1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi hsg văn 8 huyện việt yên

4 7,7K 158

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

10.0 điểm Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: " Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng b

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆT YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2014 2015

-MÔN THI: NGỮ VĂN 8

Ngày thi: 3/4/2015

Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (4,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau :

…Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu ….

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

a Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?

b Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng

Câu 2 ( 6,0 điểm)

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này

Câu 3 ( 10.0 điểm)

Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: " Sức hấp dẫn

của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây".

Bằng hiểu biết về bài thơ Quê hương , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên !

HẾT

-Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

Giám thị 1 (Họ tên và ký) Giám thị 2 (Họ tên và ký)

Trang 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆT YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2014-2015 MÔN THI:

Ngày thi: 3/4/2015

1.1

(2.0

điểm)

- Các trường từ vựng :

- Vật dụng : giấy, mực , nghiên

- Tình cảm : buồn, sầu

- Màu sắc : đỏ, thắm

(Học sinh xác định đủ 3 trường từ vựng cho 1.0 điểm; nếu không đủ, cho mỗi

trường 0.25 điểm)

1.0

* Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ:

Điệp ngữ (mỗi);

Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?);

Nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu);

* Phân tích giá trị biểu đạt :

- Sự sửng sốt, bàng hoàng trước thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.

- Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố; người trên phố vẫn đông vui

nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa vắng người thuê viết

- Câu hỏi đặt ra nhưng không có lời giải đáp, không có sự hồi âm Nó như tan

loãng vào không gian mênh mang - gợi nỗi xót xa thương cảm

- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô

giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…

0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

(Trong quá trình làm bài HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật rồi viết thành

đoạn văn phân tích Hoặc kết hợp vừa chỉ ra biện pháp tu từ vừa phân tích tác

dụng trong một đoạn văn.)

2

(6.0

điểm)

*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết

hợp trình bày quan điểm của bản thân

* Yêu cầu về kiến thức:

a Ý nghĩa câu ngạn ngữ:

- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học

- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay)

- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào)

- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó,

chúng ta mới có thể thành công trong học tập

0.5 0.5 0.5 0.5

Trang 3

b Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:

- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã

hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và

tinh thần mới được nâng cao

- Lao động trí óc là công việc vất vả, phải lao tâm khổ trí Muốn có học vấn cao

cần phải nỗ lực không ngừng; thắng không kiêu, bại không nản; khó khăn mấy

cũng không lùi bước

- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập

nên đã đạt tới trình độ học vấn cao; giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học

lừng danh trên thế giới; các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng

năm Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người

mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên

0.75 0.75 1.0

c Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm):

- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình

cảm, đạo đức, nhân cách cao quý Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố

gắng rất nhiều Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cần phải đấu tranh với bản

thân, vượt qua khó khăn, thử thách

- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt

ngào đến sau Trong học tập nhiều khi vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui Khi đã

ham học, chăm học thì sự say mê sẽ giúp ta quên mệt nhọc Những lúc đó, kết

quả học tập đạt được sẽ rất cao

0.75 0.75

3

(10.0

điểm)

Về kĩ năng:

- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học Bố cục bài viết sáng rõ, các luận

điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,…

- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lí luận và năng lực cảm thụ văn học

Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều

cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích dẫn ý kiến

1.0

*Khái quát được ý kiến:

- Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người

đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi

bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành

trọn cho con người quê hương

* Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê

- Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu

dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể -> với niềm tự hào về một vùng

quê chài lưới thanh bình

Trang 4

- Vùng quê đó càng đẹp hơn khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào buổi

sớm mai hồng:

+ Đó là khung cảnh thời tiết đẹp, lí tưởng,cho một chuyến ra khơi

+ Nổi bật lên giữa thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn

sự sống.(chú ý vào hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo của nhà thơ khi miêu tả

con thuyền và cánh buồm )

=> Bức tranh thiên nhiên vùng biển hiện lên thật tinh tế và sống động dưới nét

vẽ tài tình của nhà thơ

* Luận điểm 2: Bài thơ còn hấp dẫn người đọc bởi tình yêu đặc biệt của người

- Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào hứng khởi:

+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về trong sự mong đợi của dân chài

+ Đó là hình ảnh những con người khỏe mạnh rắn rỏi (chú ý bút pháp tả thực

kết hợp bút pháp lãng mạn) Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp đặc trưng của con

người nơi đây

+ Đó còn là hình ảnh con thuyền mệt mỏi say sưa sau một hành trình vất vả

(NT nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

- Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa xứ

(Nếu không có bốn câu thơ cuối bài có lẽ người đọc không thể biết được nhà thơ

viết bài thơ khi xa quê.)

* Đánh giá chung:

- Khẳng định ý kiến là đúng

- Để đạt được giá trị đó cần có một cách viết giản dị tự nhiên mà sâu sắc qua

ngôn ngữ, hình ảnh thơ

1.0

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề chứng minh

- Liên hệ: Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả Nó đánh thức trái

tim ta trong tình yêu nỗi nhớ quê hương

1.0

- Hết -Lưu ý khi chấm bài:

- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn.

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện.

Ngày đăng: 24/07/2015, 00:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w