. Gen (ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin; 4. Prôtêin enzim (Pôli III) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN; Page 2 5. Prôtêin (Represson) đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích vùng khởi động; 6. Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN; Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền. A. 3, 4, 5, 6. B. 1,3, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5. D. 2, 3, 4, 6. Câu 9: Cho phép lai sau: AaBBDdEeff x AaBbDdeeFf. Biêt rằng các gen phân li độc lập, gen trội trội hoàn toàn, quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường. Số loại kiểu gen và kiểu hình ở F1 là: A. 54 và 4. B. 54 và 16. C. 72 và 4. D. 128 và 8. Câu 10: Điều không đúng về liệu pháp gen A. dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể vào cơ thể người bệnh. B. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến. C. nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vần đề của y học. D. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành. Câu 11: Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều A. giống nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. B. khác nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan. C. khác nhau về hình dạng chung nhưng giống nhau về quá trình phát sinh các cơ quan . D. giống nhau về hình dạng chung nhưng khác nhau về quá trình phát sinh các cơ quan . Câu 12: Giả thiết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các nhóm máu là: A= 0,45; B = 0,21; AB = 0,3; O = 0,04. Gọi p là tần số tương đối của alen I A , còn q là I B , r là i. Tần số tương đối của các alen quy định nhóm máu là bao nhiêu? A. p= 0,2; q= 0,7; r= 0,1. B. p= 0,3; q= 0,4; r= 0,3. C. p= 0,4; q= 0,3; r= 0,4. D. p= 0,5; q= 0,3; r= 0,2. Câu 13: Để xác định vị trí của gen người ta dựa vào dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào: A. mất đoạn. B. đảo đoạn có tâm động. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 14: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ hỗ trợ? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể. Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Thể song nhị bội sinh sản không bình thường còn thể tứ bội sinh sản bình thường. B. Thể song nhị bội và thể tứ bội đều bất thụ. C. Thể tứ bội sinh sản được còn thể song nhị bội thì bất thụ. D. Thế song nhị bội giảm phân cho giao tử bình thường còn thể tứ bội giảm phân bị rối loạn và không cho giao tử bình thường. Câu 16: Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng alen a gây bệnh là lặn so với alen A không gây bệnh và không có đột biến xảy ra ở các cá thể trong phả hệ: Page 3 Kiểu gen của những người: I1, II4, II5 và III1 lần lượt là: A. X A X A , X A X a , X a X a và X A X a . B. X A X A , X A X a , X a X a và X A X A . C. Aa, aa, Aa và Aa. D. aa, Aa, aa và Aa. Câu 17: Khi cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ với mắt trắng thu được F1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho F1 lai phân tích thu được kết quả sau: Phép lai 1: ♀F1 x ♂ trắng → Fa-1 : 3 trắng : 1 đỏ Phép lai 2: ♂ F1 x ♀ trắng → Fa-2 : 1 ♀ đỏ : 1 ♀ trắng : 2♂ trắng Nếu cho F1 tạp giao với nhau thì tỉ lệ ruồi cái thuần chủng mắt trắng thu được ở F2 là: A. 1 / 2. B. 1 / 16. C. 1 / 8. D. 1 / 4. Câu 18: Ở một loài thú, tính trạng màu sắc lông do một dãy alen quy định: H V : lông vàng; H N : lông nâu; H Đ : lông đen; H T : lông trắng. Phép lai 1: lông vàng x lông trắng → 100% lông vàng. Phép lai 2: lông đen x lông đen → 3 lông đen : 1 lông nâu. Phép lai 3: lông nâu x lông vàng → 1 lông vàng : 2 lông nâu : 1 lông trắng. Dựa vào kết quả các phép lai trên. Hãy xác định tương quan trội lặn giữa các alen: A. H N >H Đ >H V >H T . B. H T >H Đ >H V >H N . C. H Đ >H N >H V >H T . D. H V >H Đ >H N >H T . Câu 19: .Một gen dài 0,425µm, có tỷ lệ A / G = 2 / 3. Đột biến làm các loại nuclêôtit thay đổi nhưng tổng số nuclêôtit không đổi. Gen đột biến có tỷ lệ : A + T/ G + X = 0,66. Đột biến gen thuộc dạng nào và liên quan đến bao nhiêu cặp nuclêôtit ? A. Thay 2 cặp A – T bằng 2 cặp G – X. B. Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X. C. Thay 3 cặp G – X bằng 3 cặp A – T. D. Thay 2 cặp G – X bằng 2 cặp A – T. Câu 20: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có các alen T và t. Quần thể có 51% cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,58. B. 0,3. C. 0,7. D. 0,4117. Câu 21: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi rất nhỏ tần số tương đối của các alen thuộc một gen là A. di nhập gen. B. biến động di truyền. C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến. Câu 22: Muốn tìm hiểu mức phản ứng của kiểu gen ở giống vật nuôi, ta cần làm thế nào? A. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhân tố thí nghiệm B. Tạo các kiểu gen như nhau, nuôi ở điều kiện môi trường hoàn toàn khác nhau. C. Tạo các kiểu gen khác nhau, nuôi ở điều kiện thí nghiệm như nhau. D. Tạo các kiểu gen như nhau, nuôi ở điều kiện chỉ khác nhân tố thí nghiệm. Page 4 Câu 23: Hiện tượng tăng tỉ lệ cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào A. tác động của chọn lọc tự nhiên. B. tác động của giao phối. C. ảnh hưởng của môi trường có bụi than. D. tác động của đột biến. Câu 24: Nguyên nhân của sự mềm dẻo kiểu hình là: A. Do tính trạng được qui định bởi 1 gen gồm nhiều alen. B. Do khả năng điều chỉnh của kiểu gen trong giới hạn nhất định. C. Do tính trạng được qui định bởi nhiều gen không alen. D. Do đột biến làm thay đổi kiểu hình. Câu 25: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành 1 phôi riêng biệt. B. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người. C. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân ra thành nhiều phần nhỏ rồi lại chuyển vào hợp tử. D. Phối hợp hai hay nhiều phôi thành 1 thể khảm. Câu 26: Giả sử trong một phép lai giữa hai cây ngô cùng kiểu hình thu được F 1 có tỉ lệ kiểu hình là: 11 cao : 1 thấp. Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P trong phép lai đó là: A. AAAa x Aa. B. AAaa x Aaaa. C. Aaaa x Aa. D. AAaa x Aa. Câu 27: Ở một loài thực vật, gen A: thân cao, gen a: thân thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng; gen D: quả tròn, gen d: quả dài ( Các gen trội hoàn toàn). Cho cây thân các, quả đỏ tròn giao phấn với cây thân thấp, quả vàng, dài thu được F1 gồm: 81 cây thân cao, quả đỏ, dài; 80 cây thân thấp, quả vàng, tròn; 80 cây thân cao, quả vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả đỏ, tròn. Biết không xảy ra hoán vị gen. Sơ đồ lai nào dưới đây là phù hợp: A. Dd ab AB x Dd ab ab . B. aD Ad Bb x bb ad ad . C. bd BD Aa x bd bd aa . D. Bb ad AD x bb ad ad . Câu 28: U ác tính khác u lành như thế nào? A. tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tê bào. B. các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. C. các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau. D. tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào. Câu 29: Ở lúa cho giao phấn giữa hai cây F1 cao, dị hợp hai cặp gen với nhau, F2 thu được 4 kiểu hình. Biết hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình sinh noãn và sinh hạt phấn đều như nhau. Tổng tỉ lệ cây thân cao, hạt tròn và cây thân cao, hạt dài ở F2 là: A. 25%. B. Không xác định được. C. 75% D. 12,5%. Page 5 Câu 30: Một gen có 3000 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen giảm đi 85Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lần lượt là A. 375 và 745. B. 370 và 730. C. 375 và 725. D. 355 và 745. Câu 31: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh dơi và tay người. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng. Câu 32: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp là: A. tác động cộng gộp. B. tác động át chế giữa các gen không alen. C. tương tác bổ trợ giữa 2 loại gen trội. D. tác động đa hiệu. Câu 33: Kiểu chọn lọc diễn ra theo nhiều hướng, mỗi hướng hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc được gọi là hình thức chọn lọc tự nhiên nào ? A. Chọn lọc ổn định. B. Chọn lọc nhiều hướng. C. Chọn lọc vận động. D. Chọn lọc gián đoạn. Câu 34: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là nhờ: A. Các enzim tổng hợp. B. Các nguồn năng lượng tự nhiên. C. Cơ chế sao chép của ADN. D. Sự phức tạp hoá các hợp chất vô cơ. Câu 35: Đột biến gen ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được? A. Đột biến ở bộ ba giữa gen. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc. C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở mã kết thúc. Câu 36: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là: A. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. B. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. C. Sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất. D. Sự sống sót của những cá thể phát triển mạnh nhất. Câu 37: Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp A. sinh khối, trong đó sinh vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất. B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ thể của sinh vật tiêu thụ. C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế. D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất dài so với vật sản xuất. Câu 38: Ngày nay sự sống không được hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học vì: A. Nhiệt độ nước biển cao hơn và có nhiều vi khuẩn phân huỷ. B. Các sinh vật dị dưỡng ăn các chất hữu cơ trong nước. C. Nước biển mặn >9%, cá ăn mất chất hữu cơ. Page 6 D. Thiếu điều kiện lịch sử cần thiết và bị vi khuẩn phân huỷ. Câu 39: Trong tháp tuổi của quần thể trẻ có A. nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại. C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. D. nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 40: Ý nghĩa của quy tắc Becman là A. động vật có kích thước cơ thể lớn, nhờ đó tăng diện tích tiếp xúc với môi trường. B. động vật có kích thước cơ thể lớn, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể. D. động vật có tai, đuôi và các chi bé góp phần hạn chế toả nhiệt của cơ thể. Câu 41: Một cặp alen dài 0,408µm, trong đó alen B có 3120 liên kêt hidrô, alen b có 3240 liên kêt hidrô. Do đột biến dị bội đã xuất hiện thế 2n + 1 có số nuclêôtit thuộc gen loại A = 1320 và G = 2280. Kiểu gen của thể dị bội nói trên là: A. BBb. B. B. C. bb. D. bbb. Câu 42: Điều nào sau đây không đúng đối với vai trò của quan hệ cạnh tranh? A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 43: Người ta phải dùng thể truyền để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì: A. Nếu không có thể truyền thì gen chuyển không được biểu hiện trong tế bào nhận. B. Nếu không có thể truyền thì gen chuyển có thể dễ dàng thoát ra khỏi tế bào nhận. C. Nếu không có thể truyền thì gen chuyển không được nhân lên và di truyền cho thế hệ sau. D. Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không xâm nhập vào tế bào nhận được. Câu 44: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là: A. Da gai. B. Tôm ba lá. C. Bọ cạp tôm. D. Nhện. Câu 45: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp. A. Hợp tác. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Vật ăn thịt – con mồi. Câu 46: Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng hình tháp do A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn. B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất có sinh khối trung bình càng nhỏ. C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn phải lớn hơn nhiều lần. D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần. Page 7 Câu 47: Hệ sinh thái kém bền vững nhất khi A. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất. B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn. C. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất. D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít . Câu 48: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài : 440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là A. 24%. B. 12%. C. 6%. D. 36%. Câu 49: Cho rằng ở một loài, gen A qui định lá quăn, gen a qui định lá thẳng, gen B qui định hạt đỏ, gen b qui định hạt trắng. Khi lai hai thứ thuần chủng của loài là lá quăn , hạt trắng và lá thẳng hạt đỏ với nhau được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2 thu được 20.000 cây thuộc 4 kiểu hình, trong đó có 4800 cây lá quăn, hạt trắng. Xác định số cây lá quăn, hạt đỏ ở F2? A. 16000. B. 10200. C. 9600. D. 12000. Câu 50: Trong tiến hoá cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng qui. C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. . Page 1 ĐỀ SỐ 20 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY – NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1 – NĂM 2011 Mã đề: 132 Câu 1: Một quần thể cây đậu Hà Lan có tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ. trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. nhóm tuổi trước sinh sản bằng các nhóm tuổi còn lại. C. nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. D. nhóm tuổi trước sinh. quyết các vần đề của y học. D. có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành. Câu 11: Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều A.

Ngày đăng: 25/07/2015, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan