1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm học 2013 - 2014 trường THPT Bắc Trà My, Quảng Nam

5 593 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.. Theo chương trình Chuẩn Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước 1954 - 1975.. PHẦN CHUNG CH

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 12 Năm học: 2013- 2014

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian: 60 phút (không tính thời gian giao đề)

A PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) họp trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội

Câu 2 (4,0 điểm)

Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên

B PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Học sinh chỉ được làm một trong hai câu sau (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) Nguyên nhân nào

là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao

Điểm giống và khác nhau (về âm mưu, thủ đoạn, quy mô) của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và

“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì?

Hết

Trang 2

-SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ

QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 12

Năm học: 2013- 2014

A PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) họp trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

3, 0

* Bối cảnh lịch sử

- Đến năm 1960, cách mạng hai miền Bắc – Nam có những bước tiến quan trọng:

Ở miền Bắc: CM XHCN đạt nhiều thành tựu quan trọng ;

Ở miền Nam: phong trào “Đồng Khởi” đã nổ ra và thắng lợi, cách mạng đang chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công;

- Để đề ra đường lối cách mạng cho cả nước và cách mạng mỗi miền trong tình hình mới; Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 05 – 10/ 9/ 1960 ở Hà Nội

0,75

* Nội dung

- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ

vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền;

- CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất ;

- CM DTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp ;

- CM hai miền có mối quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm ;

- Đối với miền Bắc, Đại hội khẳng định ;

- Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Bầu BCHTW mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị

1,5

* Ý nghĩa: - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là mốc đánh dấu bước phát triển trong quá

trình lãnh đạo của Đảng ta;

- Nghị quyết của Đại hội là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân

ta xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”

0,75

Trang 3

Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung kế hoạch đó là gì? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên.

* Điều kiện lịch sử

- Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 - đầu năm 1975, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, ;

- Thực tế sau thắng lợi ở Phước Long (01/1975) chỉ rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân

ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn

1,0

* Nội dung kế hoạch

- Bộ Chính trị TW Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976;

- Bộ Chính trị nhận định “ cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến ”

- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại

1,0

- Diễn biến: (1,25 đ) Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng …

4/3 ta đánh nghi binh …

10/3 quân ta tiến công Buôn Ma Thuột …

14/3, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh …

Kết quả: (0,25 đ) Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân được giải phóng…

- Ý nghĩa: (0,5 đ) Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu

nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam

B PHẦN RIÊNG

Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

3, 0

* Nguyên nhân thắng lợi

+ Chủ quan (1,5 điểm)

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân

2,25

Trang 4

sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo ;

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm ;

- Hậu phương miền Bắc ngày càng lớn mạnh ;

+ Khách quan(0,75 điểm)

- Sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau giữa 3 nước Đông Dương;

- Sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng ;

- Phong trào phản chiến…

* Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, … Đảng lãnh đạo đã tập hợp được sức mạnh tổng hợp của dân tộc, kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

0,75

Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao

Điểm giống và khác nhau (về âm mưu, thủ đoạn, quy mô) của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là gì?

3,0

* Điểm giống nhau:

- Đều là những chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ; sử dụng viện trợ về kinh tế và quân sự

để tiến hành chiến tranh; sử dụng chính sách bình định để chiếm đất, giành dân;

- Nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

1,0

* Khác nhau:

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

Âm mưu

(0,75)

Sử dụng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ

Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt”

Sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

Dựa vào ưu thế về quân sự, Mĩ mở các cuộc hành quân tìm diệt và bình định vào vùng giải phóng của ta

Thủ đoạn

(0,75)

Dùng quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét; tăng cường dồn

Sử dụng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn để mở các cuộc hành quân

2,0

Trang 5

dân lập “ấp chiến lược” “tìm diệt” và “bình định” Tiến hành chiến

tranh phá hoại miền Bắc

Quy mô

(0,5)

Diễn ra chủ yếu ở chiến trường miền

Nam

Quy mô lớn, phạm vi chiến trường rộng hơn, diễn ra cả miền Nam và miền Bắc

Ngày đăng: 24/07/2015, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w