Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình bài viết khoảng 600 từ3. SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNGTRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐÁP
Trang 1SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2015 MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1 (2,0 điểm)
“…Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa…”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1 Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
2 Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ?
3 Hình ảnh “Mẹ yêu thương” được tác giả sử dụng để chỉ ai? Vì sao?
4 Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng?
Câu 2 (3,0 điểm)
Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” (Tục ngữ).
Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
Câu 3 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ
lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
……… Hết………
Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:………Số báo danh:………
Chữ ký giám thị 1:………Chữ ký giám thị 2:………
Trang 2SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2014 – 2015
(Đáp án – thang điểm có 03 trang)
1 Đọc đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và thực hiện
1 Tác giả ngợi ca ý nghĩa to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, đồng thời
bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao khi hình dung ra cảnh được trở về
Tây Bắc, gặp lại nhân dân
0,5
2 Những phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ: biểu cảm,
- Tây Bắc Vì: Chế Lan Viên đã khẳng định “Tây Bắc ơi, người là mẹ của
hồn thơ”
- Nhân dân Tây Bắc Vì: ngay sau câu thơ “Cho con về gặp lại Mẹ yêu
thương”, nhà thơ đã viết “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ…”
4 Các biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả biểu đạt của chúng: 0,5
- So sánh:
+ kháng chiến như ngọn lửa: giúp người đọc hình dung được ý nghĩa to lớn
của cuộc kháng chiến chống Pháp
+ con gặp lại nhân dân được ví như: nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai; chim
én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa; chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh
tay đưa: giúp người đọc hình dung được niềm vui vô hạn, niềm hạnh phúc
lớn lao của nhà thơ khi về gặp Tây Bắc yêu thương
Ngoài ra, những hình ảnh so sánh trên cũng giúp cho lời thơ hàm súc, giàu
hình ảnh và gợi cảm hơn, ý nghĩa sâu xa hơn, tạo nên được chiều sâu trí tuệ
-nét nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên
- Điệp từ “con” kết hợp với ẩn dụ “Mẹ yêu thương” diễn tả tình cảm thiết tha
sâu nặng, cùng lòng thành kính, sự gắn bó và tình cảm thiêng liêng mà Chế
Lan Viên dành cho nhân dân Tây Bắc
2 Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống coi trọng tình
nghĩa theo quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng
một tí cái tình”, từ đó, bày tỏ quan điểm sống của chính mình.
3,0
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập
văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài văn nghị
luận xã hội.
- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có
lí lẽ và căn cứ xác đáng; được bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có
thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể:
- “hoà”: khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không xích
mích
- “lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định từ
truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng hệ thống pháp luật
Trang 3nhất định.
- “tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống.
- Cả hai quan niệm: coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống
- Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:
+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữa người với người
+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững
- Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:
+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát
+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật
(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn luận)
- Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình nghĩa và
sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm sống của chính mình
và đề ra được phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy
- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội
3 Cảm nhận về truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân và bình luận các ý
kiến…
5,0
Yêu cầu chung
- Thí sinh biết huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài nghị luận văn học.
- Thí sinh có thể cảm nhận và lí giải theo những cách khác nhau, nhưng phải
có lí lẽ, có căn cứ xác đáng và bám sát văn bản tác phẩm.
Yêu cầu cụ thể
- Vài nét về tác giả Kim Lân
- Vài nét về tác phẩm “Vợ nhặt”
- Giới thiệu hai ý kiến
- “Hiện thực tàn khốc” là toàn bộ hiện thực đời sống vô cùng khắc nghiệt,
gây hậu quả nghiêm trọng, đau xót Ý kiến thứ nhất coi việc tái hiện không khí bi thảm trong nạn đói mùa xuân 1945 là cảm hứng chủ đạo của nhà văn Kim Lân khi viết “Vợ nhặt”
- “Vẻ đẹp tiềm ẩn” là vẻ đẹp của đời sống nội tâm, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp
của đạo lí, tình nghĩa,…còn ẩn giấu bên trong cái vẻ ngoài tầm thường, xấu
xí Ý kiến thứ hai coi việc phát hiện, ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn con người mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm
“Vợ nhặt”
- Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân chú tâm miêu tả hiện thực tàn khốc khi nạn đói thê thảm mùa xuân 1945 diễn ra:
+ Hiện thực đói khát tàn khốc khiến ranh giới của sự sống và cái chết trở nên hết sức mong manh
+ Hiện thực đói khát tàn khốc hiện diện qua cả hình ảnh, âm thanh, mùi vị
Trang 4+ Hiện thực tàn khốc khiến giá trị con người trở nên rẻ rúng.
+ Hiện thực tàn khốc khiến con người sống cuộc sống không ra người
- Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân càng chú tâm thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn ở những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ
+ Vẻ đẹp của đạo lí, của tình người
+ Vẻ đẹp ở ý thức, trách nhiệm đối với gia đình
+ Vẻ đẹp ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai, tin vào sự sống
- Trong “Vợ nhặt”, quả thực Kim Lân có miêu tả hiện thực tàn khốc trong nạn đói 1945, nhưng nhà văn vẫn chủ yếu hướng vào thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn của người lao động Chính nhiệt tình ngợi ca, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nhân phẩm và đạo lí của người dân xóm ngụ
cư mới là cảm hứng chủ đạo của nhà văn và từ đó tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc cho tác phẩm
- Hai nhận định trên về truyện ngắn “Vợ nhặt” tuy có điểm khác nhau nhưng không hề đối lập Trái lại, hai ý kiến cùng làm nổi bật giá trị của tác phẩm cũng như tư tưởng của Kim Lân qua truyện ngắn này
-