ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Ngữ văn (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm. Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn. Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Trích Vội vàng – Xuân Diệu) 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao? (1 đ) 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ. (1 đ) 3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy. (3 đ) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Các truyện ngắn hay thường có những kết thúc độc đáo, đó là những cái kết mở ra cho người đọc nhiều suy nghĩ. Hãy phân tích cách kết thúc của truyện Vợ nhặt (Kim Lân) và cách kết thúc truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để thấy được điều đó. 1 ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Câu Nội dung cần đạt Điểm I 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao? (1 đ) - Thể thơ: Tự do, số câu chữ không giới hạn, theo sáng tạo của nhà thơ. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. Lí giải: Đoạn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt và tình yêu cuo5c sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu. 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ. (1 đ) - Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho… Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút. - Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ… Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất… 3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy. (3 đ) - Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu. - Bài văn về tình yêu cuộc sống: I. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết một bài văn NLXH, lập luận chặt chẽ, logic, dẫn chứng thuyết phục, văn sinh động, không sai lỗi dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu cuộc sống của con người. 2. Giải thích: Thế nào là tình yêu cuộc sống? 3. Đánh giá: Tình yêu cuộc sống là tình cảm tích cực. Vì: Cuộc sống vô cùng quí giá. Tính yêu cuộc sống gắn liến với những tình cảm cao cả khác: Yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu thiên nhiên… Tình yêu cuộc sống đem lại động lực để sống tốt, sống đẹp. Dẫn chứng: đạon thơ trên, và nhiều tấm gương khác… 4. Phê phán: Thái độ sống hời hợt, sai lầm… 5. Bài học cho thế hệ trẻ: Học tập, lao động, sống hữu ích, thể hiện tình yêu cuộc sống bằng lới sống đẹp. II Các truyện ngắn hay thường có những kết thúc độc đáo, đó là những cái kết mở ra cho người đọc nhiều suy nghĩ. Hãy phân tích cách kết thúc của truyện Vợ nhặt (Kim Lân) và cách kết thúc truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để thấy được điều đó. I. Yêu cầu về kĩ năng HS biết cách làm bài văn nghị luận về chi tiết, khía cạnh của tác phẩm văn xuôi, có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, đặc biệt là thao tác phân tích, thao tác so sánh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc. 2 II. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những ý cơ bản sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm của hai truyện ngắn Vợ nhặt và Rừng xà nu. Giới thiệu cách hai kết thúc truyện. + Phân tích kết thúc truyện Vợ Nhặt: tiếng trống thúc thuế và hình ảnh đoàn người với lá cờ đỏ. Sự đối lập giữa âm thanh của sự áp bức, của nạn đó và hình ảnh của cách mạng, của sự giải phóng. + Phân tích kết thúc truyện Rừng xà nu: Hình ảnh những đồi xà nu xanh tươi, bất tận như thách thức bom đạn và sự tàn phá hung bạo của kẻ thù. Sức sống bất diệt, sự hiên ngang, bất khuất của đất và người Tây Nguyên. (Trong quá trình phân tích, có sự liên hệ hợp lí với hai truyện ngắn để bài phong phú và sâu sắc). + So sánh: - Nét chung: Phẩm chất cao đẹp và sức sống bất diệt của con người Việt Nam, bộc lộ niềm tin, sự lạc quan… - Nét riêng: Phản ánh những bối cảnh lịch sử khác nhau, hình ảnh con người ở những vùng miền khác nhau, bút pháp nghệ thuật của các nhà văn Kim Lân và Nguyễn Trung Thành. Lưu ý Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức nói trên. 3