1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Mô phỏng lắp ráp với ProE2001

4 420 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MÔ PHỎNG VỚI PRO/ENGINEER (Phần1) Một trong những bước đầu tiên của công việc thiết kế cơ khí là mô phỏng chuyển động của cơ cấu. Bằng cách lắp ghép những chi tiết lại với nhau bằng những liên kết , bạn có thể tạo ra một cơ cấu máy có thể chuyển động thay vì một cơ cấu cứng. So sánh lắp ghép bằng liên kết và lắp ghép bằng ràng buộc. Cả hai phương pháp lắp ghép trên đều dùng để lắp ghép những chi tiết lại với nhau. Lắp ghép bằng liên kết là một loại lắp ghép mà những chi tiết được lắp ghép với nhau theo đúng chức năng làm việc thực tế của chúng trong cơ cấu như chuyển động quay, trượt… Mỗi một loại liên kết liên quan đến một loại ràng buộc về hình học, dự trên những ràng buộc những ràng buộc tồn tại trong pro/ENGINEER. Ví dụ: Liên kết quay bao gồm hai ràng buộc hình học: Đường tâm của hai chi tiết phải trùng nhau và một liên kết về mặt phẳng làm việc. Bậc tự do (DOF – Degree Of Freedom) Tất cả các loại chuyển động đều có thể quy về hai loại chuyển động chính: Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay quanh một trục. ta có tất cả 6 chuyển động (tịnh tiến và quay xung quanh trục X,Y,Z) hay còn gọi là 6 bậc tự do (DOF – Degree Of Freedom). Tuỳ thuộc vào loại liên kết mà ta có số bậc tự do nhất định. Lựa chọn loại liên kết: Bảng sau sẽ liệt kê tất cả các loại liên kết trong việc lắp ghép các chi tiết. Đồng thời, liệt kê cả biểu tượng được dùng trong ProE và số bậc tự do của liên kết. Liên kết quay (Pin connection): Chi tiết được liên kết có thể quay xung quanh một trục. Những ràng buộc cần thiết: Đường tâm hoặc bề mặt làm việc của trục và lỗ. Bề mặt hoặc điểm. Số bậc tự do quay : 1- Chi tiết được lắp ghép có thể quay xung quanh một trục theo một hướng nhất định theo chiều mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Số bậc tự do tịnh tiến : 0 - Chi tiết được lắp ghép Không được phép chuyển động tịnh tiến dọc theo trục. Liên kết Cylinder: Chi tiết có thể vừa quay, vừa chuyển động tịnh tiến dọc theo một trục nhất định. Ràng buộc cần thiết: Đường tâm hoặc bề mặt của trục và lỗ. Số bậc tự do quay: 1- Chi tiết được lắp ghép có thể quay xung quanh một trục theo một hướng nhất định theo chiều mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Số bậc tự do tịnh tiến: 1- Chi tiết được lắp ghép có thể chuyển động tịnh tiến dọc trục theo một hướng nhất định theo chiều mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Liên kết trượt (slider connections): Chi tiết liên kết có thể chuyển động tịnh tiến dọc theo trục. Ràng buộc cần thiết: Đường tâm hoặc bề mặt của trục và lỗ. Liên kết hai bề mặt để tránh chuyển động quay dọc theo trục. Số bậc tự do quay: 0- Chi tiết không được quay theo bất kỳ hướng nào. Số bậc tự do tịnh tiến: 1- Chi tiết được lắp ghép có thể chuyển động tịnh tiến dọc trục theo một hướng nhất định theo chiều mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Liên kết phẳng (Planar connection): Chi tiết được liên kết bởi liên kết phẳng có thể chuyển động trên mặt phẳng. Ràng buộc cần thiết: Hai bề mặt làm việc. Số bậc tự do quay: 1- Chi tiết được lắp ghép có thể quay xung quanh một trục theo một hướng nhất định theo chiều mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Số bậc tự do tịnh tiến: 2- Chi tiết được lắp ghép có thể chuyển động tịnh tiến theo hai chiều được chỉ ra bởi mũi tên trong biểu tượng của liên kết. Liên kết hàn (weld connections): liên kết này dùng để nối cứng hai chi tiết với nhau. Nó có thể được dùng để chống lại lực tác dụng giữa hai vật va chạm (contacting part) dùng pro/MECHANICA. Ràng buộc cần thiết: Liên kết hệ trục tọa độ. Số bậc tự do quay: 0- Chi tiết Không được phép quay theo bất kỳ hướng nào. Số bậc tự do tịnh tiến: 0- Chi tiết Không được phép tịnh tiến theo bất kỳ hướng nào. Liên kết cầu (ball connections): Chi tiết có thể quay theo bất kỳ hướng nào. Ràng buộc cần thiết: Liên kết điểm với điểm. Số bậc tự do quay: 3- Chi tiết có thể quay theo bất kỳ hướng nào. Số bậc tự do tịnh tiến: 0- Chi tiết không được phép tịnh tiến. Liên kết dạng ổ trượt (bearing connections): bao gồm một liên kết cầu và một liên kết trượt. Ràng buộc cần thiết: Liên kết điểm với một cạnh hoặc một trục. Số bậc tự do quay: 3- Chi tiết có thể quay theo bất kỳ hướng nào. Số bậc tự do tịnh tiến: 1- Chi tiết có thể tịnh tiến dọc theo một trục hoặc một trục. Liên kết cứng (rigid connections): Đây là một cách để bạn sử dụng ràng buộc truyền thống của pro/ENGINEER khi lắp ghép chi tiết dùng liên kết. Chi tiết khi lắp ghép bằng liên kết này sẽ trở thành một khâu cứng. . MÔ PHỎNG VỚI PRO/ENGINEER (Phần1) Một trong những bước đầu tiên của công việc thiết kế cơ khí là mô phỏng chuyển động của cơ cấu loại liên kết trong việc lắp ghép các chi tiết. Đồng thời, liệt kê cả biểu tượng được dùng trong ProE và số bậc tự do của liên kết. Liên kết quay (Pin connection): Chi tiết được liên kết có thể

Ngày đăng: 23/07/2015, 15:41

Xem thêm: Mô phỏng lắp ráp với ProE2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w