Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

68 480 0
Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC THI NGUYấN TRNG I HC NễNG LM NGUYễN NGọC TOảN Tờn ti: Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Kinh t Nụng nghip Lp : K42A - KTNN Khoa : KT - PTNT Khoỏ hc : 2010-2014 Ging viờn hng dn : ThS. Nguyn Th Hin Thng Thỏi Nguyờn, nm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp một cách đầy đủ. Xuất phát từ ý nguyện bản thân và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng” Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Cách Linh cùng toàn thể các hộ nông dân ở xã Cách Linh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập tại địa phương. Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện khóa luận nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 , năm 2014 Sinh viên Nguyễn Ngọc Toản LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng” là khóa luận do chính bản thân tôi thực hiện và dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Hiền Thương. Các số liệu bảng, biểu, và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Sinh viên Nguyễn Ngọc Toản DANH MỤC CÁC BẢNG trang Bảng 1: Tình hình sản xuất Mía đường của các khu vực trên thế giới 12 Bảng 1.2 Dự báo cung cầu đường thế giới niên vụ 2012-2013 13 Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng mía Việt Nam trong ba năm 15 Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng mía tại một số xã 18 Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Cách Linh qua 3 năm 2011-2013 27 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng của xã Cách Linh năm 2013 30 Bảng 3.3: Tình hình hộ, khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011-2013 32 Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của xã Cách Linh qua 3 năm 2011 – 2013 36 Bảng 3.5. Trình độ văn hóa của 45 hộ điều tra 37 Bảng 3.6. Diện tích, năng suất, sản lượng mía của các nhóm hộ điều tra năm 2014 38 Bảng 3.7. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha của các nhóm hộ điều tra 40 Bảng 3.8. Kết quả sản xuất một ha mía của các nhóm hộ điều tra 42 Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng vốn 43 Bảng 3.10: So sánh chi phí sản xuất một ha cây mía và cây ngô của các hộ điều tra 44 Bảng 3.11. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cây mía và cây ngô 45 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TN Thu nhập XĐGN Xoá đói giảm nghèo HQKT Hiệu quả kinh tế HQ Hiệu quả UBND Uỷ ban nhân dân TSCĐ Tài sản cố định LĐ Lao động DT Diện tích Đ đồng THCS Trung học cơ sở MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa khoa học 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 4. Đóng góp của đề tài 3 5. Bố cục của khóa luận 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mía 4 1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 7 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở Thế giới 11 1.2.2. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 14 1.2.3. Tình hình sản xuất mía ở huyện Phục Hòa 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 20 2.2. Trả lời cho nội dung nghiên cứu 20 2.3. Nội dung nghiên cứu 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu 21 2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 21 2.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 22 2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin 22 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 22 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ 22 2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía 24 2.5.3. Các chỉ tiêu bình quân 24 CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 25 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 3.2. Thực trạng phát triển sản xuất mía của xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 35 3.2.1. Tình hình phát triển sản xuất mía ở xã Cách Linh 35 3.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 37 3.2.3. Tình hình sản xuất mía của các nhóm hộ điều tra 38 3.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất một ha mía của các nhóm hộ điều tra 43 3.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế của cây mía với cây ngô 44 3.2.7. Một số khó khăn trong sản xuất mía của hộ nông dân 46 3.2.8. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất mía của hộ nông dân 47 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA 49 4.1. Quan điểm, mục tiêu 49 4.1.1. Quan điểm phát triển 49 4.1.2. Mục tiêu phát triển 49 4.2. Phương hướng và một số giải pháp phát triển cây mía của xã Cách Linh 49 4.2.1. Giải quyết tốt khâu giống 49 4.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân 49 4.2.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân 50 4.2.4. Tìm kiếm thị trường đầu ra 50 4.2.5. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội 50 4.2.6. Giải pháp về công tác khuyến nông 50 4.2.7. Giải pháp về bảo vệ thực vật 51 4.2.8. Giải pháp cho tiêu thụ 51 4.3. Kiến nghị 52 KẾT LUẬN 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiệp luôn được coi là ngành quan trọng hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn tới nông nghiệp. Song nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn như khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách, những rủi ro bất lợi này tác động rất lớn tới người nông dân. Xét một cách toàn diện người nông dân luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống. Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Ngày xưa cây mía tạo ra thu nhập (TN) cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày nay, cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của hàng nghìn người nông dân. Trong những năm qua Chính Phủ đã triển khai nhiều chương trình, quyết định liên quan đến phát triển mía đường như “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường”, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy, công ty đường và người trồng mía. Ngoài ra, Chính Phủ ban hành quyết định số 26/2007/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích trồng mía 300.000 ha; sản lượng 19,5 triệu tấn/năm. Các chương trình quyết định nhằm tạo việc làm cho lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp trong các nhà máy đường, các nhà máy cơ khí đường, góp phần xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cho các vùng nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa. [11]. Cách Linh với đơn vị hành chính bao gồm 18 xóm, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây thì cây mía trở thành cây chủ đạo trong công tác XĐGN và nâng cao TN cho nông dân 2 trong xã. Tuy nhiên, người trồng mía vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu của vùng khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp. Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất mía của địa phương, đánh giá chính xác HQKT của cây trồng là một trong những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía tại xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất cây mía trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía trên địa bàn xã, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ cây mía tại xã - Đánh giá hiệu quả sản xuất cây mía tại xã - Đề ra giải pháp phát triển cây mía địa phương 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Củng cố lý thuyết cho sinh viên. - Giúp rèn luyện kĩ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với công việc, phuc vụ tích cực cho quá trình công tác sau này. - Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế sản xuất cây mía tại địa phương. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nắm bắt được tình hình sản xuất mía và vị trí của cây mía trong sự phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây mía. [...]... nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã? 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã Cách Linh - Phân tích thực trạng sản xuất mía tại xã Cách Linh - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía ở các hộ điều tra, từ đó so sánh với hiệu quả kinh tế sản xuất ngô - Một số định hướng, giải pháp phát triển và nâng cao hiệu. .. là số liệu hộ thực hiện trong năm 2013, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2011 - 2013 + Đề tài được triển khai nghiên cứu đánh giá từ 2/2014 – 4/2014 2.2 Trả lời cho nội dung nghiên cứu • Thực trạng về sản xuất mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng? • Hiệu quả kinh tế của cây mía và so sánh với hiệu quả kinh tế của cây ngô trên địa bàn xã? • Có những... nhằm phát triển việc trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ 4 Đóng góp của đề tài - Thấy được sản xuất mía tại xã Cách Linh đã dần chiếm ưu thế hơn các loại cây trồng khác tại địa phương - Thấy được hiệu quả kinh tế của cây mía cao hơn nhiều so với cây ngô - Đánh giá được khó khăn của người dân trong sản xuất mía từ đó đưa ra giải... Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là không... pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế cây mía 20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng mía ở xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng 2.1.2.2 Phạm... ngành mía đường 1.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.2.1 Quan điểm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất... loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu: - HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại - HQ xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại - HQ kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế - xã hội... trí địa lý Xã Cách Linh là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 6,5 km và cách thị xã Cao Bằng khoảng 57,5 km Bao gồm 18 thôn, xóm, dân số 3095 người với tổng diện tích đất tự nhiên 3.412,44 ha Ranh giới hành chính được xác đinh như sau: + Phía Bắc giáp xã Triệu Ẩu, Hồng Đại + Phía Đông giáp Trung Quốc + Phía Nam giáp với Xã Đại Sơn + Phía Tây giáp... đất nông nghiệp - Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trên một đơn vị diện tích Pr = GO - TC Trong đó: + GO: Là tổng giá trị sản xuất + TC: Là tổng chi phí 24 2.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mía - Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: GO/ha: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha - Chỉ tiêu hiệu quả. .. lãng phí Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí 8 • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ . kết quả và hiệu quả sản xuất mía để giúp nông hộ sản xuất mía có hiệu quả hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía tại xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh. giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Cách Linh cùng toàn thể các hộ. ti: Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng KhóA LUậN tốt nghiệp ĐạI HọC H o to : Chớnh quy Chuyờn ngnh : Kinh

Ngày đăng: 23/07/2015, 15:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan