BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THI THỬ (đề thi gồm có 6 trang) ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Dãy gồm các chất có thể điều chế ra axit axetic bằng một phản ứng duy nhất là A. CH 3 CHO, C 6 H 12 O 6 (glucozơ), CH 3 OH. B. CH 3 CHO, C 2 H 4 (OH) 2 , CH 3 OH. C. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 OH, CH 3 COOCH 3 , C 2 H 5 OH. Câu 2: Cho 10,32 gam este E có công thức phân tử C 4 H 6 O 2 vào 120 ml dung dịch KOH 1,25M rồi đun nhẹ đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 14,88 gam chất rắn khan. Tên của E là A. metyl acylat. B. anlyl fomat. C. vinyl axetat. D. etyl acrylat. Câu 3: Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với A. quỳ tím. B. dung dịch AgNO 3 trong amoniac. C. Cu(OH) 2 . D. dung dịch Br 2 . Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Khi điện phân dung dịch NaCl và điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ, tại catot đều xảy ra quá trình khử ion Na + . B. Khi điện phân nóng chảy NaOH với điện cực trơ, tại anot có khí H 2 và O 2 thoát ra. C. Khi điện phân NaOH nóng chảy và NaCl nóng chảy với điện cực trơ, tại catot đều xảy ra quá trình khử ion Na + . D. Khi điện phân dung dịch NaCl không có màn ngăn, với điện cực trơ, sau quá trình điện phân thu được NaOH, H 2 và Cl 2 . Câu 5: Cho các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, metyl fomat, axit fomic, vinyl axetat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương và số chất hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường lần lượt là A. 4 và 4. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 3 và 3. Câu 6: Có các phát biểu sau: (1) Crom là kim loại rất cứng, cứng hơn cả thủy tinh. (2) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nhưng yếu hơn kẽm. (3) CrO, CrO 3 là các oxit bazơ. (4) Nhỏ từ từ dung dịch H 2 SO 4 loãng vào dung dịch K 2 CrO 4 thì màu dung dịch chuyển từ da cam sang vàng. (5) Muối Cr 3+ thể hiện tính khử trong môi trường axit. Số phát biểu có nội dung sai là Trang 1/6 - Mã đề thi 132 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Trong số các chất: C 2 H 6 , C 2 H 6 O, C 2 H 4 O 2 , C 2 H 7 N, chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là A. C 2 H 6 O. B. C 2 H 6 . C. C 2 H 4 O 2 . D. C 2 H 7 N. Câu 8: Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực. (3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường bazơ là phản ứng thuận nghịch. (4) Chất béo là trieste của etilen glicol với các axit béo. (5) Trong công nghiệp, để biến dầu thành mỡ rắn hay bơ nhân tạo, người ta áp dụng phản ứng thủy phân chất béo lỏng. (6) Tripanmitin không tác dụng với dung dịch HCl loãng, đun nóng. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 9: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C 4 H 8 O 2 , tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 , tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na là A. 1. B. 2. C. 4. D. 6. Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 10,14 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al, Fe bằng dung dịch HCl loãng, dư thu được 7,84 lít khí A (đktc), 1,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 33,25. B. 33,45. C. 35,58. D. 32,99. Câu 11: Cho phản ứng: Al + HNO 3 → X + NO 2 + Y. Tổng các hệ số nguyên tối giản của các chất tham gia phản ứng trong phương trình hóa học trên là A. 9. B. 14. C. 5. D. 7. Câu 12: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là A. NH 3 . B. CO 2 . C. SO 2 . D. O 3 . Câu 13: Hỗn hợp A gồm 2 amin X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (M X < M Y ). Cho 2,1 gam hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Tổng số các nguyên tử trong một phân tử Y là A. 7. B. 13. C. 10. D. 16. Câu 14: Dung dịch muối clorua kim loại M có màu xanh. Khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch muối trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan hết tạo thành dung dịch X. Dẫn khí clo dư vào dung dịch X, sau phản ứng thu được dung dịch có màu vàng. Kim loại M là A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Cr. Câu 15: Cho các chất: amoniac (1), metylamin (2), đimetylamin (3), phenylamin (4). Thứ tự sắp xếp theo chiều lực bazơ tăng dần của các chất trên là A. (4) < (3) < (2) < (1). B. (1) < (2) < (3) < (4). C. (3) < (2) < (1) < (4). D. (4) < (1) < (2) < (3). Câu 16: Cho các chất: anilin, glyxin, metylamin, axit axetic, phenol, natri axetat. Số chất tác dụng với dung dịch HCl là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 17: Gọi tên chất hữu cơ (CH 3 ) 2 CHOH Trang 2/6 - Mã đề thi 132 A. propan-2-ol. B. 2-metyletanol. C. propanal. D. propan-1-ol. Câu 18: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H 2 NCH 2 COOH, (2) CH 3 COOH, (3) CH 3 CH 2 NH 2 , (4) NaOH. Dãy sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần là A. (1), (2), (4), (3). B. (3), (1), (2), (4). C. (4), (1), (2), (3). D. (2), (1), (3), (4). Câu 19: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m gần nhất với A. 172,0. B. 125,8. C. 114,2. D. 166,6. Câu 20: Este X có đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO 2 và H 2 O có số mol bằng nhau. - Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Phát biểu không đúng là A. Chất Y và chất Z có cùng số nguyên tử cacbon. B. Chất Y tan vô hạn trong nước. C. Đun nóng Z với dung dịch H 2 SO 4 đặc ở 170 o C thu được anken. D. Chất X thuộc loại este no, đơn chức. Câu 21: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: NaCl, FeCl 3 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , AlCl 3 , có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. kim loại Na. C. dung dịch NH 3 . D. kim loại Ba. Câu 22: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư), tạo ra 1 mol khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là: A. Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 . B. FeO, Fe 3 O 4 . C. Fe, Fe 2 O 3 . D. Fe, FeO. Câu 23: Hợp kim mà trong đó sắt bị ăn mòn nhanh hơn khi ngâm trong dung dịch H 2 SO 4 loãng là A. Fe-Cu B. Zn-Fe. C. Mg-Fe. D. Fe-Al. Câu 24: Cho 8,90 gam tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 0,46. B. 0,92. C. 2,76. D. 1,44. Câu 25: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol HCl và b mol AlCl 3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là A. 4 : 3. B. 2 : 3. C. 2 : 1. D. 1 : 1. Câu 26: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp 2 axit béo gồm C 17 H 35 COOH và C 15 H 31 COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng ? Trang 3/6 - Mã đề thi 132 A. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. B. Có thể phân biệt anilin và phenol bằng nước brom. C. Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH) 2 . D. Trong phân tử tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit. Câu 28: Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca 2+ ; 0,3 mol Mg 2+ ; 0,4 mol Cl – và a mol . Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là A. 49,4 gam. B. 23,2 gam. C. 37,4 gam. D. 28,6 gam. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1) Glucozơ và fructozơ là hai chất đồng phân của nhau vì trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH) 2 tạo phức màu xanh lam. (2) Saccarozơ là đisaccarit được tạo nên từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ nên saccarozơ cũng cho phản ứng tráng gương như glucozơ. (3) Tinh bột chứa nhiều nhóm –OH nên tan nhiều trong nước. (4) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cùng công thức (C 6 H 10 O 5 )n nên là hai chất đồng phân. (5) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit , chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (6) Glucozơ và xenlulozơ đều tác dụng với H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. Số phát biểu sai là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 30: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na dư, sinh ra 3,36 lít khí H 2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm A. một este và một ancol. B. một axit và một ancol. C. hai este. D. một axit và một este. Câu 31: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO 3 0,8M. Phản ứng kết thúc thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 3,0. B. 2,3. C. 3,4. D. 4,5. Câu 32: Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là A. tơ tằm và tơ vinilon. B. tơ capron và tơ enang. C. tơ nitron và tơ nilon-6,6. D. tơ visco và tơ axetat. Câu 33: Hỗn hợp A gồm Al 2 O 3 , MgO, Fe 2 O 3 , CuO. Dẫn từ từ một luồng khí CO dư qua hỗn hợp A nung nóng thu được chất rắn B. Hòa tan chất rắn B trong dung dịch HCl dư được dung dịch C và rắn D. Nhận định nào sau đây là sai ? A. Rắn D hòa tan được trong dung dịch FeCl 3 . B. Tổng số phương trình phản ứng xảy ra là 5. C. Rắn B gồm Cu, Fe, MgO, Al 2 O 3 . D. Dung dịch C phản ứng với dung dịch KOH dư tạo ra 3 chất kết tủa. Câu 34: Công thức chất nào sau đây không phù hợp với tên gọi tương ứng ? A. Hematit nâu: Fe 2 O 3 .nH 2 O. B. Thạch cao nung: CaSO 4 .2H 2 O. C. Phèn chua: KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O. D. Boxit: Al 2 O 3 .2H 2 O. Trang 4/6 - Mã đề thi 132 Câu 35: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột bằng nước vôi trong, thu được 33,0 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu là 13,2 gam. Giá trị của m gần nhất với A. 40,6. B. 29,5. C. 32,5. D. 48,8. Câu 36: Trong các kim loại: Na, Mg, Ag, Cu, Ba, Zn, K, số kim loại tác dụng với lượng dư dung dịch Fe(NO 3 ) 3 tạo ra Fe là A. 2. B. 3. C. 0. D. 5. Câu 37: Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất bột riêng biệt trong nhóm nào sau đây ? A. Zn, Al 2 O 3 , Al. B. Mg, Al 2 O 3 , Al. C. Mg, K, Na. D. Fe, Al 2 O 3 , Mg. Câu 38: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có số electron trong các phân lớp p là 7. Nhận định nào sau đây là không chính xác ? A. X là kim loại. B. X thuộc nhóm IIIA. C. X không tan trong dung dịch NaOH. D. Oxit và hidroxit của X có tính lưỡng tính. Câu 39: Thí nghiệm nào sau đây sinh ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. Cho dung dịch AlCl 3 đến dư vào dung dịch NaOH. B. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2 . C. Thổi CO 2 đến dư vào dung dịch Ca(OH) 2 . D. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO 3 ) 3 . Câu 40: Không thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ? A. Na 2 CO 3 . B. NaOH. C. Ca(OH) 2 . D. Na 3 PO 4 . Câu 41: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, alanin. Trong các chất trên, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 42: Cho các chất: CrO 3 , Cr 2 O 3 , Al 2 O 3 , Fe 2 O 3 , Al, Fe(OH) 3 . Số chất có tính chất lưỡng tính là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 43: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H 2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 4,85. B. 6,95. C. 4,35. D. 3,70. Câu 44: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Li, Cs, Ba, Mg, Cu. Số kim loại tan hoàn toàn trong nước ở điều kiện thường là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 45: Cho các chất: Fe, FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , Fe(NO 3 ) 3 . Số chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 46: Dãy gồm các chất làm mất màu dung dịch brom gồm A. SO 2 , CO 2 , C 2 H 4 . B. C 2 H 2 , SO 2 , CH 4 . C. CO 2 , H 2 S, C 2 H 6 . D. SO 2 , H 2 S, C 2 H 4 . Câu 47: Có một số nhận định về nguyên nhân gây ô nghiễm môi trường không khí: (1) Do hoạt động của núi lửa. (2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. (3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. (4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. Trang 5/6 - Mã đề thi 132 (5) Do nồng độ cao của các ion kim loại Pb 2+ , Hg 2+ , Mn 2+ , Cu 2+ trong nguồn nước. Những nhận định đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (5). Câu 48: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ? A. NH 4 Cl + NaOH NaCl + NH 3 + H 2 O. B. C 2 H 5 OH C 2 H 4 + H 2 O. C. CH 3 COONa (rắn) + NaOH (rắn) Na 2 CO 3 + CH 4 . D. NaCl (rắn) + H 2 SO 4(đặc ) NaHSO 4 + HCl. Câu 49: Cho axit cacboxylic no, đơn chức X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C 2 H 7 O 2 N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 50: Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe 2 O 3 , FeO, Al 2 O 3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa trắng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là A. 7,4 gam. B. 4,9 gam. C. 9,8 gam. D. 23 gam. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 132 . ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐỀ THI THỬ (đề thi gồm có 6 trang) ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2015 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ,. từ da cam sang vàng. (5) Muối Cr 3+ thể hiện tính khử trong môi trường axit. Số phát biểu có nội dung sai là Trang 1/6 - Mã đề thi 132 A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7: Trong số các chất: C 2 H 6 ,. làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Cho biết nguyên tử khối của các