ĐỀ ÔN TẬP HSG VÀ TUYỂN CHUYÊN HAY VÀ KHÓ Câu I: 1) Người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - Cho dung dịch HCl tác dụng với Na 2 SO 3 thu được khí A. - Cho dung dịch HCl tác dụng với FeS thu được khí B. - Cho dung dịch HCl tác dụng với KMnO 4 thu được khí C. a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra ở những thí nghiệm trên. b) Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện (nếu có) khi: - Sục khí A vào dung dịch khí B - Sục khí C lần lượt vào các dung dịch khí A, B - Cho lần lượt các khí A, B tác dụng với khí O 2 ; A, B, C tác dụng với dung dịch KOH? 2) Trình bày hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi lần lượt cho Na tới dư vào từng dung dịch: NaCl, FeCl 3 , AlCl 3 , NH 4 Cl, Ca(HCO 3 ) 2 . Câu II : 1. Viết các PTPƯ hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: H 2 S (k)+ O 2 (k) A(r) + B(h) A + O 2 (k) C(k) MnO 2 + HCl D(k) + E + B B + C + D F + G G + Ba H + I D + I G 2.Chỉ dùng quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 5 dung dịch không màu (riêng biệt) sau: NaCl, Ba(OH) 2 , KOH, Na 2 SO 4 , H 2 SO 4 . Câu III: Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch D. Nồng độ của FeCl 2 trong dung dịch D là 15,757%. a. Xác định nồng độ phần trăm của MgCl 2 trong dung dịch D b. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp X. Câu IV: 1. (1,5 đ). Cho 3,8 g hỗn hợp P gồm các kim loại : Mg, Al, Zn, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư thu được hỗn hợp chất rắn Q có khối lượng là 5,24 gam. Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng (tối thiểu) để hoà tan hoàn toàn Q. 2. (2,5 đ). Dẫn khí H 2 dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe 3 O 4 , MgO, CuO ( nung nóng ) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225 ml dung dịch HCl 2,0 M. a. Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X. Câu V: 1. X, Y, Z là các hợp chất của Na; X tác dụng với dung dịch Y tạo thành Z. Khi cho Z tác dụng với dung dịch HCl thấy bay ra khí cacbonic. Đun nóng Y cũng thu được khí cacbonic và Z. Hỏi X, Y, Z là những chất gì? Cho X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch CaCl 2 . Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Xác định các chất A, B, C, D, E, F và hoàn thành các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: MnO 2 + HCl → Khí A FeS + HCl → Khí B K 2 SO 3 + NaHSO 4 → Khí C NH 4 HCO 3 + NaOH → Khí D Khí B + FeCl 3(dd) → Kết tủa E CO 2(dư) + NaAlO 2(dd) → Kết tủa F 2.Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) Ca(OH) 2 + NaHCO 3 → b) KMnO 4 0 t → c) C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O 0 3 NH ,t → d) Al 4 C 3 + dung dịch KOH → 3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau: a. Cho Fe 3 O 4 vào dung dịch H 2 SO 4 loãng. b. Đốt cháy ancol etylic. c. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO 2 . d. Sục khí SO 2 vào dung dịch nước brom. e. Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO 4 . f. Sục khí H 2 S vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . g. Cho đạm Ure (công thức (NH 2 ) 2 CO) vào dung dịch Ba(OH) 2 . t.CaC 2 + dung dịch HCl → Câu VI: 1. Cho m gam bột Fe vào bình đựng khí Cl 2 đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được (m + 14,91) gam chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong H 2 O dư đến khi X tan tối đa thì thu được dung dịch Y và 2,24 gam chất rắn. Tính m. m (g) bột Fe tác dụng với khí Cl 2 thu được m+ 14,91 gam hỗn hợp rắn X => m Cl2 = 14,91 gam 2. Cho 30,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 2 O 3 , FeCO 3 tác dụng vừa đủ với 1,8 lít dung dịch HCl, thấy thoát ra một hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H 2 là 15 và tạo thành 51,55 gam muối clorua. a) Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. 3. Cho 50 gam hỗn hợp gồm Fe 3 O 4 , Cu, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 lít H 2 (đktc) và còn lại 18 gam chất rắn không tan. Tính % khối lượng Fe 3 O 4 trong hỗn hợp ban đầu. Câu VII: 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): (1) (2) (3) (4) 2 6 10 5 6 12 6 2 5 3 ( ) n CO C H O C H O C H OH CH COOH→ → → → Hãy cho biết tên của các phản ứng trên? 2. Khi thủy phân một trieste X bằng dung dịch NaOH, người ta thu được glixerol và hỗn hợp hai muối natri của 2 axit béo có công thức: C 17 H 35 COOH (axit stearic), C 15 H 31 COOH (axit panmitic). Viết công thức cấu tạo có thể có của X? 3.Hãy nhận biết các dung dịch và chất lỏng đựng trong các lọ mất nhãn: dung dịch Glucozơ, rượu etylic, dung dịch axit axetic, benzen. Câu VIII: 1. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ A chỉ thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO 2 , H 2 O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH) 2 dư thấy có 40 gam kết tủa trắng và khối lượng dung dịch giảm 15,2 gam so với khối lượng của dung dịch Ca(OH) Biết rằng 3 gam A ở thể hơi có thể tích bằng 1,12 lít ở đktc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và ghi tên A, biết A phản ứng được với Na 2 CO 3 2. Hòa tan m gam ancol etylic (khối lượng riêng 0,8g/ml) vào 216 ml nước (khối lượng riêng 1g/ml) tạo thành dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với Na dư thu được 170,24 lít khí H 2 (ở đktc). Tính độ rượu của dung dịch A. Câu IX Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khi đốt thì thể tích giảm đi 40% (biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). 1. Xác định công thức phân tử của A. 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca(OH) 2 thì khối lượng của dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam? Câu X Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là . ĐỀ ÔN TẬP HSG VÀ TUYỂN CHUYÊN HAY VÀ KHÓ Câu I: 1) Người ta tiến hành các thí nghiệm sau: - Cho dung dịch HCl. thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). 1. Xác định công thức phân tử của A. 2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đo ở đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch. CuSO 4 . f. Sục khí H 2 S vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . g. Cho đạm Ure (công thức (NH 2 ) 2 CO) vào dung dịch Ba(OH) 2 . t.CaC 2 + dung dịch HCl → Câu VI: 1. Cho m gam bột Fe vào bình đựng khí Cl 2