Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

132 626 2
Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm gạo chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhưng trong thời gian vừa qua giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới luôn biến động thất thường, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng lớn nhất là đến những người sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Hiện nay các doanh nghiệp, thậm chí cả người nông dân sản xuất nông sản, trong đó có sản xuất lúa gạo ở các nước phát triển đã sử dụng các hình thức giao dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản Nhưng hình thức giao dịch này hiện nay rất ít các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam áp dụng

Đề tài này nghiên cứu về thị trường giao sau và cách thức sử dụng hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Phân tích sự biến động đối với giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, phân tích thực trạng việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, xác định các nguyên nhân và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam

2 Mục tiêu của đề tài

Luận giải cơ sở khoa học về thị trường giao sau và cách thức sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu

Nghiên cứu sự biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, từ đó đưa ra kết luận có cần thiết phải phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam hay không? Và cách thức, công cụ để phòng ngừa rủi ro này?

Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 2

Đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Thị trường giao sau, việc áp dụng các hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam

Trên thực tế, khi tham gia vào thị trường giao sau gạo mỗi người kinh doanh sẽ có mục đích riêng của mình Có người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích đầu cơ để kiếm lời, có người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu việc áp dụng hợp đồng giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo

Về không gian: Đề tài nghiên cứu việc áp dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo, trong đó tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp có xuất khẩu gạo của Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước Nhưng mẫu điều tra mang tính đại diện, chúng tôi xin được giới hạn mẫu điều tra mang tính đại diện chỉ tập trung điều tra các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu việc biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1989 đến nay và xu hướng trong tương lai

Về mặt nội dung: Đề tài nghiên cứu về thị trường giao sau và việc ứng dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1 Chọn địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho các tỉnh, thành phố nơi có các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận hợp đồng giao sau thuận lợi nhất, nơi có các doanh nghiệp tại các vùng sản xuất lúa gạo lớn Với lý do đó, chúng tôi chọn mẫu điều tra là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Thành phố Hồ Chí Minh và

một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Trang 3

4.2 Thu thập số liệu, thông tin cần thiết

Điều tra sơ cấp, từ các doanh nghiệp mà chúng tôi chọn làm mẫu điều tra, để thu thập các thông tin liên quan đến tác động của biến động giá gạo xuất khẩu đến thu nhập của doanh nghiệp, việc sử dụng các hợp đồng giao sau trong lĩnh vực xuất khẩu gạo tại các doanh nghiệp

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trên mạng internet

4.3 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn - Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Đề tài khẳng định các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam có thể sử dụng các các hợp đồng giao sau như là một công cụ trong phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản; đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam

Với những nội dung nghiên cứu của đề tài này chúng tôi hy vọng kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lyù Nhà nước trong việc xây dựng chính sách liên quan đến phát triển thị trường giao sau gạo Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam muốn sử dụng các hợp đồng giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu của đề tài gồm 03 chương:

Trang 4

Chương 1: Khung lyù thuyết về thị trường giao sau, chúng tôi đề cập đến lý thuyết về thị trường giao sau, các chiến lược có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro biến động giá

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo và việc sử dụng hợp đồng giao sau để

phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam Trong phần này chúng tôi phân tích sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam, thực tế việc áp dụng hợp đồng giao sau của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu Xác định nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo của Việt Nam chưa sử dụng các hình thức giao dịch của thị trường giao sau như là một công cụ để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo

chương 3: Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt

Nam

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG GIAO SAU

1.1 Một số khái niệm về hợp đồng và thị trường

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng giao ngay

Hợp đồng giao ngay là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa mà việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là hai hoặc ba ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán được ký kết

1.1.2 Khái niệm về hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa mà việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện sau một thời hạn nhất định với giá cả đã đồng ý ngày hôm nay

1.1.3 Khái niệm về hợp đồng giao sau

Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng hàng hóa đã biết theo một mức giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch giao sau

1.1.4 Khái niệm về thị trường giao sau

Thị trường giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán giao sau

1.2 So sánh sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn/giao ngay và hợp đồng giao sau

- Người mua và người bán giao dịch trên cơ sở thỏa thuận cá nhân

- Giao dịch trên thị trường có tổ chức, tuân theo những quy tắc và luật lệ

- Các điều kiện hợp đồng được chuẩn hoá

- Các trạng thái có thể thanh lý dễ dàng - Định giá theo giá thị trường

- Hợp đồng được Sở giao dịch bảo đảm

Trang 6

1.3 Mục đích của người kinh doanh khi tham gia vào thị trường giao sau

1.3.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá:

Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích phòng ngừa rủi ro biến động giá có mong muốn mua hoặc bán hàng hoá thực, nhưng lo lắng về việc giá hàng hoá sẽ thay đổi trước khi mua hoặc bán hàng hoá đó trên thị trường.

Như vậy tham gia thị trường giao sau để đạt được sự bảo vệ đối với thay đổi giá cả thông qua mua hoặc bán các hợp đồng giao sau của cùng loại và cùng số lượng hàng hoá để triệt tiêu rủi ro giá cả.

1.3.2 Đầu cơ để kiếm lời

Những người tham gia vào thị trường giao sau với mục đích đầu cơ để kiếm lời cố gắng kiếm lợi nhuận từ việc mua hoặc bán các hợp đồng giao sau bằng việc dự đoán biến động giá cả trong tương lai.

Khi tham gia thị trường giao sau với tư cách là nhà đầu cơ, nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro giá cả và làm tăng thanh khoản của thị trường giao sau

1.4 Mối quan hệ giữa thị trường giao sau và giao ngay

1.4.1 Đặc tính của hợp đồng giao sau

Giá thị trường hình thành công khai và minh bạch: Khi các thông tin về

nguồn cung cầu xuất hiện, người mua và bán sẽ đưa các thông tin này vào trong thị trường Khi người mua và người bán đạt đến thỏa thuận thì một giao dịch được thực hiện và giá thị trường được công bố Giá cả được hình thành thông qua hệ thống đấu giá công khai như thế chính là biểu hiện cụ thể của cơ chế giá được hình thành do các tác động của lực cung và cầu Thay đổi trong giá giao sau mỗi ngày là sự đồng thuận của người mua lẫn của người bán vào ngày hôm đó

Quản lý rủi ro biến động giá: Khả năng bù trừ của hợp đồng giao sau cho

phép những người phòng ngừa rủi ro hòa vốn, có nghĩa là thiệt hại trên thị trường giao sau sẽ bù bằng lợi nhuận trên thị trường giao ngay Điều này đã cho phép những người tham gia vào hợp đồng giao sau quản lý được các rủi ro do những bất ổn gây ra trong giá cả Đây là nhân tố chính của hợp đồng giao sau hấp dẫn những người phòng ngừa rủi ro

Trang 7

Tính thanh khoản: Đây là một chìa khóa cho bất cứ thành công nào của hợp

đồng giao sau Tất cả thành viên tham gia thị trường đều kỳ vọng các biến động giá cả là nhẹ nhàng hoặc có thể dự báo được Điều này cho phép họ dễ dàng gia nhập hoặc rút lui ra khỏi thị trường với một số lượng lớn các giao dịch Số lượng các giao dịch càng lớn nhưng không gây tác động đến giá thì thị trường càng được gọi là “có tính thanh khoản”

Tính hiệu quả: Thị trường giao sau tạo khả năng cho tất cả những người tham

gia giao dịch với khối lượng lớn với chi phí giao dịch tương đối thấp Tính hiệu quả này thật sự hấp dẫn những người mua và người bán

Tổng lợi nhuận bằng zero: Giao dịch giao sau thường có tổng lợi nhuận bằng

không, bất cứ lợi nhuận nào của những người tham gia thị trường cũng chính là khoản lỗ của một người khác trong thị trường Đối với những người phòng ngừa rủi ro, điều này không là mối bận tâm vì lợi nhuận hoặc thua lỗ của họ được bù trừ trên thị trường giao ngay

Những người phòng ngừa rủi ro: Các nhà quản lý, những người sản xuất và

kinh doanh lo ngại những diễn biến tài chính xấu do biến động bất ổn trong giá cả hàng hóa có thể sử dụng giao sau để giảm rủi ro bằng việc thực hiện một vị thế ngang bằng nhưng trái ngược trong thị trường giao sau Hoạt động này được gọi là phòng ngừa rủi ro Những người phòng ngừa không thích rủi ro, họ mong muốn tránh rủi ro và có xu hướng giữ vị thế giao sau trong một thời gian dài

Các nhà đầu cơ: Các nhà giao dịch giao sau không quan tâm đến hàng hóa

thực Họ giao dịch hoàn toàn là do lợi nhuận từ những thay đổi giá theo hướng có lợi cho họ Các nhà đầu cơ là những người thích rủi ro Họ thường không thích nắm giữ các vị thế giao sau trong thời gian dài

1.4.2 Đường biểu diễn các vị thế mua và vị thế bán trên thị trường giao sau

Các nhà giao dịch mua hợp đồng giao sau có thể kiếm lời nếu hợp đồng này được bán với giá cao hơn Quá trình mua giao sau được gọi là thực hiện vị thế mua

Các nhà giao dịch là người bán giao sau với ý định mua chúng lại sau đó ở một mức giá thấp hơn để kiếm lời Các nhà giao dịch có thể bán giao sau cho dù họ không sở hữu các tài sản cơ sở vì vị thế giao sau và việc cam kết giao hàng có thể

Trang 8

bù trừ bằng một vị thế mua trước khi đến hạn hợp đồng Một nhà đầu cơ có thể chọn mua hàng hóa thực trên thị trường giao ngay và bán trên thị trường giao sau

Bởi vì các khoản lãi và thua lỗ trên thị trường giao sau phản chiếu tương tự những gì xẩy ra trên thị trường giao ngay Bằng việc thực hiện vị thế ngược lại trên thị trường giao ngay, những người phòng ngừa có thể giảm thiểu rủi ro về giá Những thua lỗ trên thị trường giao ngay được bù đắp bằng lợi nhuận trên thị trường giao sau và ngược lại

Tóm lại, nếu bạn là người dự định sẽ mua ngũ cốc sau đó, bạn có thể mua giao sau, đây được gọi là phòng ngừa vị thế mua Các nhà sản xuất ngũ cốc, hạt có dầu và thịt tươi sống có thể bảo vệ chính họ chống lại những sụt giảm tiềm ẩn trong giá cả sản phẩm bằng cách bán giao sau, đây được gọi là phòng ngừa vị thế bán

1.4.3 Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau

Liên kết giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau cho phép những người phòng ngừa rủi ro sử dụng thị trường giao sau để bù đắp rủi ro về giá trên thị trường giao ngay Mối quan hệ này được đo lường bằng basic, đó là chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau có liên quan

Basic thường không phải là hằng số bất biến Nhận thức rõ được điều này rất quan trọng vì nó giúp cho bạn xác định tính hiệu quả của bất kỳ hoạt động phòng ngừa rủi ro nào Bạn cần một basic tương đối ổn định hoặc có thể dự đoán được để đoan chắc rằng lợi nhuận (hoặc thua lỗ) trên thị trường giao sau và thị trường giao ngay có thể bù đắp lẫn nhau được

Thị trường giao ngay: Các thị trường địa phương nơi những người mua và

người bán điều chỉnh song phương về số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm và thời gian giao hàng Hàng hóa thực sự được trao đổi giữa người mua và người bán

Thị trường giao sau: Người mua và người bán trao đổi hợp đồng trong đó

có xác định trước về số lượng, chất lượng, địa điểm và thời gian giao hàng cho một hàng hóa cụ thể Thị trường giao sau được xem như là một thị trường “giấy” vì hàng hóa cụ thể ít khi được trao đổi giữa người mua và người bán Giá giao sau được dùng như một chuẩn mực cho giá giao ngay

Trang 9

Sự đe dọa về giao nhận hàng: Giá giao ngay và giá giao sau có xu hướng

biến động cùng chiều, mặc dù không luôn luôn cùng một mức độ Sở dĩ như vậy là do các cam kết hợp đồng giao sau có thể hoặc là được thực hiện bởi một động tác giao nhận hàng hóa xảy ra thật sự giữa hai bên hoặc là xảy ra dưới các thanh toán tiền mặt tiêu biểu cho giá trị lô hàng

Quá trình giao nhận hàng diễn ra trong suốt tháng giao hàng của hợp đồng giao sau tại một thời điểm giao hàng cụ thể Người mua hợp đồng giao sau phải đồng ý thanh toán và chi trả ngay lập tức cho lô hàng hóa Các chi phí như chi phí lưu kho và lãi vay đã được phản ánh hết trong giá giao sau và người mua phải gánh chịu tất cả các chi phí này

Nếu như người mua trên thị trường giao ngay chào giá thấp hơn so với giá giao sau thì người bán hàng trên thị trường giao ngay (người sở hữu hàng hóa) có thể bán giao sau Việc khan hiếm những người bán trên thị trường giao ngay cuối cùng cũng làm cho những người mua tăng giá giao ngay lên Đồng thời lúc này do áp lực bán trên thị trường giao sau tăng lên, rốt cuộc làm cho giá giao sau giảm đi Chính vì thế giá giao ngay và giá giao sau cuối cùng rồi cũng hội tụ về với nhau

Ngược lại, nếu giá giao ngay quá cao so với giá giao sau, người mua giao ngay có thể mua giao sau Trong tình huống này, người mua nhận sản phẩm với giá giao sau thấp và sau đó có thể bán chúng lại trên thị trường giao ngay với giá cao hơn Những hành vi này rốt cuộc làm tăng giá giao sau làm giảm giá giao ngay cho đến khi chúng đạt đến mức cân bằng sao cho tới khi nào mọi người không thể tiếp tục làm như thế nữa để kiếm lời

Tóm lại: Nỗi lo sợ về giao nhận hàng bảo đảm sự hội tụ của giá giao sau và

giá giao ngay theo thời gian và làm tăng tính hội nhập của hợp đồng giao sau và giá giao sau

Hành động mua trên một thị trường và bán chúng trên một thị trường khác và ngược lại bảo đảm rằng giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ với nhau Nỗi “lo sợ” rằng việc giao nhận có thể hoặc là ở phía bên “giao” hoặc là ở phía bên “nhận” làm cho giá giao sau và giá giao ngay sẽ tiến đến gần nhau hoặc là các nhà kinh

Trang 10

doanh chênh lệch (arbitrager) sẽ khiến chúng tiến gần nhau bằng những lỗ lực tìm kiếm lợi nhuận từ bất kỳ những không ngang giá nào

1.4.4 Sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau vào ngày đáo hạn

Trước khi hợp đồng giao sau đáo hạn, nếu giá giao sau cao hơn giá giao ngay, sẽ khuyến khích mọi người mua hàng trên thị trường giao ngay và đồng thời tiến hành bán giao sau làm cho giá giao sau giảm Bằng việc bán lại hợp đồng ngay bây giờ, người nắm giữ vị thế mua sẽ thu được một khoản tiền lãi Khoản lãi này sẽ không còn nữa nếu như họ nắm giữ chúng cho đến khi đáo hạn vì tại thời điểm đáo hạn giá giao sau bằng với giá giao ngay của tài sản cơ sở Cùng lúc đó, những người có nhu cầu mua hàng hóa có thể thấy giá giao ngay quá thấp và tiến hành mua hàng tạo áp lực tăng giá giao ngay

Trong mỗi trường hợp, giá giao ngay và giá giao sau sẽ hội tụ về với nhau khi thời hạn thanh toán cuối cùng đến gần

1.4.5 Đóng vị thế một hợp đồng giao sau

Nghĩa vụ của một hợp đồng giao sau có thể được thực hiện thông qua quá trình giao hàng hoặc là thông qua bù trừ Trong trường hợp hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt, sẽ không có các cuộc giao nhận xảy ra Trong trường hợp có giao nhận hàng giữa hai bên, những người tham gia hợp đồng nên làm quen với các điều kiện giao nhận hàng vốn dĩ luôn luôn thay đổi để đoan chắc rằng việc giao nhận hàng hóa diễn ra theo ý mình mong muốn Trong trường hợp thanh toán bù trừ người nắm giữ hợp đồng giao sau sẽ thực hiện một vị thế bằng nhau nhưng trái ngược với vị thế giao sau hiện tại

Nếu bán (1) Giao hàng hóa và chấp nhận thanh toán theo các quy định về

thời hạn và địa điểm giao hàng và (2) Mua một số lượng tự hợp đồng giao sau (bù trừ vị thế ban đầu)

Nếu mua (1) Nhận hàng hóa và chi trả đầy đủ theo các quy định về thời hạn

và địa điểm giao hàng và (2) Bán lại một số lượng tương tự hợp đồng giao sau (bù trừ vị thế ban đầu)

Trang 11

1.4.6 Cơ chế của phòng ngừa đơn

Phòng ngừa thông qua hợp đồng giao sau cho phép các nhà sản xuất thiết lập một mức giá cố định Do bản chất bù trừ của hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay, nên bất kỳ khoản lỗ (hoặc lãi) nào trong một thị trường này sẽ được bù trừ bằng một khoản lãi (hoặc lỗ) trong thị trường khác Vấn đề quan trọng và cũng là kết quả cuối cùng của việc tham gia vào một hợp đồng giao sau là nhà sản xuất sẽ có khả năng chốt lại mức giá cố định cho mình và hiệu ứng cuối cùng đối với nhà

sản xuất như thế nào, sẽ phụ thuộc vào basic

Phòng ngừa vị thế bán: Giả dụ bây giờ đang là thời điểm ở tháng 2 và nhà

sản xuất có thông tin cho biết giá giao ngay dự kiến vào tháng 10 có khả năng là $400 Ở thời điểm tháng 2 này, giá giao sau tháng 10 là $420 Do có thông tin về giá giao ngay kỳ vọng tháng 10 là $400, nên nhà sản xuất đi đến quyết định chốt bán một phần sản lượng sẽ bán ở cuối tháng 9 ở mức $400 (đúng như mức giá kỳ vọng) Khi ra quyết định này nhà sản xuất có niềm tin rằng mức giá $400 sẽ tạo ra được một tỷ suất sinh lợi hợp lý cho vụ mùa mà mình thu hoạch vào mùa thu, phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thị trường có khả năng sụt giảm vào tháng 10

Hình 1.1 Phòng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

TP.HCM”[466]

Vì người sản xuất là người nắm giữ hàng hóa, nên họ tiến hành thực hiện vị thế bán trên thị trường giao sau Trong ví dụ này, hợp đồng giao sau tháng 10 được

Trang 12

bán với giá $420 vào tháng 2 Vào tháng 9, chúng ta giả dụ giá giao sau tháng 10 tăng lên là $440, kết qủa là người bán giao sau lỗ $20 (bán $420 vào tháng 2 và mua lại $440 vào tháng 9) Hình 1.1 cho chúng ta thấy trường hợp lỗ từ vị thế bán, do giá giao sau tăng lên $20

Khía cạnh khác nữa của phòng ngừa rủi ro có liên quan đến thị trường giao ngay Trong trường hợp này, do basic được giả định là một hằng số không đổi vì thế giá giao ngay cũng tăng $20, từ $400 lên $420 Lúc bấy giờ nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa trên thị trường giao ngay và thu về $20 lợi nhuận Kết qủa này bù đắp lại vào $20 khoản lỗ trên thị trường giao sau Hình 1.2 cho chúng ta nhận diện được cơ

Đây là tổng số ròng cả giao dịch giao ngay và giao sau, chúng sẽ xác định hiệu quả của phòng ngừa trong khi chốt các mức giá Việc các giao dịch có được bù trừ hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào basic Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không đặt thành vấn đề quan trọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau miễn là giá giao ngay thay đổi theo cùng chiều hướng và với cùng một mức độ giống như giá giao sau Trong ví dụ của chúng ta, basic là

Trang 13

một hằng số nên giá xem như đã được cố định là $400, chính vì thế các khoản lãi và lỗ hoàn toàn bù đắp cho nhau

Không nên quan tâm đến lợi nhuận ở thị trường giao ngay khi tham gia vào vị thế bán ở thị trường giao sau, khi tham gia vào một hợp đồng giao sau ở vị thế bán, bạn đã có chủ ý bỏ qua cơ hội nhận được lợi nhuận cao hơn do giá giao ngay có thể tăng lên trong tương lai Bạn thật sự chỉ có một mong muốn không bị rơi vào tình huống lợi nhuận có thể sụt giảm thấp hơn so với kỳ vọng, hoặc thậm chí rơi vào tình trạng lỗ cao hơn do có khả năng giá giao ngay dự kiến giảm đi trong tương lai

Hình 1.3 minh họa kết cục xảy ra nếu giá giao ngay giảm $20 Trong trường hợp này, như đã minh họa ở phần trên, vị thế bán giao sau có được lợi nhuận là $20 Khoản lãi này sẽ bù đắp lại khoản lỗ trên thị trường giao ngay (do giá giao ngay giảm $20) Tóm lại, trong khi phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau đã dẫn đến khả năng từ bỏ lợi nhuận tăng lên trong thị trường giao ngay (để bù trừ cho khoản lỗ trên hợp đồng giao sau), thì một khía cạnh khác chúng lại được bảo vệ để chống lại khả năng sụt giảm giá trên thị trường giao ngay

Hình 1.3 Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay-Giá giao ngay

Trang 14

Phòng ngừa vị thế mua: Khi tham gia vào một hợp đồng giao sau ở vị thế

mua, kết quả sẽ ở một vị thế trái ngược với người phòng ngừa vị thế bán Các kết quả này được thể hiện ở cột thứ ba trên bảng 1.1

Bảng 1.1 Các kết quả phòng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau

Phòng ngừa vị thế bán Phòng ngừa vị thế mua

Mở cửa giao dịch giao sau Bán giao sau Mua giao sau Đóng cửa giao dịch giao sau Mua giao sau Bán giao sau

Hình 1.4 Phòng ngừa vị thế mua-Giá giao sau giảm $0,35

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

TP.HCM”[469]

Để cho các bạn dễ hình dung hơn, bây giờ chúng ta hãy lấy ví dụ trường hợp của một chủ trại chăn nuôi gia súc Bây giờ là tháng 2 và giá bắp giao sau tháng 9 được giao dịch với giá $3,25/tạ, vì thế giá giao ngay được kỳ vọng trong tháng 9 là $3,25/tạ Chủ chăn nuôi gia súc quyết định chốt giá mua vào đối với khẩu phần chi

Trang 15

phí chăn nuôi vào tháng 9 với giá $3,00/tạ Khi ra quyết định này ông chủ trại có niềm tin rằng mức chi phí khẩu phần thức ăn là $3,00/tạ sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lợi hợp lý cho công việc chăn nuôi, phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế bất kỳ khoản lỗ tiềm ẩn nào, nếu có, do giá thức ăn gia súc trên thị trường có khả năng tăng lên vào

tháng 10

Vì ông chủ trại chăn nuôi là người mua hàng hóa, nên vị thế mua sẽ được thiết lập trên thị trường giao sau Trong ví dụ này, ông chủ trang trại sẽ mua hợp đồng giao sau tháng 9 với giá $3,25/tạ vào tháng 2 Như vậy, ở thời điểm tháng 2, ông chủ trại giờ đây đã rơi vào trạng thái mua giao sau bắp trong tháng 9 Vào tháng 9, thời điểm mua bắp, giá bắp giao sau lại giảm đi chỉ còn là $2,90/tạ, chủ chăn nuôi thực hiện bản hợp đồng giao sau tháng 9 Hình 1.4 cho thấy, vì giá bắp giao sau giảm nên vị thế mua giao sau đã tạo ra một khoản lỗ $0,35/tạ - mua với giá $3,25/tạ vào tháng 2 và bán $2,90/tạ vào tháng 9

Trong giao dịch này, bạn còn phải quan tâm đến một khía cạnh khác nữa của phòng ngừa rủi ro có liên quan đến thị trường giao ngay Theo đó, do basic được giả định là một hằng số không đổi vì thế giá giao ngay cũng giảm $0,35/tạ (từ $3,00/tạ xuống $2,65/tạ) Do giờ đây ông chủ chăn nuôi mua bắp trên thị trường giao ngay ít hơn $0,35/tạ, nên ông đã bù đắp lại vào $0,35/tạ lỗ trên thị trường giao sau Hình 1.5 sẽ cho bạn thấy được cơ chế này Nếu giá bắp tăng lên ông chủ trại chăn nuôi sẽ phải trả với giá khẩu phần thức ăn cao hơn trên thị trường giao ngay Tuy nhiên chi phí chăn nuôi cao hơn này sẽ được bù đắp lại bằng với khoản lãi từ giao dịch giao sau Như vậy cho dù bất cứ điều gì xẩy ra đi chăng nữa, chi phí chăn nuôi ròng cũng chỉ là $3,00/tạ như dự kiến của chủ chăn nuôi

Đây là tổng số ròng cả giao dịch giao ngay và giao sau và chúng sẽ xác định hiệu quả của phòng ngừa rủi ro trong khi chốt các mức giá Việc các giao dịch có được bù trừ hoàn toàn hay không sẽ phụ thuộc vào basic Phòng ngừa rủi ro thông qua hợp đồng giao sau không đặt thành vấn đề quan trọng đối với các biến động tăng lên hay giảm xuống của giá giao sau miễn là giá giao ngay thay đổi theo cùng một chiều hướng và cùng một mức độ giống như giá giao sau

Trang 16

Hình 1.5 Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay

Basic là thước đo nói lên mối quan hệ giữa hợp đồng giao sau và hợp đồng giao ngay, basic thể hiện chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau Basic sẽ là âm khi giá giao ngay thấp hơn giá giao sau hoặc là dương khi giá giao ngay cao hơn giá giao sau

1.5.2 Basic cho ngũ cốc và hạt có dầu

Các loại ngũ cốc và hạt có dầu được thu hoạch tại những thời điểm thu hoạch trong năm và sau đó được lưu trữ lại trong kho quanh năm Giá giao sau có nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ hạt có dầu và ngũ cốc, chúng có thể tạo ra động cơ để lưu trữ hàng hóa, hoặc ngược lại không khuyến khích nhà sản xuất lưu trữ hàng hóa trong kho khi nguồn cung ứng trở nên khan hiếm

Các diễn biến này được phản ảnh trong chênh lệch giữa giá cả cho các tháng đáo hạn khác nhau trên hợp đồng giao sau đối với ngũ cốc và hạt có dầu Mối quan hệ này được phản ánh trong basic và do đó basic chính là dấu hiệu cho thấy về những gì mà thị trường sẽ “chi trả” dựa trên các chi phí lưu trữ và chi phí chuyển

Trang 17

Mẫu hình thị trường chi phí lưu giữ: Chi phí lưu giữ là những biến phí cho

việc nắm giữ ngũ cốc từ tháng này cho đến tháng sau Thành phần chủ yếu của chi phí lưu giữ là tiền trả lãi vay Ví dụ nếu giá bắp ở Chicago là $3/giạ vào tháng 11 và lãi suất là 5% chúng ta có một cơ hội phí là $0,015/giạ tháng để lưu trữ bắp

Nếu basic bằng với chi phí lưu giữ, giá giao ngay tại Chicago sẽ là $0,015 thấp hơn giá giao sau tháng 12 Mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ này là nhân tố cơ bản trong việc xác định sự khác nhau trong giá cả giữa các tháng giao sau (chênh lệch giao sau)

Bởi vì hợp đồng bắp giao sau tháng 3 tượng trưng cho các mức giá ba tháng kể từ sau tháng 11, nên mẫu hình chi phí lưu giữ sẽ được thỏa mãn nếu hợp đồng giao sau tháng 3 là $0,045/giạ cao hơn tháng 12 (ba tháng nhân cho $0,015/tháng) Giả dụ rằng mối quan hệ này được tính toán tương tự cho giá giao sau tháng 5, chúng cũng sẽ là $0,03 cao hơn so với tháng 3 Như vậy, basic cho tháng 3 và tháng 5 là $0,06 và $0,09 thấp hơn giá giao sau Nếu chúng ta sử dụng giá giao ngay tháng 11 là $3, các kết quả của giá giao sau được minh họa như hình 1.6

Hình 1.6 Mẫu hình chi phí lưu giữ

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

TP.HCM”[472]

Quan hệ giữa chi phí lưu giữ và giá giao sau được xem như là một “điều kiện cân bằng” cơ bản trên thị trường Nếu như không có những thay đổi trong quan hệ cung cầu từ tháng 11 đến tháng 5, các mức giá khác nhau cho các tháng trên thị trường giao ngay và thị trường giao sau là tương tự như các chi phí lưu giữ Trong trường hợp này, sẽ không có các động cơ để lưu giữ hàng hóa và nhà sản xuất

Trang 18

không quan tâm nhiều đến việc bán trên thị trường giao ngay hay là nắm giữ hàng hóa lại trong kho

Chúng ta có thể nhìn nhận basic giống như một loại “giá cả”, và thông qua một dạng giá cả đặc biệt này, các bạn có thấy hàm trong đó một tín hiệu để thực hiện các giao dịch trên thị trường giao sau Giả dụ rằng một thông tin mới xuất hiện trên thị trường cho thấy sẽ có một sự khan hiếm về bắp trên thị trường trong tháng 3 Thông tin này lập tức làm cho giá mua giao sau tháng 3 tăng lên $3,08/giạ Chi phí lưu giữ vẫn là $0,06 từ tháng 11 tới tháng 3 nhưng chênh lệch trong thị trường trong tháng 3 giờ đây là $0,08 Basic phản ánh theo thông tin mới phát sinh là -$0,08 thay vì -$0,06 đã làm cho các thành viên tham gia thị trường có động cơ lưu giữ bắp lại cho đến tháng 3 thay vì bán chúng ngay trên thị trường giao ngay

Bằng cách giữ vị thế bán giao sau, nhà sản xuất sẽ cố định giá trong tháng 3 là $3,08/giạ tại Chicago và lưu giữ bắp lại trong kho Tất nhiên các hành vi tích trữ bắp từ thị trường giao ngay hiện tại làm cho sức ép trên giá giao ngay tăng lên và hành vi bán giao sau làm cho giá giao sau giảm xuống Xu hướng này diễn tiến theo chiều hướng làm cho chúng quay trở lại mẫu hình chi phí lưu giữ Nhân tố cơ bản dẫn dắt mối quan hệ này chính là sự đe dọa về giao nhận hàng hoặc là sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau tại thời điểm đáo hạn

Hình 1.7 Mẫu hình thị trường nghịch đảo

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

Trang 19

Mẫu hình thị trường nghịch đảo: Ngược với thị trường chi phí lưu giữ là

thị trường “nghịch đảo” Thị trường nghịch đảo là thị trường mà trong đó giá của tháng giao sau sau đó sẽ thấp hơn giá của tháng trước đó Các bạn sẽ thấy điều tưởng như trái khoáy này trên hình 1.7 nhưng trong thực tế thì mô hình này cũng không phải là hiếm gì cho lắm Thường thì trong thực tế mẫu hình chi phí lưu giữ phổ biến hơn cho những hàng hóa có thời kỳ thu hoạch ngắn và được lưu trữ tồn kho quanh năm Trong khi đó, mẫu hình thị trường nghịch đảo thì lại phổ biến hơn đối với những dạng hàng hóa như là ngũ cốc chẳng hạn, khi mà nguồn cung ứng thỉnh thoảng lại thấp hơn so với nhu cầu Nhu cầu cao làm cho giá của tháng đáo hạn gần nhất cao hơn giá của tháng sau đó Những khan hiếm hàng hóa trên thị trường không khuyến khích các nhà sản xuất lưu giữ hàng hóa tồn kho

Chi phí chuyển giao: Chi phí chuyển giao được phản ánh trong basic đối với

những thị trường không nằm trong phạm vi của khu vực giao hàng Nếu chúng như ta gọi thành phố Saskatoon của Canada, nơi trồng hạt canola, là khu vực cung ứng hay khu vực thặng dư, thì basic của hạt canola chắc chắn sẽ có mối quan hệ với chi phí lưu giữ tại khu vực thành phố Saskatoon của Canada Nhưng điều mà các bạn dễ thắc mắc là basic tại thành phố Tokyo của Nhật thì sao? Tokyo (nơi có nhu cầu về hạt canola) được gọi là khu vực có nhu cầu hay khu vực thâm hụt Để có thể hiểu rõ cơ chế này, các bạn hãy xem hình 1.8 và 1.9

Hình 1.8 Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thặng dư

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

TP.HCM”[474] $

Chi phí lưu giữ

Chi phí chuyển giao

Trang 20

Mỗi trường hợp ở hình nói trên cho thấy giá giao sau luôn là một hằng số không đổi

Giá giao ngay tại Saskatoon trên hình 1.8tượng trưng cho đường đậm Basic ở khu vực thặng dư ở Saskatoon chính là giá gia sau trừ đi hai loại chi phí (1) chi phí lưu giữ tính cho đến tháng 7 và (2) chi phí chuyển giao tính từ điểm giao hàng Saskatoon đến điểm nhận hàng Tokyo Tại khu vực thặng dư, giá giao ngay ở Saskatoon sẽ thấp hơn giá giao sau một khoản chênh lệch, bằng với chi phí lưu giữ hạt canola đến tháng 7 và chi phí chuyển giao.

Vào tháng 10, basic chính là bề rộng dải băng cho thấy giá giao ngay của hạt canola thấp hơn ở Saskatoon khi không có hoặc có rất ít chi phí lưu giữ tính cho điểm giao hàng Giá giao sau tháng 7 thì thể hiện hoàn toàn và đầy đủ chi phí lưu giữ tính đến tháng 7 Theo thời gian, basic tháng 7 sẽ hẹp dần lại khi thị trường đưa chi phí lưu giữ tính vào trong giá giao ngay Theo đó, giá giao ngay tăng dần lên và cuối cùng tiệm cận tại mức chúng ta có basic bằng đúng với chi phí chuyển giao hoặc chi phí vận chuyển từ Saskatoon đến Tokyo

Hình 1.9 Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thâm hụt

“Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống Kê,

TP.HCM”[475]

Nhìn vào hình 1.9, các bạn sẽ thấy đối với khu vực thâm hụt tại Tokyo, basic cuối cùng vào tháng 7 sẽ bằng với chi phí chuyển giao để vận chuyển hạt canola từ Basic cuối cùng

$

Chi phí

chuyển giao ở Tokyo

Giá giao ngay ở Saskatoon

Giá giao ngay ở Tokyo

Giá giao ngay tháng 7

Trang 21

Saskatoon tới Tokyo Trước tháng 7, giá giao ngay ở Tokyo sẽ bằng với giá giao ngay ở Saskatoon cộng với chi phí chuyển giao Giá giao ngay ở Tokyo tăng dần lên khi thị trường tính chi phí lưu giữ (từ tháng 9) và cộng thêm chúng vào giá giao ngay ở Saskatoon

Basic và sự đe dọa về giao nhận hàng: Các ví dụ sau đây cho thấy sự đe

dọa về giao hàng sẽ hoạt động như thế nào trong trường hợp Basic âm (khu vực thặng dư) và basic dương (khu vực thâm hụt) cho các hàng hóa lưu kho

Basic âm: Nếu giá mua giao ngay quá thấp tại điểm giao hàng, nhà sản xuất

sẽ nắm giữ hàng tồn kho và tiến hành bán giao sau Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao sau Trong khi đó, việc thiếu vắng những người bán hàng trên thị trường giao ngay làm cho người mua tăng giá mua lên Giá

giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau như trong hình 1.10

Basic dương: Nếu giá giao ngay cao hơn tại thời điểm giao hàng, nhà sản

xuất sẽ bán giao ngay hàng hóa của mình và tiến hành mua giao sau Nếu có nhiều người làm như thế, sẽ tạo nên sức ép làm giảm giá giao ngay Trong khi đó, do có nhiều người mua, nên sẽ làm cho giá giao sau tăng lên Giá giao ngay và giá giao sau sẽ di chuyển cùng nhau như trong hình 1.11

Cả hai giao dịch này được hiểu như là kinh doanh mua bán song hành nghĩa là cùng một lúc những nhà kinh doanh tiến hành mua và bán trên thị trường giao ngay và giao sau Những người kinh doanh mua bán song hành tiến hành mua trên thị trường được định giá thấp và bán trên thị trường được định giá cao Do sự hội tụ của giá giao ngay và giá giao sau, những người kinh doanh mua bán song hành làm cho giá giao ngay và giá giao sau di chuyển theo hướng sao cho chi phí chuyển giao và chi phí lưu giữ sẽ được phản ánh trong basic-sự hội của giá giao ngay và giao sau

Mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá giao sau được hình thành từ sự đe dọa về giao hàng sẽ hấp dẫn cả hai nhà đầu cơ và những người phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau Nếu nói theo cách hài hước, do những người kinh doanh không đồng ý mua bán hàng, thị trường giao sau sẽ xuất hiện với nghĩa là một thị trường

Trang 22

“giấy” Chính sự đe dọa về giao nhận hàng đã thiết lập nên mối quan hệ giữa thị trường giao ngay và thị trường giao sau

Nhiều người bán làm giảm giá bán giao sau

Kết quả: giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn Kết quả: giá giao ngay và giá giao sau tiến lại gần nhau hơn

Nhiều người bán làm giảm giá bán giao ngay Bán giao ngay

Trang 23

1.5.3 Biến động của basic

Basic sẽ xác định phòng ngừa rủi ro hiệu quả như thế nào trên thị trường giao sau đối với nhà sản xuất Tùy vào phòng ngừa rủi ro là bán giao sau (mua giao ngay), hoặc mua giao sau (bán giao ngay), mà các tác động lên basic thay đổi khác nhau Điều này càng trở nên quan trọng hơn nếu những nhà kinh doanh muốn thoát khỏi vị thế trước ngày đáo hạn của hợp đồng giao sau, hoặc họ đang rơi vào tình thế khả năng giao nhận hàng trên hợp đồng giao sau là không thể thực hiện được hoặc không khả thi

1.6 Định giá hợp đồng giao sau

1.6.1 Giá trị của một hợp đồng giao sau

Chúng ta ký hiệu vt(T) là giá trị của hợp đồng giao sau tại t, ft(T) là giá cả của hợp đồng giao sau tại thời điểm t, hợp đồng này được tạo ra tại thời điểm 0 và đáo hạn tại thời điểm t, St giá giao ngay tại thời điểm t Chúng ta đã biết hợp đồng giao sau được điều chỉnh theo thị trường hàng ngày và giá trị của một hợp đồng

giao sau vào lúc ban đầu khi ký kết bằng zero

Giá giao sau khi đáo hạn: Ngay tại lúc đáo hạn, giá của hợp đồng giao sau phải là giá giao ngay Nói cách khác, nếu bạn tham gia vị thế mua một hợp đồng giao sau sẽ đến hạn ngay sau đó là bạn đã đồng ý mua một tài sản ngay sau đó, trả bằng giá giao sau Điều này giống với giao dịch giao ngay Như vậy:

ft(T) = St (1.1)

Nếu điều này không đúng thì mua giao ngay và bán giao sau hoặc mua giao sau và bán giao ngay sẽ cho một lợi nhuận arbitrage

Giá trị của một hợp đồng giao sau trong ngày giao dịch nhưng trước khi điều chỉnh theo thị trường: Giả sử chúng ta mua một hợp đồng giao sau tại thời điểm t-1, khi giá giao sau là ft-1(T) Chúng ta cũng giả định rằng đó cũng là giá mở cửa trong ngày và bằng với giá thanh toán của ngày hôm trước Bây giờ chúng ta hãy cho là chúng ta đang ở vào cuối ngày nhưng thị trường vẫn chưa đóng cửa Giá là ft(T) còn giá trị của hợp đồng là bao nhiêu? Nếu bạn bán hợp đồng bạn sẽ lợi ft(T) - ft-1(T) Như vậy chúng ta có thể nói giá trị của hợp đồng giao sau là:

vt(T) = ft(T) - ft-1(T) (1.2) trước khi hợp đồng điều chỉnh theo thị trường

Trang 24

Giá trị của hợp đồng giao sau chỉ đơn giản là sự thay đổi giá vì thời hạn của hợp đồng là mở (hoặc nếu nó được mở vào ngày hôm trước), giá cuối cùng thay đổi do điều chỉnh theo thị trường Dĩ nhiên là giá trị có thể âm Nếu chúng ta xem xét giá trị của hợp đồng giao sau đối với người nắm giữ vị thế bán, đơn giản là chúng ta thay đổi dấu

Giá trị của hợp đồng giao sau ngay khi điều chỉnh theo thị trường: Khi một hợp đồng giao sau điều chỉnh theo thị trường thì sự thay đổi giá cả do điều chỉnh theo thị trường cuối cùng hoặc nếu hợp đồng được mở suốt trong ngày, thì sự thay đổi giá do hợp đồng để mở được phân phối cho bên có lợi từ giá biến động và trừ vào bên giá biến động bất lợi cho họ Dĩ nhiên điều này là qúa trình điều chỉnh theo thị trường Ngay sau khi hợp đồng điều chỉnh theo thị trường, giá của hợp đồng trở về zero Như vậy: vt(T) = 0 ngay sau khi hợp đồng điều chỉnh theo thị trường

Nếu giá giao sau vẫn còn ở mức giá thanh toán cuối cùng và các nhà kinh doanh giao sau sau đó cố gắng bán hợp đồng để giành được giá trị của nó thì sẽ không có lợi nhuận vì giá trị bằng zero

Như vậy để tóm lược hai kết quả trên, chúng ta thấy rằng giá trị của hợp đồng mua giao sau ở bất kỳ thời điểm nào là lợi nhuận được tạo ra khi bán hợp đồng đi Do điều chỉnh theo thị trường hàng ngày nên giá trị của một hợp đồng giao sau trở về zero ngay khi nó được điều chỉnh theo thị trường Giá trị của người nắm giữ vị thế bán của hợp đồng giao sau thì ngược lại của người nắm giữ vị thế mua Đối với hợp đồng mua giao sau giá trị được tạo ra bằng sự thay đổi giá cả có giá trị dương còn đối với người bán hợp đồng giao sau giá trị được tạo ra bằng sự thay đổi giá cả có giá trị âm

Nếu hợp đồng giao sau đáo hạn tại thời điểm t được ký kết vào thời điểm 0 có giá f0(T), giá vào cuối ngày sau đó f1(T), ngày tiếp theo là f2(T) và tiếp tục cho đến khi đáo hạn là ft(T), đây là giá giao ngay St Lợi nhuận điều chỉnh theo thị trường lần cuối cùng là ft(T) – ft-1(T) Chúng ta thấy rằng các hợp đồng này rõ ràng có các dòng tiền khác nhau được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Trang 25

Bảng 1.2 Dòng tiền giao sau

1.6.2 Giá giao ngay, phần bù rủi ro và chi phí lưu giữ

Gọi S0 là giá giao ngay, s là chi phí tồn trữ tài sản trong thời kỳ từ 0 đến t, i là lãi suất hay còn gọi là cơ hội phí của tiền bị cột chặt vào qúa trình dự trữ Như vậy, iS0 là tiền lãi tính trên S0 đô la đầu tư vào tài sản trong suốt thời kỳ

Trước tiên chúng ta hãy giả định là giá tài sản giao ngay tương lai hầu như đã được biết trước một cách chắc chắn Chúng ta gọi St là giá giao ngay tương lai của tài sản tại thời điểm t Như vậy, giá hiện hành của tài sản sẽ là:

S0 = St - s - iS0 (1.3)

Nói cách khác, giá tài sản hôm nay chính là giá giao ngay tương lai trừ đi chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội Không ai phải chi trả nhiều hơn số tiền này để mua tài sản, cũng không ai bán tài sản ít hơn số tiền này bởi vì luôn luôn có những người sẵn sàng chi trả nhiều hơn và bằng với số tiền đã xác định trong công thức trên

Nếu giả định là chưa biết một cách chắc chắn giá giao ngay tương lai, chúng ta sử dụng giá giao ngay kỳ vọng, E(St) Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư không quan tâm đến rủi ro, họ sẽ sẵn sàng nắm giữ tài sản mà không có bất kỳ kỳ vọng nào để nhận về phần thưởng xứng đáng tương ứng với rủi ro mà họ phải gánh chịu Trong trường hợp này:

S0 = E(St) - s - iS0 (1.4)

Trang 26

Nói cách khác, giá hôm nay là giá giao sau kỳ vọng trừ đi chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội

Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư đều không thích rủi ro và do đó họ không muốn chi trả cao hơn để nắm giữ tài sản theo mức giá ở phương trình trên Họ sẽ trả một khoản tiền thấp hơn, phần chênh lệch này gọi là phần bù rủi ro Chúng ta biểu thị phần bù là E(Φ) Giá hiện hành là:

S0 = E(St) - s - iS0 - E(Φ) (1.5)

Nói cách khác, trong thế giới thực của các nhà đầu tư không thích rủi ro, giá giao ngay hiện hành là giá giao ngay kỳ vọng tương lai trừ đi chi phí tồn trữ, chi phí cơ hội và phần bù rủi ro

Đối với bất kỳ tài sản nào có tồn kho, giá giao ngay cũng có mối liên quan tới giá giao ngay kỳ vọng trong tương lai thông qua mô hình chi phí lưu giữ và phần bù rủi ro Chúng ta sẽ sử dụng mối quan hệ này để giúp hiểu được các vấn đề liên quan đến định giá giao sau

Giá hợp lý lý thuyết

Xem xét một ví dụ sau đây, bạn mua ngay một tài sản với giá S0 và bán một hợp đồng giao sau với giá f0(T) Khi đáo hạn, giá giao ngay là St và giá giao sau là ft(T) bằng với St Khi đáo hạn bạn giao tài sản, lợi nhuận của giao dịch Π là f0(T)-S0 trừ đi chi phí tồn trữ và chi phí cơ hội:

Π = f0(T) - S0 - s - iS0 = f0(T) - S0 - θ (với θ = s - iS0) (1.6)

Vì f0(T) - S0 - θ là những đại lượng đã được xác định (theo mô hình chi phí lưu giữ), nên lợi nhuận trong phương trình trên là không có rủi ro Điều này có nghĩa là giao dịch giao sau không tạo ra một phần bù rủi ro Như vậy, lợi nhuận từ giao dịch giao sau là f0(T) - S0 – θ sẽ bằng zero Do đó,

f = S + θ (1.7)

Giá giao sau bằng với giá giao ngay cộng với chi phí lưu giữ Vì thế chi phí lưu giữ là chênh lệch giữa giá giao sau và giá giao ngay và còn được gọi là basic

Đối với tài sản tồn kho, chi phí lưu giữ thường là con số dương Điều này làm giá giao sau nằm trên giá giao ngay hiện hành

Trang 27

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp giá giao sau thấp hơn giá giao ngay hiện hành Nếu f0(T) = S0 + θ và f0(T) < S0 thì θ < 0 Những dạng thị trường nào có thể tạo ra chi phí âm?

Giả sử là nếu như nguồn cung ứng cho hàng hóa hiện đang khan hiếm, và nhu cầu tiêu dùng hiện nay lại cao hơn so với mức cung hàng hóa Hiện tượng cung nhỏ hơn cầu do những khan hiếm hàng hóa trên thị trường sẽ đẩy giá giao ngay tăng cao Các điều kiện thị trường khan hiếm hiện nay không khuyến khích mọi người tích trữ hàng hóa Nếu tình hình đủ nghiêm trọng đến một mức nào đó thì giá giao ngay có thể cao hơn giá giao ngay dự kiến trong tương lai Nếu giá giao ngay đủ cao, giá giao sau có thể thấp hơn giá giao ngay Mối quan hệ giữa giá giao sau và giá giao ngay được thể hiện trong công thức:

f0(T) = S0 + θ – χ (1.8)

Trong đó χ chính là giá trị dương, cho thấy chênh lệch giữa f0(T) và S0 + θ Nếu χ đủ lớn, giá giao sau sẽ nằm dưới giá giao ngay (giá trị χ thường được xem như là tỷ suất sinh lợi tiện ích Đây chính là “phần thưởng” cho những người nắm giữ một lượng hàng hóa đang khan hiếm)

Giá giao sau và phần bù rủi ro: không ai nắm giữ hàng hóa giao sau trừ phi

dự kiến họ thu được một phần bù rủi ro nhất định Mặc dù các nhà đầu tư không luôn luôn có được phần bù rủi ro, nhưng trung bình họ phải thực hiện được điều

Khi tham gia thị trường giao sau với mục đích là phòng ngừa rủi ro biến động giá thì chúng ta sẽ giảm thiểu lỗ do việc giá cả biến động bất lợi, tức là chúng ta đã chuyển giao rủi ro biến động giá cho người khác Nhưng phòng ngừa như thế nào? Bằng việc tạo ra một trạng thái đảo ngược trên thị trường giao sau và bằng đúng với trạng thái trên thị trường hàng hoá thực

Trang 28

Một chiến lược phòng ngừa mua trước bằng với mua hợp đồng giao sau và bán hợp đồng hàng hóa thực.

Một chiến lược phòng ngừa bán trước bằng với bán hợp đồng giao sau và mua hợp đồng hàng hoá thực.

Về mặt lý thuyết, chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá giúp giảm rủi ro giá xuống mức 0 Lãi hoặc lỗ trên thị trường hàng hóa thực bằng với lỗ hoặc lãi trên thị trường giao sau

Trong thực tế, hầu như không có chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá hoàn hảo vì: Thay đổi giá cả trên thị trường hàng hoá thực và giao sau thường không như nhau Các đặc điểm chất lượng trên thị trường giao sau có thể khác với đặc điểm trên thị trường hàng hoá thực Hợp đồng giao sau có ngày đáo hạn hoặc giao hàng cố định.Hợp đồng giao sau có khối lượng chuẩn hoá.

1.7.2 Chiến lược phòng ngừa mua trước

Mua các hợp đồng giao sau để bảo vệ khỏi khả năng giá hàng hoá thực tăng khi các bạn phải mua trong tương lai.

Khi các bạn đã mua hàng hoá thực, sẽ thanh lý trạng thái đã mở về hợp đồng giao sau mua trước đó bằng việc bán lại một số lượng hợp đồng giao sau tương đương

1.7.3 Chiến lược phòng ngừa bán trước

Bán các hợp đồng giao sau để bảo vệ khỏi khả năng giá hàng hoá thực giảm khi các bạn phải bán trong tương lai

Khi các bạn đã bán hàng hoá thực, sẽ thanh lý trạng thái đã mở về hợp đồng giao sau bán trước đó bằng việc mua lại một số lượng hợp đồng giao sau tương đương

Kết luận chương 1: Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng việc

sử dụng hợp đồng giao sau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn và trung hạn để bảo vệ thu nhập cho nhà sản xuất và kinh doanh Nó cũng cũng chứng minh giá trị đối với nhiều nhà sản xuất và kinh doanh các loại hàng Nguyên tắc phòng ngừa rủi ro biến động giá rất đơn giản, nhưng đòi hỏi những kiến thức và thực hành để sử dụng thành công các chiến lược này.

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ GẠO XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.1.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua

Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian gần đây tuy có biến động nhưng xu hướng chung là tăng Cụ thể, giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn đạt ở mức trên một triệu tấn mỗi năm, đặc biệt là năm 2005 sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt 5.061.247 tấn

Đồ thị 2.1: Diễn biến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005

“Nguồn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”

Việt Nam hiện nay là một quốc gia mà tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm một con số đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân và trong số các sản phẩm nông nghiệp thì gạo chiếm một vị trí tương đối lớn Trong chiến phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ta thì sản xuất lúa gạo vẫn là được Chính Phủ đặc biệt quan tâm “Lúa gạo: là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Phải đảm bảo an toàn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu Mức sản lượng lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó, lúa gạo để ăn và dự trữ

Trang 30

khoảng 25 triệu tấn/năm (chưa kể lượng bột mì được tiêu thụ ngày càng tăng, chủ yếu dựa vào nhập khẩu), số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác Sản xuất lúa gạo chủ yếu dựa vào thâm canh, sử dụng giống có chất lượng cao, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Giữ ổn định khoản 4 triệu ha đất có điều kiện tưới, tiêu chủ động để sản xuất lúa Với các loại đất sản xuất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có hiệu quả cao hơn, như đất khô hạn chuyển sang trồng màu, đất trũng và đất ven biển chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đất ven đô thị chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả…ở vùng sâu, vùng xa vẫn đầu tư để phát triển sản xuất lúa ở nơi có điều kiện (nhất là về thủy lợi nhỏ và xây dựng đồng ruộng) để đảm bảo đời sống nhân dân, sớm chặn đứng được tệ nạn phá rừng làm rẫy và tình trạng du canh du cư.”(1)

Việc sản lượng gạo xuất khẩu trong thời gian qua luôn nằm ở mức cao và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây là rất tốt đối với Việt Nam Thứ nhất nó đem về nguồn ngoại tệ quan trọng cho quốc gia, thứ hai nó đem lại nguồn thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, giải quyết công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông

thôn Bảng 2.1 Số liệu giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

“Nguồn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”

(1)“Nguồn: Nghị quyết của Chính Phủ số 09/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000”

Trang 31

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, để công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành công, chúng ta rất cần ngoại tệ để mở rộng đầu tư, nhập khẩu máy móc, thiết bị Giá trị kim ngạch xuất khẩu từ mặt hàng gạo hàng năm giúp cho đất nước chúng ta nguồn ngoại tệ khá lớn, nguồn ngoại tệ này rất quan trọng đối với những quốc gia như Việt Nam

Với bảng số liệu trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 do sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung có xu hướng tăng Vì vậy, hàng năm số lượng ngoại tệ mà chúng ta thu về từ xuất khẩu gạo cũng có xu hướng tăng, đặc biệt là năm 2005 giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo đã đạt 1.250.128.009 đô la Mỹ

2.1.2 Ảnh hưởng của sự biến động giá gạo xuất khẩu đến các doanh nghiệp và người sản xuất lúa gạo tại Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới luôn có sự biến động thất thường, đặc biệt là khi giá gạo xuất khẩu thấp, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và ảnh hưởng lớn nhất là đến người sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Đồ thị 2.2: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005

“Nguồn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”

Tại sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại ảnh hưởng lớn nhất đến người sản xuất lúa gạo? Nó ảnh hưởng lớn nhất là bởi vì thông thường các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam thường không ký hợp tiêu thụ đối với lúa gạo hoặc có

Trang 32

ký thì chỉ mang tính chất hợp đồng nguyên tắc và mức giá mua là giá lúa gạo theo thị trường tại thời điểm mua bán Vì vậy, khi giá gạo xuất khẩu thấp thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam do xuất khẩu với giá thấp, do đó họ sẽ mua lúa gạo của người sản xuất với giá thấp, có khi giá mua thấp hơn so với chi phí mà người sản xuất bỏ ra để sản xuất số lúa gạo này Thậm chí có doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo cho người sản xuất với một mức giá cố định vào thời điểm thu hoạch trong tương lai, nhưng tại thời điểm thu hoạch nếu giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm so với thời điểm ký hợp đồng trước đây thì doanh nghiệp nghiệp sẽ gặp rủi ro về giá Vì vậy, nếu doanh nghiệp vẫn thực hiện hợp đồng như đã thỏa thuận thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, do đó một số doanh nghiệp để vừa thực hợp đồng nhưng lại vừa muốn hạn chế thua lỗ, doanh nghiệp đưa ra các quy định về mặt quy cách, phẩm chất khi giao nhận hàng rất khắt khe đối với sản phẩm lúa gạo của những người sản xuất mà đã ký hợp đồng với doanh nghiệp mình Điều này đẩy những người sản xuất lúa gạo vào thế khó khăn, đôi khi họ phải tự mình phá hợp đồng và bán sản phẩm của mình ra ngoải thị trường với giá thấp, dẫn đến thu nhập giảm Còn về phía các doanh nghiệp với cách làm này thì có thể làm cho họ tự đánh mất nguồn cung ứng đầu vào của họ, vì những người sản xuất lúa gạo sẽ không bao giờ giám ký hợp đồng tiêu thụ với tư cách là nhà cung cấp và thậm chí là với hình thức bán giao ngay sản phẩm của mình cho các doanh nghiệp này

Cũng giống như các sản phẩm nông nghiệp khác, đối với sản phẩm lúa gạo thì sản lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng hai yếu tố có tác động mạnh nhất đó là điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết…) và giá gạo, đặc biệt là giá gạo xuất khẩu

Thông thường giá gạo xuất khẩu năm nay ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng gạo xuất khẩu của năm sau Nếu năm nay giá gạo xuất khẩu đang nằm ở mức độ cao thì sản lượng xuất khẩu gạo của năm sau thường tăng so với năm trước, điều này có thể lý giải như sau: Thứ nhất theo lý thuyết kinh tế học khi giá bán sản phẩm của một mặt hàng nào đó đang nằm ở mức độ cao hơn tương đối so với chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó thì người sản xuất sẽ tăng cung của sản phẩm đó Mà

Trang 33

đối với sản phẩm lúa gạo cũng giống như các sản phẩm thuộc ngành trồng trọt khác thì để cung ứng được sản phẩm ra thị trường phải mất một thời gian nhất định, thời gian đó là chu kỳ sản xuất từ khi gieo hạt đến khi có lúa gạo thành phẩm có thể bán Thứ hai sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là từ những hộ nông dân trồng lúa, mà các hộ nông dân của Việt Nam hiện nay việc tích lũy vốn chưa cao, để có vốn sản xuất của năm nay họ chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc bán lúa gạo của năm trước Chính vì vậy, sự biến động thất thường của giá gạo xuất khẩu trong thời gian vừa qua dẫn đến sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam biến động theo và chúng ta thường thấy tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đối với người sản xuất lúa gạo Vì vậy, khi được mùa thì các hộ nông dân thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình, còn khi mất mùa thì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng đầu vào do sản lượng lúa gạo

“Nguồn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”

Hiện nay người sản xuất lúa gạo rất muốn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mình với mức giá cố định và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng rất muốn ổn định nguyên liệu đầu vào bằng cách ký hợp đồng tiêu thụ với người sản xuất lúa gạo Nhưng với giá gạo biến động trong thời gian qua như trên, họ thường không giám ký các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất lúa gạo với mức

Trang 34

giá cố định, mặc dù Chính Phủ và các Bộ, ngành đã có rất nhiều những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp có ký hợp đồng tiêu thụ nông sản trong đó có sản phẩm lúa gạo đối với người sản xuất “Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp Kiên trì vận động nông dân xây dựng hợp tác xã kiểu mới Tạo mọi điều kiện thuận lợi để hợp tác xã làm tốt nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đối với hộ nông dân

Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế mở rộng diện ký hợp đồng tiêu thụ với hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu

Theo hướng đó, trong những năm tới, mở rộng nhanh diện hộ nông dân, kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa nông sản được sản xuất theo hợp đồng”(2)

“Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất có dự án liên doanh hoặc trực tiếp sản xuất, chế biến, gia công hàng nông sản để xuất khẩu vay vốn của các tổ chức tín dụng hợp pháp của Việt Nam được hỗ trợ chênh lệch lãi suất sau đầu tư

Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất để xuất khẩu, theo hình thức doanh nghiệp phải ứng trước vốn, vật tư hoặc bán vật tư mua lại nông sản và trực tiếp tiêu thụ nông sản cho người sản xuất, được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển

Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất để xuất khẩu nông sản ngoài các chính sách hỗ trợ tài chính hiện hành như: Thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất vay vốn tạm trữ, xúc tiến thương mại phát triển thị trường, bù lỗ do nguyên nhân bất khả kháng được ưu tiên xem xét xuất khẩu nông sản theo hợp đồng xuất khẩu thương mại của Chính Phủ Việt Nam ký kết với nước ngoài”.(3)

(2)”Nguồn: Nghị quyết của Chính Phủ số 09/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000”

(3)”Nguồn: Thông tư của Bộ Tài Chính số 04/2003/TT-BTC ngày 10 tháng 1 năm 2003”

Trang 35

Qua điều tra, khảo sát 9 doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Thành Phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi thấy trong số 9 doanh nghiệp được điều tra, khảo sát có 2/9 doanh nghiệp không ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất 7/9 doanh nghiệp có ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất và thông thường các hợp đồng tiêu thụ lúa gạo này không ký trực tiếp với những hộ nông dân trồng lúa mà ký với các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác có làm dịch vụ đầu ra cho sản phẩm lúa gạo của các hộ nông dân Đối với 7 doanh nghiệp có ký hợp đồng tiêu thụ đối với người sản xuất lúa gạo nhưng chỉ ký với một số lượng rất hạn chế và những hợp đồng tiêu thụ lúa gạo thường chỉ cố định về mặt số lượng còn giá cả thì chỉ mang tính nguyên tắc Có nghĩa là có quy định giá trong hợp đồng khi ký kết nhưng giá thực sự của việc mua bán sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường tại thời điểm giao nhận lúa gạo

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam không ký hoặc có ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất thường không cố định giá mua bán Điều này qua điều tra, khảo sát tại một số doanh nghiệp chúng tôi rút ra một số nguyên nhân Thứ nhất, giá gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thị trường thế giới thường biến động Do đó, nếu ký hợp đồng tiêu thụ với nhà sản xuất với mức giá cố định thì khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới giảm thì các doanh nghiệp sẽ bị lỗ, thậm chí có doanh nghiệp sẽ phải phá sản nếu giá gạo xuất khẩu giảm mạnh Thứ hai, việc dự báo cung-cầu về sản phẩm gạo trên thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu chính xác Ví dụ như về cung thì ngoài Việt Nam còn nhiều quốc gia xuất khẩu gạo với số lượng lớn như Thái Lan, Mỹ và một số quốc gia xuất khẩu gạo khác Như vậy để dự báo được lượng gạo xuất khẩu sẽ được cung ứng ra thị trường gạo thế giới chúng ta không những phải dự báo tương đối chính xác sản lượng gạo có thể cung ứng cho xuất khẩu của Việt Nam mà còn phải dự báo tương đối chính xác sản lượng gạo có thể cung ứng cho xuất khẩu của Thái Lan, Mỹ và một số quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn khác Còn về cầu của sản phẩm gạo, chúng ta không chỉ dự báo cầu đối với các quốc gia mà chúng ta đang và sẽ xuất khẩu gạo mà chúng ta phải dự báo cả cầu về gạo đối với những quốc gia mà Thái Lan, Mỹ và các quốc gia khác đang và sẽ xuất

Trang 36

khẩu gạo Bởi vì nếu cầu về gạo của các quốc gia này giảm thì Thái lan, Mỹ và các quốc gia xuất khẩu gạo sẽ tìm cách tăng sản lượng xuất khẩu gạo ở thị trường khác và có khi đó là thị trường mà chúng ta đang xuất khẩu Mà chúng ta biết cung-cầu của một sản phẩm nào đó sẽ tác động rất lớn đến giá bán của sản phẩm đó Thứ ba, việc thu thập thông tin và xử lý thông tin để dự báo giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường thiếu chính xác Do đó dẫn đến các doanh nghiệp không biết chắc chắn là trong tương lai tại thời điểm họ sẽ xuất khẩu gạo mỗi tấn gạo xuất khẩu sẽ có khoản thu nhập là bao nhiêu, nếu ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất với mức giá cố định, chi phí mà họ phải chi ra để có một tấn gạo xuất khẩu như vậy sẽ cố định dẫn đến doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi giá gạo xuất khẩu giảm

Như vậy, mặc dù cả Chính Phủ, người sản xuất lúa gạo và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đều mong muốn thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo Nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam lo ngại sẽ gặp rủi ro về giá do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới luôn biến động, do vậy số lượng gạo xuất khẩu được ký hợp đồng tiêu thụ còn rất hạn chế Vậy chúng ta có cánh nào để giải quyết được tình trạng này hay không? Theo chúng tôi là có, đó là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo cho người sản xuất với mức giá cố định, sau đó các doanh nghiệp này để cân bằng vị thế của mình sẽ sử dụng hợp đồng giao sau ở vị thế bán giao sau

2.2 Sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro giá gạo xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro giá gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Qua điều tra, khảo sát 9 doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Thành Phố Hồ Chí Minh và một số Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi thấy hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc thực hiện các hợp đồng giao ngay để xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của nước ngoài thì có ký hợp đồng trước với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của nước ngoài để cung cấp gạo theo đơn đặt hàng

Trang 37

Nhưng các hợp đồng này chỉ ấn định về mặt số lượng, chất lượng, quy cách và thời gian giao hàng của sản phẩm gạo cịn mức giá mặc dù cĩ ghi trong hợp đồng nhưng đây là mức giá chỉ mang tính nguyên tắc Bởi vì, trong hợp đồng cũng quy định giá này sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường tại thời điểm giao nhận hàng Như vậy, đây chỉ là hợp đồng để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cố định về mặt số lượng sẽ xuất khẩu cho thị trường nước ngồi chứ chưa được xem là một chiến lược phịng ngừa rủi ro về biến động giá Vì giá gạo hồn tồn phụ thuộc vào biến động của giá gạo giao ngay trên thị trường thế giới tại thời điểm doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam và doanh nghiệp nhập khẩu gạo của nước ngồi giao nhận hàng Bên cạnh các hợp đồng mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam ký với các doanh nghiệp nhập khẩu gạo của nước ngồi với hình thức trên thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng ký các hợp đồng kỳ hạn với một số lượng khơng lớn Tuy nhiên khi ký các hợp đồng kỳ hạn với vị thế bán nhưng các hợp đồng kỳ hạn này khơng phải để cân bằng vị thế mua của doanh nghiệp mình mà chỉ đơn thuần là tìm đầu ra của sản phẩm gạo Dẫn đến là cĩ trường hợp giá sản phẩm gạo trên thị trường giao ngay tăng khi các hợp đồng kỳ hạn này đến hạn và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam bị thua lỗ Như chúng ta đã phân tích ở phần trên thì việc thu thập, xử lý thơng tin để dự báo giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cịn yếu do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam ký các hợp đồng kỳ hạn với vị thế bán với mục đích khơng phải để cân bằng vị thế mua, để phịng chống rủi ro biến động giá mà chỉ đơn thuần là tìm thị trường xuất khẩu thường rơi vào tình huống bất lợi Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới thì theo như cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này, chúng ta sẽ phải bãi bỏ một số rào cản trong thương mại cũng như bãi bỏ một số quy định khơng phù hợp với thơng lệ quốc tế đối với thị trường Riêng trong lĩnh vực nơng nghiệp chúng ta đã cĩ hiệp định về nơng nghiệp cụ thể như: Thâm nhập thị trường, chúng ta cam kết là mở rộng thị trường các sản phẩm nơng nghiệp cho các quốc gia khác muốn thâm nhập

Trang 38

vào thị trường Việt Nam, cam kết cắt giảm thuế, cắt giảm các hỗ trợ trong nước và cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu

Vậy khi các rào cản trong thương mại cũng như các quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế đối với thị trường bị bãi bỏ thì thị trường Việt Nam, trong đó có thị trường gạo sẽ trở nên hiệu quả hơn, khi thị trường hiệu quả hơn thì giá gạo sẽ thay đổi ngẫu nhiên hơn Không chỉ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thay đổi ngẫu nhiên hơn mà cả giá gạo tại thị trường nội địa cũng thay đổi ngẫu nhiên, khi đó đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ gặp phải rủi về biến động giá cao hơn do giá gạo thay đổi ngẫu nhiên

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có ký hợp đồng tiêu thụ với người sản xuất lúa gạo thường được chính phủ có những hỗ trợ cũng như có các chính sách rất ưu đãi như thưởng kim ngạch xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ vay vốn tạm trữ, bù lỗ do nguyên nhân bất khả kháng Nhưng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới thì theo cam kết của chúng ta khi ra nhập tổ chức này Chúng ta phải cắt giảm và tiến tới bãi bỏ các khoản trợ cấp, ưu đãi, trợ cấp xuất khẩu, thuế nhập khẩu và một khi các chính sách hỗ trợ này không còn thì rủi ro trong kinh doanh mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt sẽ cao hơn Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất một khoản thu nhập từ các hỗ trợ của Chính Phủ khi xuất khẩu gạo Thứ hai, do chúng ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo như Việt Nam cam kết khi trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, trong đó có giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo Do vậy, các doanh nghiệp và người sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ phải chia sẻ thị phần nội địa với các doanh nghiệp và người sản xuất của Thái Lan và một số quốc gia có sản xuất lúa gạo, do lượng gạo nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia như Thái Lan và một số quốc gia có sản xuất lúa gạo sẽ tăng Thứ ba, khi Việt Nam trở thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới, các chính sách ưu đãi của Chính Phủ đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ không còn, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ cạnh tranh công bằng hơn trong kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, dẫn

Trang 39

đến các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn Trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gạo, khi đó các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gạo của Việt Nam không những bị cạnh tranh cao về thị phần đầu ra mà còn bị cạnh tranh cả việc mua nguyên liệu đầu vào và đối với người sản xuất lúa gạo thì họ không cần phân biệt là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài Doanh nghiệp nào mua sản phẩm của họ với giá cao hơn hoặc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của họ với các điều khoản hợp đồng có lợi hơn thì họ sẽ cung cấp lúa gạo cho doanh nghiệp đó Mà một trong những điều khoản hợp đồng hiện nay những người sản xuất lúa gạo của Việt Nam rất muốn các doanh nghiệp thực hiện là ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với giá cố định Nhưng nếu ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với người sản xuất với giá cố định mà doanh nghiệp lại không có thể dự báo chính xác hoặc cố định giá gạo xuất khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể gặp rủi ro khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới biến động theo chiều hướng bất lợi

Vì vậy, để hạn chế rủi ro về biến động giá gạo xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá, mà một trong những công cụ có thể sử dụng trong chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá là sử dụng hợp đồng giao sau đối với sản phẩm gạo Đó là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ ký các hợp đồng tiêu thụ với người sản xuất lúa gạo với mức giá cố định sau đó để cân bằng vị thế các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ sử dụng các hợp đồng giao sau với vị thế bán giao sau

Khi sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có những cái lợi sau đây:

Ổn định được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào của sản phẩm lúa gạo thông qua việc ký các hợp đồng tiêu thụ với người sản xuất lúa gạo Điều này thực chất là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã ký một hợp đồng kỳ hạn với vị thế mua đối với sản phẩm lúa gạo của người sản xuất Chính việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với người sản xuất mà doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào Còn về phía người sản xuất lúa gạo do có doanh nghiệp đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lúa gạo của mình họ không phải lo

Trang 40

tình trạng mà gần đây vẫn thường xuyên xẩy ra với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam “được mùa mất giá, được giá mất mùa” Do đã biết chắc chắn mức giá sản phẩm lúa gạo của mình khi thu hoạch sẽ giúp người sản xuất lúa gạo chủ động đầu tư các chi phí và chính từ việc ổn định được mức giá sẽ giúp người sản xuất lúa gạo của Việt Nam có vốn để đầu tư những vụ lúa gạo tiếp theo, từ đó thị trường sản phẩm lúa gạo đầu vào sẽ càng ổn định

Với việc sử dụng các hợp đồng giao sau với vị thế bán giao sau các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có những lợi ích đó là: Phòng ngừa được rủi ro nếu giá gạo xuất khẩu biến động theo chiều hướng bất lợi Ngoài ra, đây cũng là một hướng để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, bởi vì khi chúng ta đã ký các hợp đồng giao sau với vị thế bán thì khi hợp đồng giao sau đến hạn với vị thế là người bán giao sau chúng ta có quyền yêu cầu người mua giao sau phải nhận hàng và thanh toán tiền Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp là điều mà hiện nay không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam quan tâm mà cả Chính Phủ và các bộ, ngành cũng quan tâm để tìm mọi cách mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam “Đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại với các nước, gắn quan hệ đối ngoại với xuất khẩu nông sản Tiếp tục mở rộng cam kết song phương và đa phương cấp Chính Phủ về xuất khẩu nông sản Mở rộng diện mặt hàng nông sản trong danh mục trả nợ hàng nước ngoài Tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tạo điều kiện để các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Việt Nam ở nước ngoài tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản”.(4)

2.2.2 Các trường hợp có thể sử dụng hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu

Chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá gạo xuất khẩu bằng việc sử dụng các hợp đồng giao sau có thể áp dụng trong trường hợp vào thời điểm thu hoạch của nhà sản xuất lúa gạo, giá thu mua lúa gạo đang rẻ các doanh nghiệp tiến hành thu mua nhưng chưa muốn xuất khẩu ngay vì kỳ vọng giá gạo xuất khẩu trong tương lai sẽ tăng hoặc doanh nghiệp đang có gạo dự trữ ở kho nhưng do giá giao ngay trên thị trường đang thấp do đó doanh nghiệp chưa muốn bán giao ngay

(4)”Nguồn: Nghị quyết của Chính Phủ số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000”

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:55

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Phịng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20 - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.1.

Phịng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 1.2. Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay tăng $20. - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.2..

Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay tăng $20 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 1.3 minh họa kết cục xảy ra nếu giá giao ngay giảm $20. Trong trường hợp này, như đã minh họa ở phần trên, vị thế bán giao sau cĩ được lợi nhuận là $20 - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.3.

minh họa kết cục xảy ra nếu giá giao ngay giảm $20. Trong trường hợp này, như đã minh họa ở phần trên, vị thế bán giao sau cĩ được lợi nhuận là $20 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.1 Các kết quả phịng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Bảng 1.1.

Các kết quả phịng ngừa vị thế bán và vị thế mua giao sau Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.5. Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay giảm $0,35  - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.5..

Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay giảm $0,35 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1.7. Mẫu hình thị trường nghịch đảo - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.7..

Mẫu hình thị trường nghịch đảo Xem tại trang 18 của tài liệu.
Mẫu hình thị trường nghịch đảo: Ngược với thị trường chi phí lưu giữ là - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

u.

hình thị trường nghịch đảo: Ngược với thị trường chi phí lưu giữ là Xem tại trang 19 của tài liệu.
Mỗi trường hợp ở hình nĩi trên cho thấy giá giao sau luơn là một hằng số khơng đổi.  - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

i.

trường hợp ở hình nĩi trên cho thấy giá giao sau luơn là một hằng số khơng đổi. Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 1.10 Basic âm - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.10.

Basic âm Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 1.11 Basic dương - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.11.

Basic dương Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1.2. Dịng tiền giao sau - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Bảng 1.2..

Dịng tiền giao sau Xem tại trang 25 của tài liệu.
2.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

2.1.1..

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua Xem tại trang 29 của tài liệu.
Với bảng số liệu trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 do sản lượng  gạo xuất  khẩu của Việt Nam nhìn chung cĩ xu hướng tăng - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

i.

bảng số liệu trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 do sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung cĩ xu hướng tăng Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.2. Số liệu sản lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005  - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Bảng 2.2..

Số liệu sản lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 1.1 Phịng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20 - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.1.

Phịng ngừa vị thế bán-Giá giao sau tăng $20 Xem tại trang 77 của tài liệu.
Hình 1.2. Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay tăng $20. - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.2..

Lỗ vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay tăng $20 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Hình 1.3 Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay-Giá giao ngay giảm $20 - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.3.

Lãi vị thế bán giao sau bù trừ bằng khoản lỗ giao ngay-Giá giao ngay giảm $20 Xem tại trang 79 của tài liệu.
Hình 1.4. Phịng ngừa vị thế mua-Giá giao sau giảm $0,35 - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.4..

Phịng ngừa vị thế mua-Giá giao sau giảm $0,35 Xem tại trang 80 của tài liệu.
Hình 1.5. Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay giảm $0,35  - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.5..

Lỗ vị thế mua giao sau bù trừ bằng khoản lãi giao ngay-Giá giao ngay giảm $0,35 Xem tại trang 81 của tài liệu.
Hình 1.7. Mẫu hình thị trường nghịch đảo - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.7..

Mẫu hình thị trường nghịch đảo Xem tại trang 84 của tài liệu.
Hình 1.8. Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thặng dư - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.8..

Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thặng dư Xem tại trang 85 của tài liệu.
Hình 1.9. Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thâm hụt - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.9..

Mẫu hình chi phí chuyển giao tại khu vực thâm hụt Xem tại trang 86 của tài liệu.
Hình 1.10 Basic âm - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.10.

Basic âm Xem tại trang 88 của tài liệu.
Hình 1.11 Basic dương - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Hình 1.11.

Basic dương Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 1.2. Dịng tiền giao sau - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Bảng 1.2..

Dịng tiền giao sau Xem tại trang 91 của tài liệu.
2.1.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

2.1.1..

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua Xem tại trang 95 của tài liệu.
Với bảng số liệu trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 do sản lượng  gạo xuất  khẩu của Việt Nam nhìn chung cĩ xu hướng tăng - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

i.

bảng số liệu trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005 do sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung cĩ xu hướng tăng Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 2.2. Số liệu sản lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005  - Giải pháp phát triển thị trường giao sau gạo của Việt Nam.pdf

Bảng 2.2..

Số liệu sản lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1989-2005 Xem tại trang 99 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan