1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương kinh tế học đại cương

5 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 27,15 KB

Nội dung

Trường: ĐH SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Quốc tế học Đề cương Kinh tế học – Phần lý thuyết I. NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN, KINH TẾ HỌC 1. Kinh tế: gồm tổng thể các yếu tố như vốn, lao động, bằng phát minh, tiến bộ khoa học kĩ thuật và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất sản phẩm » trao đổi lưu thông, phân phối tiêu dùng. 2. Nền kinh tế quốc dân gồm 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. 3. Có 4 chủ thể trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài. 4. Kinh tế học là khoa học nghiên cứu cách thức xem xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào để sản xuất sản phẩm có hiệu quả nhất. Nguồn lực khan hiếm ứng với mức giá Price (P) > 0, thì người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua; nhưng người bán có rất ít hoặc không có để bán. 5. Theo mục đích nghiên cứu người ta chia kinh tế học thành 2 bộ phận: kinh tế học thực chứng, mô tả hiện tượng kinh tế thực tế; kinh tế học chuẩn tắc, đưa ra các quan niệm, đánh giá dựa trên tiêu chuẩn cá nhân. 6. Theo phân ngành, người ta chia kinh tế học thành 2 bộ phận: vĩ mô và vi mô. Trong đó, nền kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề lớn của ngành kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh tế. 7. Chi phí cơ hội nghĩa là khi một người quyết định làm một việc gì đó tức là đã bỏ mất cơ hội làm những việc khác. 8. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF), phản ánh mức sản lượng tối đa mà một nền kinh tế có thể đạt được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có của quốc gia đó. Ý nghĩa: Nguyễn Minh Kha 1 + PPF có dạng lồi so với gốc tọa độ; + Những điểm nằm trong đường này > nền kinh tế hoạt động không hiệu quả gọi đây là điểm không hiệu quả, nằm trên PPF là điểm hiệu quả, nằm ngoài là điểm không thể đạt được. II. ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA 1. Sản lượng quốc gia đo bằng các chỉ tiêu: GNP: Tổng sản phẩm quốc dân, GDP: Tổng sản phẩm quốc nội, NNP: Sản phẩm quốc dân ròng, NDP: Sản phẩm quốc nội ròng, Y(NI): Thu nhập quốc dân, YD (DI: Disposable Income). 2. GDP phản ánh giá trị bằng tiền, bằng toàn bộ hàng hóa dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định thường là 01 năm. Sản phẩm trung gian là sản phẩm dùng làm đầu vào để sản xuất sản phẩm khác. Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm ngoài sản phẩm trung gian. Công dân một nước cùng mang một quốc tịch, không phân biệt lãnh thổ. 3. Làm quen một số khái niệm cơ bản: - Khấu hao (Depreciation - De): khoản tiền bù đắp cho sự hao mòn tài sản cố định, tài sản này có giá trị > 10,000,000đ thời gian sử dụng dài trên 01 năm. - Đầu tư (Investment - I): là khoản tiền mà khu vực doanh nghiệp đầu tư vào máy móc thiết bị mới, HÀNG TỒN KHO (INVENTORY). Khoản đầu tư này chia làm 2 phần : + Mua sắm máy móc, thiết bị mới > tăng thêm giá trị tài sản cố định, chúng ta gọi đây là đầu tư ròng (đầu tư tăng thêm), kí hiệu là In; + Một phần bù đắp cho sự hao mòn của tài sản cố định nó đúng bằng lượng khấu hao gọi đây là đầu tư bù đắp hay thay thế. - Chi tiêu chính phủ, được chia làm hai phần: + Chi mua hàng hóa dịch vụ chính phủ (G) và chi chuyển nhượng Tr (Tranfer). Trong đó, G bao gồm chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ như: trả lương cho cán bộ công chức, chi phí hoạt động văn hóa,… gọi là CG và chi cho đầu tư chính phủ IG cho đầu tư đường sá, cầu cống, Nguyễn Minh Kha 2 + Chi chuyển nhượng (Tr) là khoản chi tiêu của chính phủ mà không có một hàng hóa nào đối lưu trở lại như chi cho cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, người già, tàn tật,… - Tiêu dùng hộ gia đình (C): là khoản tiền mà hộ gia đình dùng để mua hàng hóa, dịch vụ bao gồm: hàng lâu bền, ô-tô, xe máy, hàng mau hỏng và dịch vụ. - Thuế (TA): là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, chia làm hai phần: Thuế trực thu Td và Thuế gián thu Ti + Thuế trực thu là một loại thuế, trong đó người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế ví dụ như Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân. + Thuế gián thu là một loại thuế, trong đó người nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế, như Thuế giá trị gia tăng, Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt. - Xuất khẩu (X): là khoản tiền thu được từ việc bán hàng và dịch vụ ra nước ngoài. - Nhập khẩu (Im): là khoản tiền dùng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Nếu gọi NX (xuất khẩu ròng). Nếu gọi NX = X – Im + Nếu X> Im > 0: xuất siêu (cán cân thương mại thặng dư). + Nếu X < Im <0: nhập siêu (cán cân thương mại thâm hụt) + Nếu X = Im = 0: cán cân thương mại cân bằng. - Tiền lương (W – Wage): là khoản tiền nhận được do cung cấp sức lao động. - Tiền thuê (R – Rent): là khoản thu nhập nhận được do thuê đất đai nhà cửa và các tài sản khác. - Lợi nhuận (P – Profit ) là khoản tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi lấy doanh thu trừ đi cho chi phí. - Tiết kiệm (S – Save): là khoản tiền còn lại của hộ gia đình sau khi lấy thu nhập khả dụng (Disposable Income - Di) trừ đi chi tiêu. 4. Một số công thức cơ bản và ghi chú dùng để giải toán Nguyễn Minh Kha 3 * Tính GDP: + Theo phương pháp giá trị gia tăng Trong đó VA i : Value Addition là giá trị gia tăng của đơn vị thứ i của nền kinh tế với i chạy từ 1→ n + Theo luồng chi tiêu Trong đó: C: tiêu dùng hộ gia đình; I: đầu tư; G: chi mua hàng hóa dịch vụ chính phủ; X: xuất khẩu; Im: nhập khẩu. + Theo công thức Trong đó: W: tiền lương; R: tiền thuê; P: lợi nhuận; i: tiền lãi - khoản tiền nhận được do cho vay vốn dựa trên tỉ lệ lãi suất nhất định; De: khấu hao; Ti: thuế gián thu. * Ghi chú: GDP và GNP không phải là hai chỉ tiêu tốt nhất để đo lường mức sống một quốc gia vì nó không tính được hết các phần thu nhập hợp pháp: thu nhập của các bà nội trợ, của những người buôn bán nhỏ, các giá trị mới sáng tạo như bằng phát minh,… và các phần thu nhập bất hợp pháp. * Tính GNP - Thu nhập ròng từ nước ngoài (Net Income Abroad) NIA được tính bằng cách lấy hiệu cuả thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu (X): như vốn, lao động, tiến bộ của KH - KT và Im (Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu): vốn, lao động,… - NIA (Thu nhập ròng từ nước ngoài) ≠ NX (Xuất khẩu ròng) Nguyễn Minh Kha 4 * Sản phẩm quốc dần ròng (NNP): phản ánh giá trị mới sáng tạo ra của công dân một nước, không kể phần khấu hao. * Thu nhập quốc dân (Y): thu nhập của công dân một nước không kể phần thu của chính phủ tồn tại dưới dạng thuế gián thu. * Thu nhập khả dụng (Y D ): là phần thu nhập mà người sử dụng có toàn quyền sử dụng theo ý thích cá nhân. Trong đó: Tr: chuyển nhượng; Td: thuế trực thu; Y: thu nhập quốc dân. III. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Tổng cầu (AD): Aggregate là tổng khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà các chủ thể trong nền kinh tế muốn mua và có khả năng mua ở mỗi mức giá chung khác nhau trong những khoản thời gian nhất định. Nguyễn Minh Kha 5 . ta chia kinh tế học thành 2 bộ phận: vĩ mô và vi mô. Trong đó, nền kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề lớn của ngành kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và chu kỳ kinh tế. 7 Nền kinh tế quốc dân gồm 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô. 3. Có 4 chủ thể trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài. 4. Kinh. có để bán. 5. Theo mục đích nghiên cứu người ta chia kinh tế học thành 2 bộ phận: kinh tế học thực chứng, mô tả hiện tượng kinh tế thực tế; kinh tế học chuẩn tắc, đưa ra các quan niệm, đánh giá

Ngày đăng: 25/07/2015, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w