Vì vậy, ng tathường dùng cụm máy chủ server farm - datacenter Mô hình peer-to-peer Có tối thiểu hoặc không có các server hạ tầng luôn hoạt động Ứng dụng khai thác truyền thông trực t
Trang 1Chương 1
Câu 1 OSI - TCP/IP
OSI
Tầng ứng dụng: bao hàm các ứng dụng truyền thống sử dụng dịch vụ của các tầng
thấp hơn Nhờ sự trợ giúp của các giao thức tầng ứng dụng, người dùng có thể sử dụngcác ứng dụng của mình trên máy tính Vd: HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet
Tầng trình diễn: liên quan đến dạng thông tin được truyền đi Nhiệm vụ của tầng
trình diễn là mã hóa dữ liệu được cấu trúc theo các định dạng của máy tính thànhluồng dữ liệu phù hợp cho truyền dẫn Tầng trình diễn phía nhận giải mã dữ liệu đãđược nén thành dạng biểu diễn được yêu cầu Tầng trình diễn giúp cả 2 máy tính hiểuđược ý nghĩa của luồng bit nhận được theo cùng 1 cách Các chuẩn định dạng dữ liệucủa lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG…
Tầng phiên: đảm bảo cho sự thành công trong truyền thông đầu-cuối giữa các máy
tính; cho phép sử dụng trên các máy khác nhau thực hiện thiết lập phiên làm việc vớinhau; truyền thông các dữ liệu, cung cấp 1 số dịch vụ mở rộng hữu ích cho các ứngdụng; cung cấp các bit kiểm tra vào trong luồng dữ liệu, để phát hiện lỗi và truyền dữliệu lại từ điểm kiểm tra cuối cùng Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X-Window System, ASP
Tầng vận chuyển: đảm bảo thường xuyên việc truyền dẫn từ đầu đén cuối không có
lỗi và các gói tin không bị mất trong quá trình truyền thông Để thực hiện điều này,trong tầng giao vận có thể bao gồm các thủ tục truyền lại hoặc thủ tục xác nhận Cácgiao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX
Tầng mạng: có những kiến thức về kiến trúc mạng và cùng với tầng mạng của các nút
nó phục vụ, các gói dữ liệu được định tuyến thông qua mạng để tới đích Mỗi nút córiêng 1 địa chỉ toàn cục (mạng) Các giao thức hay sử dụng ở đây là IP, IPX,AppleTalk
Tầng liên kết dữ liệu: tạo lập khung, gửi chúng tới kênh truyền vật lý thông qua tầng
vật lý; nhận khung, kiểm tra lỗi và chuyển khung không có lỗi lên tầng mạng Tầnglkdl phía nhận gửi tín hiệu xác nhận cho tầng lkdl phía truyền Phía truyền có thểtruyền lại khung trong một khoảng thời gian nhất định nếu phía nhận không gửi tínhiệu xác nhận Vd: CSMA/CD, Token Ring
Tầng vật lý: có nhiệm vụ truyền dẫn tín hiệu thông qua 1 kênh truyền thông, đảm bảo
bên nhận nhận chính xác tín hiệu đã được truyền đi
TCP/IP
1
Trang 2+ Tầng truy nhập mạng: Ánh xạ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý và đóng gói dữ liệu IPvào khung.Dựa trên kiểu phần cứng và giao diện mạng sẽ xác định kết nối với phươngtiện vật lý của mạng.
+ Tầng liên mạng: chọn đường đi tốt nhất qua mạng cho các gói tin Công việc xácđịnh đường đi tốt nhất và chuyển gói được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các giao thức.Vd: IP (đánh địa chỉ logic và định tuyến dữ liệu), ICMP (báo lỗi và kiểm soát), ARP(xác định MAC từ IP), RARP (xác định IP từ MAC)
+ Tầng giao vận: cung cấp dịch vụ truyền tải từ trạm nguồn đến trạm đích Tầng nàythiết lập kết nối logic giữa 2 điểm cuối của mạng là trạm gửi và trạm nhận Các giaothức giao vận phân mảnh và ghép dữ liệu của các ứng dụng tầng trên vào trong 1 luồng
dữ liệu giữa các điểm cuối Vd: TCP, UDP
+ Tầng ứng dụng: cung cấp các dịch vụ dưới dạng các giao thức cho ứng dụng củangười dung Một số giao thức tiêu biểu là: FTP(dịch vụ hướng kết nối và tin cậy,cungcấp truyền tệp giữa các hệ thống hỗ trợ FTP), Telnet(cho phép các phiên đăng nhập từ
xa giữa các máy tính ), FTTP(trao đổi các tài liệu siêu văn bản để hỗ trợ WEB),SMTP(truyền thư điện tử giữa các máy tính), DNS(chuyển đổi tên miền thành các địachỉ IP), SNMP(quản trị từ xa các thiết bị mạng chạy TCP/IP)
Câu 2 Phân biệt mô hình client-server và peer-to-peer
Mô hình client-server:
Luôn có 1 máy trạm hoạt động, gọi là máy chủ (server), nó phục vụ yêu cầu từnhiều máy trạm khác (client)
Client có thể hoạt động liên tục hoặc không
Các máy khách không truyền thông trực tiếp với nhau
Server có địa chỉ IP tĩnh, và nó luôn hoạt động nên 1 máy khách có thể luôn kếtnối với máy chủ bằng việc gửi gói tin tới địa chỉ của máy chủ
Ví dụ: Web, FTP, Telnet, email
Tuy nhiên, trên thực tế, nếu chỉ có 1 máy chủ thì khi đồng thời nhiều kết nối tớicùng 1 lúc, máy chủ sẽ không thể đáp ứng vào có thể bị sập Vì vậy, ng tathường dùng cụm máy chủ (server farm - datacenter)
Mô hình peer-to-peer
Có tối thiểu (hoặc không có) các server hạ tầng luôn hoạt động
Ứng dụng khai thác truyền thông trực tiếp giữa các trạm kết nối liên tục, gọi làcác phiên (peer)
Không cần có 1 máy chủ
Nó có khả năng tự mở rộng
Các thiết bị ngang hàng không kết nối liên tục và thay đổi địa chỉ IP
Có khả năng cho mạng qui mô lớn nhưng khó quản lý
Ví dụ: BitTorrent, Skype, IPTV
Câu 3: Tiến trình là gì? Truyền thông tiến trình giữa client và server?
Trang 3Tiến trình: là một chương trình chạy trong một hệ thống cuối Trong cùng một trạm,
hai tiến trình truyền thông sử dụng truyền thông liên tiến trình, sử dụng những quy tắc
do hđh của hệ thống đầu cuối đó điều khiển Các tiến trình trong các trạm khác nhautruyền thông bằng cách trao đổi các bản tin
Truyền thông tiến trình giữa client và server
Tiến trình Client: tiến trình khởi tạo truyền thông
Tiến trình Server: tiến trình đợi được liên lạc
Trong ngữ cảnh phiên truyền thông giữa một cặp tiến trình, tiến trình kích hoạttruyền thông (nghĩa là khởi đầu kết nối với tiến trình khách ở đầu phiên) được gọi làkhách Còn tiến trình chờ để được kết nối bắt đầu phiên là chủ
Vd: Web: tiến trình trình duyệt là khách, tiến trình máy chủ Web là chủ
P2P: khi phiên A hỏi phiên B: tiến trình phiên A là khách, phiên B là chủ Ngược lạikhi B hỏi A P2P có cả tiến trình client và tiến trì\nh server
Câu 4: Bốn khía cạnh của truyền tải
Truyền dữ liệu tin cậy, Thông lượng, Định thời, An ninh
Truyền dữ liệu tin cậy
Đảm bảo dữ liệu gửi ở một đầu ứng dụng được truyền chính xác và đầy đủ đếnđầu kia của ứng dụng Khi một giao thức lớp vận chuyển cung cấp dịch vụ nàythì tiến trình bên gửi có thể chỉ chuyển dữ liệu của nó đến socket và tin tưởnghoàn toàn là dữ liệu sẽ đến tiến trình bên nhận mà không hề bị lỗi
Một số ứng dụng (ví dụ như audio, video) có thể chịu được tổn thất Các ứngdụng khác (vd FTP, telnet) yêu cầu truyền dữ liệu tin cậy
Thông lượng
Thông lượng khả dụng là tốc độ mà tiến trình gửi có thể gửi bit đến tiến trìnhnhận Vì băng thông đường truyền được chia sẻ cho nhiều phiên khác, nênthông lượng khả dụng thay đổi theo thời gian Để cung cấp thông lượng khảdụng đảm bảo cho một dịch vụ nào đó, rất nhiều cơ chế, kỹ thuật đã ra đời, nhưIntServ, DiffServ,
Ứng dụng có yêu cầu về thông lượng được gọi là ứng dụng nhạy cảm băngthông (ví dụ đa phương tiện) Các ứng dụng này yêu cầu một băng thông tốithiểu để có thể hoạt động dịch vụ
Các ứng dụng khác, như elastic (co giãn) có thể sử dụng bất cứ thông lượngnào, mà không đưa ra yêu cầu tối thiểu Ví dụ FTP, Web, E-mail
Định thời
Một số ứng dụng thời gian thực (ví dụ VoIP, game online) yêu cầu trễ thấp,nghĩa là mỗi bit bên gửi chuyển tới socket bên đích trong khoảng thời gian nhỏhơn 100ms
Với những ứng dụng không cần thời gian thực thì trễ ít vẫn tốt hơn trễ nhiều,nhưng nó không có một giới hạn yêu cầu nào về trễ
An ninh
Cung cấp bảo mật cho dữ liệu, ví dụ như mã hóa, nhằm kể cả khi hacker bắtđược gói tin cũng không thể đọc được nội dung
3
Trang 4trước khi truyền Có Sau khi kết thúc phải giảiphóng kết nối Không
Sắp xếp lại gói tin TCP sắp xếp lại các gói tin
theo thứ tự định sẵn
UDP không sắp xếp, bởi cácgói tin truyền đi độc lập vớinhau Nếu có yêu cầu sắp xếp,
nó phải đc thực hiện ở tầng ứngdụng
Tốc độ truyền Thấp hơn UDP Nhanh hơn UDP vì không có
cơ chế sửa lỗiỨng dụng Yêu cầu độ tin cậy Yêu cầu xử lý nhanh, như: thời
gian thựcGiao thức HTTP, FTP, SMTP, Telnet DNS, SNMP, DHCP, RIP,
TFTP, RTP,
Câu 6 Chức năng của giao thức lớp ứng dụng
Giao thức lớp ứng dụng định nghĩa cách các thủ tục của ứng dụng chạy trên các hệthống cuối khác nhau chuyển các bản tin cho nhau Cụ thể, một giao thức lớp ứngdụng định nghĩa:
Loại bản tin trao đổi, ví dụ: bản tin yêu cầu hay bản tin phản hồi
Cú pháp của nhiều loại bản tin khác nhau, như các trường trong bản tin và cách
mô tả các trường này
Ngữ nghĩa của các trường, tức là ý nghĩa của trường thông tin
Quy tắc xác định một tiến trình gửi và phản hồi bản tin khi nào và như thế nào.Một vài giao thức lớp ứng dụng được đặc tả trong các RFC, nên có mang tính côngkhai Nhưng cũng có những giao thức lớp ứng dụng là dành riêng và không công khai,như hệ thống chia sẻ tệp P2P
Giao thức lớp ứng dụng khác với ứng dụng mạng Giao thức lớp ứng dụng chỉ làmột phần của ứng dụng mạng Ví dụ, ứng dụng Web gồm nhiều phần tử, như HTML,trình duyệt web, web server và HTTP (giao thức lớp ứng dụng)
Trang 5Chương 2: WEB - HTTP
Câu 1: Khái niệm HTTP
HTTP (Hypertext transfer protocol (giao thức truyền siêu văn bản) là một giao
thức lớp ứng dụng của Web HTTP được thực hiện trong hai chương trình:chương trình máy khách và chương trình máy chủ; nghĩa là sử dụng mô hìnhclient - server Hai chương trình này được thực hiện trên các hệ thống đầu cuốikhác nhau, giao tiếp với nhau bằng cách trao đổi các bản tin HTTP
HTTP sử dụng TCP làm giao thức lớp giao vận
Client khởi tạp kết nối TCP (tạo socket) tới server, cổng 80
Server chấp nhận kết nối TCP từ client
Các bản tin HTTP được trao đổi giữa trình duyệt và web server
Đóng kết nối TCP
HTTP không có trạng thái: server không duy trì thông tin về những yêu cầutrước đó của client
Câu 2: URL
Trang web chứa các đối tượng (object)
Đối tượng có thể là file HTML, ảnh JPEG, audio,
Trang web chứa file HTML cơ bản bao gồm nhiều đối tượng tham chiếu
Mỗi đối tượng tham chiếu được xác định bằng địa chỉ URL
Câu 3: Phân biệt Non-persistent HTTP và Persistent HTTP
Non-persistent HTTP Persistent HTTP
Nhiều nhất một đối tượng được
gửi qua một kết nối TCP
Mỗi đối tượng cần 2 RTT tham
chiếu (RTT khởi tạo kết nối, RTT
yêu cầu tệp)
Mào đầu OS cho mỗi kết nối TCP
Các trình duyệt thường mở song
song một số kết nối TCP để lấy
các đối tượng tham chiếu
Thời gian đáp ứng
= 2RTT + thời gian truyền file
Nhiều đối tượng có thể được gửi trên một kết nối TCP giữa client
và server
Chỉ cần một RTT cho tất cả các đối tượng tham chiếu
Server để kết nối mở sau khi gửi đáp ứng
Các bản tin HTTP của cùng cặp client/server được gửi trên kết nối
Trang 6Câu 4: Khuôn dạng bản tin HTTP
Hai loại bản tin HTTP: request (yêu cầu), response (đáp ứng)
Bản tin yêu cầu HTTP :
ASCII (khuôn dạng mà con người đọc được)
Bản tin gồm 5 dòng, sau mỗi dòng là kí tự xuống dòng và chuyển dòng
Dòng đầu tiên là dòng yêu cầu : gồm 3 trường, trường phương thức, trường URL, và trường phiên bản HTTP Trường phương thức có thể lấy các giá trịkhác nhau, gồm GET, POST, HEAD, PUT, DELETE
Các dòng tiếp theo là dòng tiêu đề
Giải thích các câu lệnh trong ví dụ trên
(1): phên bản thực hiện trình duyệt là HTTP/1.1
(2): đặc tả trạm chủ chứa đối tượng
(3): trình duyệt báo cho máy chủ là muốn đóng kết nối sau khi gửi đối tượngyêu cầu
(4): dòng tiêu đề đặc tả agent, nghĩa là trình duyệt thực hiện yêu cầu tới máychủ
(5): tiêu đề chỉ ra người sử dung muốn nhận phiên bản tiếng pháp của đốitượng ( nếu có) , còn không máy chủ sẽ gửi phiên bản mặc định
Trang 7Gồm 3 phần
Dòng đầu là dòng trạng thái : có 3 trường: trường phiên bản giao thức, mã trạngthái, và bản tin trạng thái tương ứng
6 dòng tiếp theo là tiêu đề
Khối thực thể: là thân của bản tin , nó chưa chính đối tượng yêu cầu (phần data data…)
Giải thích các câu lệnh trong ví dụ trên
(1): Máy chủ sử dụng HTTP/1.1 & mọi thứ là ổn- OK (nghĩa là máy chủ đã tìmthấy, và đang gửi tượng yêu cầu
(2): Báo máy khách là nó sẽ đóng két nối TCP sau khi gửi bản tin
(3): Chỉ thời gian và ngày mà dáp ứng HTTP được máy chủ tạo ra và gửi đi
(4) : chỉ ra là bản tin đa được tạp ra bằng máy chủ Web apache
(5): chỉ thời gian và ngà mà đối tượng dc tạo ra hay thay đổi sau cùng
(6): chỉ số byte của đối tượng dc gửi
(7) : chỉ ra đối tượng trong khôi thực thể là văn bản HTML
Câu 5: Khái niệm cookies, lợi ích và những đặc điểm
*) Khái niệm
Cookie là một bộ nhắc nhỏ mà website lưu trữ ở trên máy tính, nhằm định danhngười sử dụng; đồng thời cho phép các điểm truy nhập bám vết người sử dụng
Cookie có bốn thành phần
Dòng tiêu đề cookie trong bản tin đáp ứng HTTP
Dòng tiêu đề cookie trong bản tin yêu cầu HTTP
Tệp cookie giữ ở máy trạm user, do trình duyệt của user điều khiển
Cơ sở dữ liệu đầu cuối (back-end) ở trang web
Với người dùng: truy cập nhanh hơn, không phải nhập thông tin nhiều lần
*) Đặc điểm
7
Trang 8 Cookies cho phép các trang web biết nhiều về bạn, xâm phạm quyền riêng tư,
rò rỉ thông tin cá nhân
Sử dụng cookie có thể khiến mất thông tin nếu người khác sử dụng máy tínhcủa bạn (do cookie lưu ở trình duyệt)
Câu 6: Web cache
Nếu web cache không có bản sao, nó sẽ mở một kết nối TCP đến server gốc,nhằm gửi yêu cầu HTTP về đối tượng
Khi web cache nhận bản tin trả lời của server gốc, nó sẽ lưu 1 bản sao trong bộlưu trữ nội bộ của mình, đồng thời gửi 1 bản sao trong bản tin HTTP đáp ứngtới browser
Web cache vừa đóng vai trò client, vừa đóng vai trò server ở cùng thời điểm Thôngthường, web cache được ISP mua và cài đặt
*)Lợi ích của web cache
Giảm thời gian đáp ứng yêu cầu của client
Giảm lưu lượng trên liên kết truy nhập của tổ chức
Internet dày đặc cache: cho phép các nhà cung cấp nội dung “nghèo nàn” có thểtruyền nội dung hiệu quả (giống P2P)
Ví dụ: trang 45, 46 bài giảng
Trang 10Câu 7: Conditional GET
Nguyên nhân ra đời: bản sao của
các đối tượng nằm trong các web
cache có thể bị cũ, nghĩa là đối
tượng ở các máy chủ gốc đã thay
đổi so với thời điểm mà web
cache sao chép nó và chuyển tới
browser
HTTP có cơ chế cho phép tra
cứu việc đối tượng trong cache
đã được cập nhật hay chưa
Nó sẽ không gửi đối tượng nếu
cache đã cập nhật phiên bản mới
Cache: chỉ ra ngày của bản sao
cached trong HTTP yêu cầu,
bằng dòng
If-modified-since: <date>
Server: phản hồi nhưng không
gửi đối tượng nếu copy của
cache là mới nhất:
HTTP/1.0 304 Not Modified
Trang 11Chương 3: FTP - SMTP
Câu 1: FTP
Là giao thức cho phép truyền file qua mạng (FTP)
Cần có một máy chủ và một máy khách, máy chủ chạy software cung cấp dịch
vụ FTP, máy khách chạy software dùng cho người sử dụng
FTP thiết lập hai kết nối: điều khiển/khởi tạo kết nối (cổng 21) và truyền dữ liệu(cổng 20)
FTP cho phép truyền file từ hoặc tới host ở xa: Người sử dụng có thể truy nhậpfile và các thư mục bằng cách tương tác trên máy chủ ở xa
o Liệt kê các file trong thư mục cục bộ ở xa
o Đổi tên và xóa tập tin (nếu được phân quyền)
o Chuyển file từ máy ở xa về máy cục bộ (download)
o Truyền file từ máy cục bộ đến máy chủ ở xa (upload)
Mô hình client/server
o Client: phía khởi tạo truyền (từ/tới phía ở xa)
o Server: máy chủ ở xa
Câu 2: Tiến trình trao đổi file
Người sử dụng cung cấp địa chỉ, mật khẩu Máy khách liên lạc với máy chủ FTP tạicổng 21, trên kết nối TCP
Máy khách được cấp phép trên kết nối điều khiển
Máy khách duyệt thư mục từ xa bằng lệnh gửi qua kết nối điều khiển
Khi mát chủ nhận được lệnh chuyển tệp, nó mở kết nối TCP thứ hai để truyền dữliệu, ở cổng 20
Sau khi truyền xong 1 tệp, máy chủ đóng kết nối dữ liệu
Khi muốn truyền 1 tệp khác, một kết nối dữ liệu mới lại được mở (nghĩa là kết nốiđiều khiển liên tục trong phiên sử dụng, kết nối dữ liệu không liên tục)
Trong suốt 1 phiên, FTP server duy trì trạng thái: folder hiện thời, xác thực trướcđó
LIST: hiển thị danh sách file
RETR file name: get (download file)
STOR file name: upload file lên server
331 Username OK, passwordrequired
125 data connection alreadyopen; transfer starting
425 Can’t open data connection
452 Error writing file
11
Trang 12Câu 3: Thư điện tử và ứng dụng của nó
Là dịch vụ phổ biến rộng rãi nhất, từ khi có Internet, ngày càng phát triển mạnh
mẽ và trở nên quan trọng
Là phương thức truyền thông không đồng bộ - người gửi và đọc vào thời điểmriêng biệt, không phụ thuộc lẫn nhau
Email được gửi đi với tốc độ nhanh, phân phát dễ dàng, chi phí rẻ
Hoạt động trên nguyên tắc: lưu và chuyển tiếp
Người dùng cần có tài khoản để thực hiện gửi và nhận thư
Câu 4: Hoạt động của SMTP và email
MUA = Mail User agent; MTA = Mail Transfer agent; MDA = Mail Delivery Agent
Giả sử A gửi bản tin cho B
A dùng MUA của A để gửu email đến B, có địa chỉ là B@gmail.com
MUA của A gửi bản tin tới mail server của A, bằng giao thức SMTP, và bản tin
sẽ được đặt trong hàng đợi bản tin
Phía client của giao thức SMTP (chạy trên mail server của A) thấy bản tin tronghàng đợi bản tin Nó mở kết nối TCP tới mail server của B
SMTP phía client gửi thư của A trên kết nối TCP đó
Tại mail server của B, phía server SMTP nhận bản tin Mail server sẽ đặt bảntin này vào hòm thử của B
B sử dụng MUA của mình để đọc thư
Câu 5: So sánh SMTP với HTTP
Đều thuộc lớp ứng dụng
Đều dùng lệnh/phản hồi ASCII, các mã trạng thái, mệnh đề
Giao thức truyền thư đơn giản.(là heart
của email) Giao thức truyền siêu văn bản.(là heartcủa ứng dụng web)
Sử dụng là giao thức đẩy (push) Sử dụng là giao thức kéo (pull)
Yêu cầu bản tin (header and body) là
MDA
Trang 13POP3
Chế độ (mode) “ tải và xoá” (ví dụ trước): Nam không thể đọc lại email nếu anh ấy thay đổi máy khách
Chế độ “Tải và giữ ”: nhiều bản sao trên các máy khách
POP3 không giữ trạng thái suốt phiên
IMAP
Giữ toàn bộ thư tại địa điểm duy nhất là server
Cho phép người dùng tổ chức thư vào các thư mục
IMAP giữ trạng thái người dùng suốt phiên: tất cả thư mục và ánh xạ giữa ID của bản tin và tên thư mục
13
Trang 14Chương 4: DNSCâu 1: Khái niệm DNS
DNS (Domain Name System): Hệ thống tên miền là ứng dụng client-server,nhận dạng mỗi host có địa chỉ IP ứng với một tên duy nhất
DNS dùng cổng 53
Có thể sử dụng UDP (chủ yếu) hoặc TCP (hiếm khim chỉ khi bản tin phản hồi
có kích thước lớn hơn 512 byte)
DNS là giao thức hỗ trợ cho các ứng dụng, nghĩa là thường được các giao thứclớp ứng dụng (HTTP, SMTP, FTP) sử dụng để phiên dịch tên server do người
sử dụng đưa ra thành địa chỉ IP
Các dịch vụ DNS
Phiên dịch địa chỉ IP và tên trạm
Bí danh trạm chủ
Bí danh máy chủ thư
Phân bố tải: các server web được nhân rộng ra, tập các địa chỉ IP chomột tên chính tắc
Câu 2: Hệ thống tên miền DNS, tại sao không tập trung DNS?
*) Hệ thống tên miền
Cơ sở dữ liệu phân tán được thực hiện trong phân cấp máy chủ tên miền
Mục đích: giải quyết vấn đề quy mô (scale), DNS sử dụng nhiều máy chủ, tổchức theo kiểu phân cấp và phân tán trên khắp địa cầu
Không có máy chủ nào chứa toàn bộ ánh xạ cho các máy tính trên Internet, màcác ánh xạ sẽ được phân bố giữa các máy chủ DNS
Có 3 lớp máy chủ: DNS gốc (root), DNS miền mức cao (toplevel domain TLD) và máy chủ DNS thẩm quyền
- DNS gốc
Được kết nối với server DNS miền mức cao, khi máy chủ nàykhông thể xử lý được tên miền
Có 13 root server trên toàn thế giới
DNS tên miền mức cao (TLD):
Là server cho com, org, net, edu và tất cả các tên miền cấpquốc
DNS thẩm quyền
Server DNS của các tổ chức, cung cấp ánh xạ tên trạm được cấpquyền với địa chỉ của server các tổ chức, do nhà cung cấp dịch vụhoặc tổ chức duy trì
Ngoài ra, còn có máy chủ tên miền cục bộ