Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THÙY LINH Tên đề tài: "ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XÃ CỔ LŨNG - HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN" KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THÙY LINH Tên đề tài: " ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH XÃ CỔ LŨNG - HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan, các thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Ngô Thị Hồng Gấm người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có sự dìu dắt tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND xã Cổ Lũng, cảm ơn anh chị Địa chính xã, nơi tôi thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 29 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Thùy Linh 4 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài 3 1.2.1 Mục đích nghiên cứu 3 1.2.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.2.3. Yêu cầu của đề tài 4 1.3. Ý nghĩa của đề tài 4 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 4 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 4 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học 5 2.1.1.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính 6 2.1.1.3 Cơ sở dữ liệu đất đai 6 2.1.2. Tổng quan hệ thống thông tin địa lý 8 2.1.2.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lí 8 2.1.2.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lí 9 2.1.2.3. Các phần mềm phổ biến của GIS 10 2.2. Cơ sở pháp lý 13 2.2.1 Các văn bản thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 13 2.2.2. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 15 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 15 5 2.3.1. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới 15 2.3.2. Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam 17 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản 21 3.4.2. Phương pháp thu thập, nhập số liệu 21 3.4.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính 22 3.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22 3.4.5. Phương pháp chuyên gia 22 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - hội của xã 23 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 4.1.1.1. Vị trí địa lý 23 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 23 4.1.1.3. Khí hậu 23 4.1.1.4. Điều kiện thủy văn, thủy lợi 24 4.1.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng 24 4.1.1.6. Thảm thực vật và cây trồng 25 4.1.1.7. Các nguồn tài nguyên 26 6 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 28 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 28 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm 30 4.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng 31 4.2. Tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dũng đất. 33 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai 33 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 36 4.3. Ứng dụng GIS vào xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính xã Cổ Lũng. 37 4.3.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 37 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian bản đồ. 38 4.3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Bằng phầm mền MicroStation 38 4.3.2.2 Chuyển dữ liệu Microstation sang Mapinfor để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 41 4.3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính 43 4.3.4. Ứng dụng khai thác cơ sở dữ liệu 45 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Cổ Lũng năm 2013 36 Bảng 4.2: Các lớp thông tin trên bản đồ số 40 Bảng 4.3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ 43 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ quy trình xây dựng CSDL địa chính 37 Hình 2: Bản Đồ Địa chính xã Cổ Lũng 40 Hình 3: Cửa sổ Specify Data 42 Hình 4: Cửa sổ Select Layers 42 Hình 5: Cửa sổ khai báo các trường thuộc tính cơ sở dữ liệu đất 43 Hình 6. Bảng thuộc tính quản lý các loại đất của xã Cổ Lũng trên Mapinfo 45 Hình 7: Hình ảnh tìm kiếm thông tin đất đai trên cơ sở dữ liệu đất đai xã Cổ Lũng 46 Hình 8: Hình ảnh tra cứu thông tin đất đai trên cơ sở dữ liệu đất đai của xã Cổ Lũng 47 Hình 9: Hình ảnh cập nhật thông tin đất đai trên cơ sở dữ liệu đất đai của xã Cổ Lũng 48 Hình 10: Hình ảnh tìm kiếm thông tin đất đai có điều kiện trên cơ sở dữ liệu đất đai của xã Cổ Lũng 49 Hình 11: Hộp thoại Create thematic Map – Step 1 of 3 50 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước CHXHCN Việt Nam có: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”. Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội và đây cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra. Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin. Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lýnhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác hợp lý nhất đối với tài nguyên đất đai. Theo BINNS “Hiểu biết đúng đắn các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với sự mô tả và ghi chép chính xác các tri thức đó là yếu tố cần thiết trước tiên đối với việc sử dụng hợp lý và bảo tồn chúng một cách tốt nhất (LandInformationManagement)”. 2 Nước ta, hiện nay đang trong công cuộc đổi mới chúng ta tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước kéo theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đổi mới nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa đất đai và con người trở nên căng thẳng. Vậy nên ngành quản lý đất đai buộc phải có những thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất một cách chính xác đầy đủ cùngvới sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học chặt chẽ thì mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất gắn liền với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác quản lý thông tin, tư liệu về đất đai bằng phương pháp truyền thống dựa trên hồ sơ, sổ sách và bản đồ giấy mà các tại xã, phường đang thực hiện khó đáp ứng được nhu cầu cập nhật, tra cứu, khai thác các thông tin về đất đai. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Quản lý tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng từ GIS, đặc biệt là hỗ trợ quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên…. Việc thành lập cơ sở dữ liệu dựa trên công nghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý thông tin không gian và thuộc tính gắn liền với nhau. Bên cạnh đó thông tin được chuẩn hóa, các công cụ tìm kiếm, phân tích thông tin phục rất hữu ích trong công tác quản lý đất đai mà thực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể thực hiện được. [...]... của xã) và cơ sở dữ liệu thuộc tính (các thông tin chi tiết đến từng thửa đất) 1.2.3 Yêu cầu của đề tài - Các thông tin xây dựng đảm bảo đầy đủ và chính xác, nắm chắc và thể hiện rõ được cách thức ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng cơ sở dữ liệu - Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và thích hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai - Cơ sở dữ liệu. .. thống thông tin địa lý (GIS) trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên” 1.2 Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích nghiên cứu - Xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chính phục vụ một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Cổ Lũng giúp cho việc quản lí, tra cứu, truy cập thông tin về đất đai của xã một cách... nghệ GIS trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính đất đai tại một xã cụ thể là xã Cổ Lũng – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên, do đó đối tượng nghiên cứu là: - Tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu - Bản đồ: Sử dụng bản đồ địa chính xã, bản đồ hiện trạng - Phần mềm GIS: Khai thác chức năng của một số phần mềm phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 3.2 Địa điểm và. .. số và lao động, cơ sở hạ tầng, - Đánh giá tình hình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn xã Cổ Lũng: + Tình hình quản lý đất đai + Hiện trạng sử dụng đất 21 - Ứng dụng tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: + Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính + Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian cho tờ bản đồ địa chính số của trường bằng bộ phần mềm MicroStation và Mapping Office + Xây. .. chóng, chính xác phục vụ cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã 1.2.2 Mục tiêu của đề tài 4 - Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cổ lũng - Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Ứng dụng tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Cơ sở dữ liệu không gian (hệ thống. .. Mrfflag để số hoá và sửa lỗi cho các bản đồ - Sử dụng phần mềm MapInfo để thực hiện chuyển đổi dữ liệu, nhập dữ liệu và quản lý dữ liệu 22 3.4.3 Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính - Sử dụng phần mềm Microstation xây dựng và chỉnh lý bản đồ - Sử dụng phần mềm Mapinfor để nhập dữ liệu thuộc tính và quản lý cơ sở dữ liệu 3.4.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Sử dụng trên phần... thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch triển khai dài hạn Theo dự án, trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở trung ương và các tỉnh bao gồm: Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu thông. .. khai thác cơ sở dữ liệu đất đai; 15 - Dự án tổng thể xây dựng hệ thống HSĐC và CSDL Quản lý đất đai tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008 – 2015 đã được thẩm định tại công văn số 50/TCQLĐ - KTK của Tổng cục Quản lý đất đai ngày 12/11/2008 2.2.2 Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại điều 10 Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày... đầy đủ thông tin cho huyện Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao có thể duy trì được, bắt buộc chúng ta phải xây dựng hệ thống thông tin đất đai (LIS) đem lại hiệu quả nhất Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số trên địa bàn Xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý đất đai Đây cũng là cơ sở để xây dựng được hệ thống thông tin đất đai thống nhất trên toàn lãnh... thường, dữ liệu thuộc tính được tổ chức thành các bảng theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, phân cấp và mạng lưới [3] 2.1.1.3 Cơ sở dữ liệu đất đai Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia là một trong các thành phần nền tảng của kết cấu hạ tầng về thông tin nó bao gồm các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành để tạo thành một hệ thống cơ sở thống nhất bao gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu về chính trị (chính sách, . đề tài: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu. quản lý cơ sở dữ liệu địa chính xã Cổ Lũng. 37 4.3.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. 37 4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian bản đồ. 38 4.3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu. tế xã hội của xã Cổ lũng - Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Ứng dụng tin học để xây dựng cơ sở dữ liệu địa