1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi trắc nghiệm môn sinh học lớp 9 kiểm tra năng lực học sinh (45)

6 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Chọn câu đúng : 1. Đối tượng của di truyền học là gì ? a. Tất cả động thực vật và vi sinh vật . b. Cây đậu hà lan có khả năng tự thụ phấn cao . c. Bản chất và qui luật của các hiện tượng di truyền và biến dị . d. Cả a, b và c 2. Phương pháp cơ bản trong di truyền học của Men đen là gì ? ( chọn phương án đúng nhất ) a. Thí nghiệm trên cây đậu hà lan có hoa lưỡng tính. b. Dùng toán thống kê để tính toán các kết quả thu được . c. Phương pháp phân tích các thế hệ lai d. Cả a, b và c 3. Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì a. F 1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. b. F 2 Phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn c. F 1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F 2 phân li theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn d. F 2 Phân li theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn 4. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào a. Lai với cơ thể đồng hợp trội . b. Lai với cơ thể dị hợp. c. Lai phân tích ( cơ thể đồng hợp lặn ) d. Cả a và b. 5 . Ý nghĩa của phép lai phân tích ( Chọn phương án đúng nhất ) a. Phát hiện đựợc thể dị hợp để sử dụng trong chọn giống. b. Phát hiện đuợc thể đồng hợp để sự dụng trong chọn giống. c. Phát hiện đựợc tính trạng trung gian để sử dụng trong chọn giống. d. Cả a và b 6. Thế nào là trội không hoàn toàn : ( Chọn phương án đúng nhất ) a. Kiểu hình F 1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ . b. F 2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn c. F 2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn d. cả a và b 7. Thế nào là hiện tượng phân tính: a. Ở F 1 xuất hiện cả tính trạng trội và lặn. b. Ở F 2 xuất hiện cả tính trạng trội và lặn. c. Ở con lai xuất hiện cả tính trạng trội và lặn . d. Ở con lai xuất hiện cả tính trạng của bố và mẹ. 8. Nguyên nhân làm cho F 2 phân tính là : a. Trong cơ thể F 1 tính trội và lặn không hoà lẫn váo nhau. b. Vì cơ thể lai F 1 là cơ thể dị hợp. c. Trong cơ thể lai F 1 , gen lặn không bị hoà lẫn với gen trội nên khi giảm phân cho ra các loại giao tử khác nhau, khi thụ tinh cho ra các tổ hợp gen khác nhau làm cho F 2 phân tính. d. Cả b và c đúng CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ 1. Sự nhân đôi của NST xảy ra ở : a. Kì đầu d. Kì sau b. Kì trung gian e . Kì cuối c. Kì giữa 2. Sự phân li của NST diễn ra ở a.Kì đầu d. Kì sau b. Kì trung gian e . Kì cuối c. kì giữa 3. Trong nguyên phân sự phân chia tế bào chất tạo ra hai tế bào con diễn ra ở a. Kì sau c. Kì cuối b. Kì giữa d .Kì đầu 4 Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất. a. Kì sau c. Kì cuói b. Kì giữa d .Kì đầu e. Kì trung gian 5. Nguyên phân là một quá trình: a. Giúp gia tăng số lượng TB làm cho cơ thể đa bào lớn lên. b. Bổ sung cho những TB già và chết, TB bị tổn thương của cơ thể. c. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào của cơ thể. d. Cả a, b, c, đều đúng. 6. Ở kì nào của phân bào, NST ở dạng duỗi xoắn nhiều hơn a. Kì sau c. Kì cuối b. kì giữa d .Kì đầu 7. Thoi phân bào có vai trò gì trong quá trình phân chia tế bào ? a. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của AND b. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của trung thể c. Nơi NST bám vào và phân li về hai cực ( do sự co lại của hai sợi tơ này ) d. Nơi hình thành nhân con. 8 . Từ một hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh nhờ các quá trình nào ? a. Giảm phân và thụ tinh . b. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh . c. Thụ tinh d. Nguyên phân và sự biệt hoá chức năng của các TB 9. Ở loài nào con đực mang cặp NST giới tính XX, còn con cái mang cặp NST giới tính XY? a. Ruồi giấm, thú, người b. Chim , bướm và một số loài cá. c. Bọ nhậy. d. Châu chấu , rệp 10. Ở đa số các loài, giới tính được hình thành từ lúc nào ? a. Trước khi thụ tinh do tinh trùng quyết định. b. Trước khi thụ tinh do trứng quyết định. c. Trong khi thụ tinh d. Sau khi thụ tinh do môi trường quyết định. 11. Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa gì ? a. Làm tăng tính đa dạng của sinh giới. b. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. c.Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quí. d. Cả b, c đều đúng PHẦN II : ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG : 1.Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen được gọi là phương pháp ( lai phân tích, phân tích cơ thể lai, lai thuận nghịch ) 2. Trong sản xuất người ta không dùng cơ thể lai F 1 để làm giống vì ở đời sau có hiện tượng ( đồng tính, phân tính, phân li độc lập ) 3. Trong điều kiện trội hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình là 1: 1 có được khi lai các cơ thể có kiểu gen ( Aa X Aa, Aa X AA, Aa X aa) 4. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen đã tạo ra loại biến dị ( đột biến gen, đột biến NST, biến dị tổ hợp ) 5 . Ở kì giữa mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở ( tâm động, eo thứ hai ) kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối .Trong quá trình nguyên phân diễn ra sự phân chia nhân và phân chia chất tế bào với 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Màng nhân và nhân con bị tiêu biến ở kì đàu và chúng lại được tái hiện ở kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) Ngược lại thoi phân bào lại xuất hiện ở (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và tiêu biến ở ( kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) 7. Trong chu kì TB , NST được nhân đôi ở ( kì trung gian ,kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) và phân li trong ( kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) của nguyên phân. Nhờ đó mà hai TB con có bộ NST giống như tế bào mẹ . 8. Ở kì đầu của giảm phân 1 diễn ra sự tiếp hợp giữa các cặp NST kép của ( cặp tương đồng, cặp không tương đồng) . Tiếp đến, ở kì sau các NST kép trong cặp tương đồng ( phân li đồng đều, phân li độc lập ) về hai cực của Tb. 9 Thụ tinh là sự kết hợp giữa ( một, nhiều ) giao tử đực với một giao tử cáí, thực chất là sự tổ hợp 2 bộ NST đơn bội ( n ) để tạo thành bộ NST lưỡng bội. 10. Cơ chế xác định giới tính là ( sự phân li, sự tổ hợp) của cặp NST này trong quá trình thụ tinh. 11. Moocgan cho lai ruồi đực F 1 thân xám, cánh dài với ruồi cáí thân đen, cánh cụt thu được ở thế hệ sau với tỉ lệ ( 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen cánh cụt ; 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt ) 12. Thí nghiệm trên giúp Moocgan tìm ra qui luật liên kết gen : Các gen nằm trên cùng 1 NST cùng ( phân li, tổ hợp ) về giao tử và cùng được ( phân li , tổ hợp) trong quá trình thụ tinh. 13. Dựa vào sự di truyền liên kết, người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn được ( di truyền độc lập với nhau, di truyền cùng nhau ) BÀI : LUỆN TẬP 2 CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN Chọn câu trả lời đúng họăc đúng nhất 1.Những yếu tố nào quyết định tính đa dạng của phân tử ADN? a. Số lượng nuclêôtít trong phân tử . b. Thành phần các nuclêôtít trong phân tử . c. Trình tự sắp xếp các nuclêôtí trong phân tử. d. Cả a. b, c đều đứng. 2.Tính đặc thù của ADN được qui định bởi yếu tố nào a. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp nuclêôtít. b. Tỉỉ lệ A + T trong phân tử ADN G + X c. Số lượng, thành phần của các nuclêôtit trong phân tử ADN d. Cả a và b 3. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả : a. A= X, G = T b. A + T = G + X c. A- G = X – T d. A + G = T + X 4. Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở đâu ? a. Chủ yếu trong nhân tế bào tại NST. b. Tại một số bào quan chứa ADN như ti thể , lạp thể. c. Tại trung thể d. Tại ribôxôm 5. Một gen có A = T = 900 nuclêôtit, G = X = 600 nuclêôtit. Khi cần tự nhân đôi một lần đã cần môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại ? a. A = T = 900, G = X = 600 b. A= T = 1800, G = X = 1200 c. A = T = 2700 , G = X = 1800 d. A = T = 3600, G = x = 2400 6. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào a. Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X. b. Nguyên tắc bán bảo toàn: trong phân tử của ADN có một mạch cũ và một mạch mới. c. Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu của ADN mẹ. d. Cả a, b, c. 7. Bản chất của gen là gì ? ( chọn phương án đúng nhất ) a. Bản chất của gen là một đoạn của phân tử ADN chứa thông tin di truyền. b. Bản chất của gen là có khả năng tự nhân đôi. c. Bản chất của gen là một đại phân tử gồm nhiều đơn phân. d. Cả a và b 8. Nguyên tắc giữ lại một nữa được thể hiện như thế nào ? A.Hai phân tử ADN con được hình thành sau quá trình tự nhân đôI hoàn toàn giống ADN mẹ ban đầu. B. Trong phân tử AND con có một phân tử ADN giống ADN mẹ, phân tử kia khác ADN mẹ. C. Quá trình tự nhân đôi tạo ra hai ADN con , mỗi ADN con có một mạch nguyên là mạch của mẹ và một mạch mới tổng hợp. D. Quá trình tự nhân đôi tạo ra hai ADN con có các nclêôtit mới hoàn toàn . 9. Quá trình tự nhân đôi của ADN còn được gọi là gì ? A. Tự sao B. Tái bản C. Tái sinh D. Cả A, B, C đều đúng 10 : ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi ADN là gì ? A . Là cơ sử cho tự sụ nhân đôI của NST. B . Là cơ chế phân tử của hiện tượng sinh sản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nòi giống. C. Là cơ chế duy trì cấu trúc đặc trưng của ADN ổn định qua các thế hẹ tế bào của 1 cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của loài . D. Cả a, b, c, đều đúng. 11. Gen là gì ? A. Một đoạn của phân tử AND thực hiện một chức năng di truyền nhất định. B. Một đoạn chứa thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin . C. Một đoạn AND thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN ribôxôm. D. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hoà quá trình sinh tổng hợp prôtêin. 12. Căn cứ vào đau người ta chia ARN thành ba loại chủ yếu ? A. Chức năng của chúng . B. Số lượng nuclêôtit của chúng. C. Cấu trúc mạch thẳng hay mạch xoắn. D. Trong cấu trúc có đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung hay không. 13. Chức năng của ADN là gì ? A. Tự nhân đôi để duy trì ổn định qua các thế hệ. B. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. C. Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể. D. Cả C và D 14. Prôtêin có cấu trúc như thế nào ( chọn phương án đúng nhất ) A. Prôtêin là đại phân tử, có khối lượng lớn ( đạt tới hàng triệu đvC ) B. Prôtêin được cấu tạo chủ yếu từ 4 nguyên tố C, H, O, N. C. Prôtêin được cấu tạo then nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân. D. Cả A. B, và C 15. Tính đặc thù của Prôtêin do yếu tố nào xác định ( Chọn phương án đúng nhất ) A. Vai trò của Prôtêin B. Các bậc cấu trúc không gian của Prôtêin C. Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp cảu các axit amin 16. Vai trò của Prôtêin là gì ? A. Làm chất xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất. B. Tham gia và các hoạt động sống của TB và bảo vệ cơ thể. C. Là thành phần cấu trúc của tế bào trong cơ thể. D. Cả A, B, và C II.BÀI TẬP ĐIỀN TỪ : Điền vào chổ trống : 1.Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là ( nuclêôtiit, axit amin ) 2.Tính đa dạng và đặc thừ của ADN do ( số lượng nuclêôtiit , thành phần các nuclêôtiit, trình tự sắp xếp các loại nuclêôtiit ) qui định. 3. Quấ trình tự nhân đôi của ADN đựoc thực hiện như sau : ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tác nhau dần dần, các nuclêôtiit trên mỗi mạch đơn liện kết với các nuclêôtiit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc ( bổ sung, giữ lại một nữa ) 4. ADN có hai chức năng chủ yếu là ( bảo quản, mang, truyền đạt , tái bản ) thông tin di truyền. 5. ARN thông tin được tạo thành từ ( mạch mang mả gốc, cả hai mạch, một trong hai mạch ) của gen cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung. 6. Nhờ sự tự nhân đôi của ADN theo các nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nữa, thông tin di truyền đặc trưng chứa đựng trong ADN được truyền đạt từ ( ADN tới ribôxôm, từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác ) 7. Được tổng hợp trên khuôn mẫu của gen cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung phân tử ARN đựoc xem là( bản mả gốc, bản mả sao, đối mả ) 8. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là (nuclêôtiit. axit amin ) 9. Sơ đồ ADN mARN Prôtêin Tính trạng được giải thích như sau : Trình tự sắp xếp các trong phân tử Qui định trình tự sắp xếp các Trong phân tử Prôtêin, từ đó tạo ra cấu trúc đặc trưng cử Prôtêin và dựoc thể hiện bằng các tính trạng riêng của cơ thể và của loài. . TẬP TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN Chọn câu đúng : 1. Đối tượng của di truyền học là gì ? a. Tất cả động thực vật và vi sinh vật . b. Cây đậu hà lan có khả năng. hai ADN con có các nclêôtit mới hoàn toàn . 9. Quá trình tự nhân đôi của ADN còn được gọi là gì ? A. Tự sao B. Tái bản C. Tái sinh D. Cả A, B, C đều đúng 10 : ý nghĩa của quá trình tự nhân. loại prôtêin . C. Một đoạn AND thực hiện chức năng tổng hợp ARN vận chuyển hay ARN ribôxôm. D. Một đoạn ADN thực hiện chức năng điều hoà quá trình sinh tổng hợp prôtêin. 12. Căn cứ vào đau người

Ngày đăng: 24/07/2015, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w