1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Văn (Có đáp án) _ Nâng cao

3 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 43 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 10 – Chương trình nâng cao Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng? Câu 2 (8 điểm): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí). HẾT Họ và tên thí sinh: ……………………… Chữ kí giám thị: ………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2012 -2013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Câu 1 (2 điểm): Em hiểu thế nào về đặc trưng tính truyền miệng của văn học dân gian Việt Nam? Vì sao văn học dân gian lại được sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY ĐIỂM - Đặc trưng cơ bản nhất của VHDG là tính truyền miệng. Đó là phương thức sáng tác và lưu truyền chủ yếu của VHDG. Phương thức này có thể diễn ra như sau: Người này sáng tác ra một tác phẩm tác phẩm VHDG nào đó sẽ đọc (hoặc kể, hát, …) cho người khác nghe. Người nghe lưu giữ tác phẩm trong trí nhớ rồi lại đọc (kể, hát) cho người khác nữa nghe. Cứ như thế, tác phẩm được lưu truyền rộng rãi từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác. 1 - VHDG sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, vì: + Do đ/k lịch sử - xã hội: VHDG ra đời rất sớm, khi dân tộc chưa có chữ viết. Ngay cả khi đã có chữ viết thì đại đa số tầng lớp bình dân vẫn không biết chữ nên họ vẫn sáng tác VHDG bằng ngôn ngữ nói. + Do nhu cầu thưởng thức văn hóa: người bình dân có nhu cầu sáng tác và hưởng thụ văn học trực tiếp. VHDG là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng. + Do đặc điểm loại hình: VHDG thường gắn với các hình thức diễn xướng (kể, hát, nói, trình diễn, ) nên phù hợp hơn với ngôn ngữ nói và phương thức truyền miệng. 1 Câu 2 (8 điểm): Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí). 1. Yêu cầu về kiến thức (7 điểm) NỘI DUNG CẦN TRÌNH BÀY Đ 1. Giới thiệu Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong văn học VN thế kỉ XVIII và vài nét khái quát về bải thơ Đọc Tiêu Thanh kí 0,5 2. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ 6 - Niềm cảm thông, xót thương chân thành cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh – người phụ nữ hồng nhan, tài hoa mà bạc mệnh. 1.5 - Thái độ trân trọng, ngợi ca cái đẹp ở đời. Nguyễn Du khẳng định tài hoa, nhan săc con người là những cái đẹp ở đời thường bị đố kị, vùi dập nhưng không dễ gì tiêu diệt. Nó vẫn sống mãi trong trái tim của những kẻ tri âm, trong tâm hồn những người biết tiếc, biết trân trọng cái đẹp. 1 - Từ chỗ khóc thương người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, Nguyễn Du thương cảm cho tất cả những người nghệ sĩ – những con người tài hoa đã cống hiến những giá trị tinh thần tốt đẹp cho XH nhưng luôn bị đối xử bất công. ND lên tiếng đòi quyền sống cho người nghệ sĩ, đòi hỏi Xh phải biết trân trọng người nghệ sĩ – con người là chủ nhân của những giá trị tinh thần trong XH. 1 - Lên án XH bất công chà đạp những kẻ hồng nhan, những đấng nghệ sĩ tài hoa. XH ấy gián tiếp xuất hiện qua hình ảnh mang đậm triết lí duy tâm, tư tưởng thiên mệnh của Nguyễn Du – hình ảnh “thiên” (trời). 1 - Tấm lòng nhân đạo của ND đặc biệt sâu sắc ở chỗ: không chỉ đứng ngoài bày tỏ niềm cảm thông, thương xót người xưa, ND còn tự nhận mình là người cùng cảnh ngộ với người xưa – người tài hoa bạc mệnh. Niềm thương cảm trở thành niềm đồng cảm. Nỗi thương người chuyển thành nỗi thương thân sâu sắc – Cái tôi cô đơn tự ý thức đã xuất hiện rõ nét trong văn học trung đại. 1.5 3. Đánh giá thành công về nghệ thuật bài thơ: hàm súc, đa nghĩa; âm hưởng trầm lắng, da diết; thủ pháp đối lập,… 0,5 2. Yêu cầu về kĩ năng (1 điểm): Bài viết đúng kiểu bài văn nghị luận, các ý trình bày phải mạch lạc, tập trung làm sáng tỏ luận để của bài viết. Lưu ý: Các ý chỉ đạt điểm tối đa khi học sinh diễn đạt tốt, không mắc lỗi về câu, chính tả, lỗi dùng từ. Khuyến khích sự sáng tạo trong cách cảm nhận và diễn đạt. . TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 10 – Chương trình nâng cao Th i gian làm b i: 90 phút Câu 1 (2 i m): Em hiểu thế. Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí). HẾT Họ và tên thí sinh: ……………………… Chữ kí giám thị: ………………… TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2012 -2 013 MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 - CHƯƠNG. kĩ năng (1 i m): B i viết đúng kiểu b i văn nghị luận, các ý trình bày ph i mạch lạc, tập trung làm sáng tỏ luận để của b i viết. Lưu ý: Các ý chỉ đạt i m t i đa khi học sinh diễn đạt tốt,

Ngày đăng: 24/07/2015, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w