TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Văn – Lớp 10 – Chương trình Chuẩn Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1 (2,0 điểm): Anh (chị) hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. Câu 2 (8,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. …………………………HẾT……………………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………………………………Chữ ký giám thị…………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Văn 10 – Chương trình chuẩn Câu 1: Đặc trưng của văn học dân gian : 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) (1 điểm) - Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng vì văn học dân gian ra đời từ thời cổ xưa, khi nhân loại chưa có chữ viết . - Truyền miệng đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe. - Văn học dân gian được truyền miệng theo không gian (là sự di chuyển tác phẩm từ nơi này sang nơi khác); truyền miệng theo thời gian (là sự bảo lưu tác phẩm từ đời này qua đời khác từ thời đại này qua thời đại khác). - Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian: nói, hát, kể, diễn tác phẩm… 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình tập thể (Tính tập thể)(1điểm)) - Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể. Quá trình đó làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ thuật. - Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể - Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo của văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác trong đời sống cộng đồng Câu 2: I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm được cách làm bài nghị luận văn học. - Dẫn chúng chính xác. - Bố cục chặt chẽ, mạch lạc. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, là một nàh thơ lớn của dân tộc. - Bài thơ nằm trong chủ đề Nhàn – một chủ đề lớn của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Cảm nhận về bài thơ “Nhàn”: 2.1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: - Cuộc sống thuần hậu gắn liền với công việc lao động chốn thôn quê. Nhà thơ ung dung tự tại và thanh thản với cuộc sống mình đã chọn mặc cho người đời say mê đắm chìm trong những thú vui. - Cuộc sống đạm bạc, thanh cao, mùa nào thức nấy,, đắm chìm với thiên nhiên không bị ràng buộc vào nghi lễ và những bon chen danh lợi. 2.2. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: - Nhà thơ trở về với thiên nhiên, sống hòa thuận với thiên nhiên là thoát ra ngoài vòng đua của thói tục, không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị để tâm hồn an nhiên khoáng đạt. Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện trong quan niệm về “dại” và “khôn”, trong thế đối lập giữa “ta” và “người” ở cách lựa chọn lối sống cho mình. - Vẻ đẹp nhân cách toát lên trong thái độ coi phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao. - Thái độ dứt khoát của nhà thơ với lối sống mình đã chọn thể hiện một trí tuệ tỉnh táo, hơn người. 2.3. Đánh giá chung: Bài thơ đã thể hiện một cốt cách thanh cao của một nghệ sĩ lớn trước thời cuộc rối ren của đất nước. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt yêu cầu của đề, diễn đạt mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu của đề, diễ đạt mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác. - Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu của đề, diễn đạt còn mắc một số lỗi. - Điểm 2 - 3: Đáp ứng một nửa yêu cầu của đề, phân tích chưa sâu, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 0 – 1: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. . TRƯỜNG THPT CHUYÊN TN ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn thi: Văn – Lớp 10 – Chương trình Chuẩn Th i gian làm b i: 90 phút Câu 1 (2,0 i m): Anh (chị). gi i thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………………………………Chữ ký giám thị…………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Văn 10 – Chương trình chuẩn Câu 1: Đặc trưng của văn. học dân gian ra đ i từ th i cổ xưa, khi nhân lo i chưa có chữ viết . - Truyền miệng đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng l i n i hoặc bằng trình diễn cho ngư i khác nghe. - Văn học