SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ Trường THPT Chân Mộng ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 07 Môn: Sinh học (gồm 50 câu) (Thời gian làm bài: 70 phút) I. ĐỀ ÔN LUYỆN: Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 4080 A 0 và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: A. T = 401; G = 799. B. T = 399; G = 801. C. T = 801; G = 399. D. T = 799; G = 401. Câu 2: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lí thuyết, loại giao tử ab được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen aB Ab chiếm tỉ lệ A. 30%. B. 25%. C. 15%. D. 20%. Câu 3: Đâu là một hệ sinh thái (HST) nhân tạo? A. Rừng nhiệt đới B. HST biển C. Rừng cao su D. Savan Câu 4: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F 1 : 100% cây hoa màu đỏ. Cho F 1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F 2 phân li theo tỉ tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật A. tương tác át chế. B. phân li. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung. Câu 5: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau : Xác suất để người III 2 mang gen bệnh là bao nhiêu: A. 0,335. B. 0,75. C. 0,67. D. 0,5. Câu 6: Trong chuỗi thức ăn: TV ĐV phù du cá người, thì cá thuộc bậc dinh dưỡng cấp A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 7: Khảo sát hệ nhóm máu A, B, O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các alen I A , I B , I O trong quần thể là: A. I A = 0,4; I B = 0,5; I O = 0,1. B. I A = 0,6; I B = 0,3; I O = 0,1. C. I A = 0,3; I B = 0,6; I O = 0,1. D. I A = 0,5; I B = 0,4; I O = 0,1. Câu 8: Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. B. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. C. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. D. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học. Câu 9. Hai gen A và B cùng nằm trên một NST ở vị trí cách nhau 40cM. Nếu mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở phép lai aB Ab x ab Ab , kiểu hình mang cả hai tính trạng trội (A-B-) sẽ chiếm tỉ lệ A. 25%. B. 35%. C. 30%. D. 20%. Câu 10: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 11: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cho cơ thể có kiểu gen AabbDd tự thụ phấn, thu được đời con gồm A. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình. B. 8 kiểu gen và 6 kiểu hình. C. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình. D. 8 kiểu gen và 4 kiểu hình. Câu 12: Do đột biến lệch bội, ở người có dạng XXY. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn m trên NST X. Một người phụ nữ bị mù màu, kết hôn với người chồng mắt bình thường. Họ sinh được một con trai XXY nhưng không bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng ? A. Con trai đó có kiểu gen X M X M Y và bị lệch bội do mẹ. B. Con trai đó có kiểu gen X M X m Y và bị lệch bội do mẹ. C. Con trai đó có kiểu gen X M X M Y và bị lệch bội do bố. D. Con trai đó có kiểu gen X M X m Y và bị lệch bội do bố. Câu 13: Cho các thành tựu sau: 1 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 I II III Nam bình thường Nam bị bệnh M Nữ bình thường Nữ bị bệnh M (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (2) và (4) Câu 14: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.10 2 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.10 2 calo) A.0,57% B.0,92% C.0,0052% D.45,5% Câu 15: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc có hại là mối quan hệ nào? A.Quan hệ cộng sinh B.Quan hệ hội sinh C.Quan hệ hợp tác D.Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 16: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là: A.diễn thế nguyên sinh B.diễn thế thứ sinh C.diễn thế phân huỷ D.biến đổi tiếp theo Câu 17: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn Câu 18: Nhân tố chính qui định chiều hướng, tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. chọn lọc nhân tạo. D. Biến dị các thể. Câu 19: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở A. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh B. kỉ Đệ Tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh C. kỉ Đệ Tam (thứ ba) của đại Tân sinh D. kỉ Jura của đại Trung sinh Câu 20: Một quần thể thực vật, ở thế hệ xuất phát (P) gồm 300 cá thể có kiểu gen AA và 200 cá thể có kiểu gen aa. Cho tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F 5 là: A. 85% Aa : 15% aa. B. 60% AA : 40% aa. C. 25% AA : 50% Aa : 25% aa. D. 75% AA : 25% aa. Câu 21: Sự di truyền tính trạng chỉ do gen trên NST Y quy định như thế nào? A. Chỉ di truyền ở giới đực. B. Chỉ di truyền ở giới cái. C. Chỉ di truyền ở giới đồng giao. D. Chỉ di truyền ở giới dị giao. Câu 22: Ở động vật nào, con đực mang cặp NST giới tính XX, con cái mang NST giới tính XO? A. Bướm tằm B. Ngựa vằn. C. Bọ nhậy. D. Châu chấu, bọ ngựa. Câu 23: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 24: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là: A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 25: Những bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. (2) Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các loài. (3) ADN của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. (4) Prôtêin của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều được cấu tạo từ tế bào. A. (2), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4). Câu 26: Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống? A. Prôtêin-Prôtêin B. Prôtêin-axitnuclêic C. Prôtêin-saccarit D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic Câu 27: Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất A. H 2 O B. O 2 C. CO D. NH 3 2 Câu 28: Ở sinh vật nhân thực, các gen nằm ở tế bào chất A. chủ yếu được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. B. luôn phân chia đều cho các tế bào con. C. luôn tồn tại thành từng cặp alen. D. chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái. Câu 29: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá đã tạo ra sự phân hoá về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li sinh sản. B. Cách li sinh thái. C. Cách li địa lí. D. Cách li nơi ở. Câu 30: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá Câu 31: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai? A. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật. B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. D. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển. Câu 32: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen gây bệnh, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/8. Câu 34: Người mắc hội chứng Đao tế bào có A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18. Câu 35: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? A. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó. C. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc. D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Câu 36: Tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ sung, trong đó có cả hai gen A và B thì quy định hoa đỏ, thiếu một trong 2 gen A hoặc B thì quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó A có tần số 0,4 và B có tần số 0,5. Theo lí thuyết, kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ A. 32,64%. B. 56,25%. C. 48%. D. 12%. Câu 37: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN (3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4) Câu 38: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể Ab aB (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen Ab aB được hình thành ở F 1 . A. 16% B. 32% C. 24% D. 51% Câu 39: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là A. gây đột biến gen. B. gây đột biến dị bội. C. gây đột biến cấu trúc NST. D. gây đột biến đa bội. Câu 40: Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là: A. 70% B. 91% C. 42% D. 21% Câu 41: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai hai cây quả đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm 899 cây quả đỏ và 300 cây quả vàng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cây đỏ F 1 , số cây khi tự thụ phấn cho F 2 gồm cả cây quả đỏ và quả vàng chiếm tỉ lệ A. 4 3 . B. 3 1 . C. 3 2 . D. 2 1 . Câu 42: Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa bd BD ? 3 A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 43: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một gen có hai alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn ruồi mắt đỏ? A. X A X A × X a Y. B. X A X a × X a Y. C. X A X a × X A Y. D. X a X a × X A Y. Câu 44: Trong kĩ thuật chuyển gen, để chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, người ta có thể sử dụng hai loại thể truyền là A. nhiễm sắc thể nhân tạo và plasmit. B. nhiễm sắc thể nhân tạo và virut. C. plasmit và virut. D. plasmit và nấm men. Câu 45: Đặc điểm nào không phải của mã di truyền? A. Có tính phổ biến. B. Mang tính thoái hoá. C. Mang tính đặc hiệu. D. Đặc trưng cho loài Câu 46: Ở một loài động vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen Có bốn quần thể thuộc loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền về gen trên và có tỉ lệ kiểu hình lặn như sau: Quần thể Quần thể 1 Quần thể 2 Quần thể 3 Quần thể 4 Tỉ lệ kiểu hình lặn 4% 9% 16% 1% Trong các quần thể trên, quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử cao nhất? A. Quần thể 4. B. Quần thể 1. C. Quần thể 3. D. Quần thể 2. Câu 47: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe × AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ A. 64 1 . B. 8 1 . C. 32 1 . D. 16 1 . Câu 48: Với hai cặp gen không alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là: A. 3 B. 10 C. 9 D. 4 Câu 49: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16 Câu 50: Tính trạng được di truyền theo dòng mẹ do A. gen qui định tính trạng nằm trên NST X. B. gen qui định tính trạng nằm trên NST Y. C. gen qui định tính trạng nằm trong nhân. D. gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất. II. MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ SUNG: Câu 1: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F 1 bao nhiêu loại kiểu gen? A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen. C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen. Câu 2: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1 . Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì xác suất các thể dị hợp về 1 cặp gen thu được ở F 1 là A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 3/8. Câu 3: Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F 1 là: A. 9/16 B. 6/16 C. 6/16 D. 3/16 Câu 4: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 5: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 6: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể? A. 6 B. 4 C. 10 D. 9 Câu 7: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F 1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ: A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. ¼ Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1 . Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F 1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ A. 1/8. B. 3/16. C. 1/3. D. 2/3. Câu 9: Ở một đậu Hà Lan, xét 2 cặp alen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng; gen A: vàng, alen a: xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb. A. 3 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn. B. 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. C. 1 vàng, trơn: 1 xanh, trơn. D. 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn. Câu 10: Một cá thể có kiểu gen AB ab DE de . Nếu xảy ra hoán vị gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần? A. 9 B. 4 C. 8 D. 16 4 . SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ Trường THPT Chân Mộng ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 07 Môn: Sinh học (gồm 50 câu) (Thời gian làm bài: 70 phút) I. ĐỀ ÔN LUYỆN: Câu 1: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 4080. suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.10 6 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.10 4 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.10 2 calo) → sinh. O của một quần thể người tại một vùng có 14500 dân. Trong đó có 3480 người có nhóm máu A, 5075 người có nhóm máu B, 5800 người có nhóm máu AB, 145 người có nhóm máu O. Tần số tương đối của các