Nghiên cứu một số chỉ số tuần hoàn máu của bệnh nhân tim mạch ở Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ

96 479 0
Nghiên cứu một số chỉ số tuần hoàn máu của bệnh nhân tim mạch ở Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong thời đại ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội của loài người ngày càng được phát triển, mức sống ngày càng được nâng cao. Sự phát triển đó mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Giáo dục được phát triển, vấn đề an sinh xã hội càng được quan tâm, đặc biệt con người ngày càng quan tâm tới sức khỏe của bản thân mình hơn. Và chúng ta ngày càng được hưởng những dịch vụ y tế phục vụ cho chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhờ những tiến bộ vượt bậc của khoa học – kĩ thuật. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích mà xã hội phát triển mang lại thì con người cũng phải đối đầu với rất nhiều mặt tiêu cực của nó. Đó là môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, là thiên tai, dịch bệnh Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Ngày nay, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều bệnh nguy hiểm như AIDS, ung thư, cúm Bên cạnh đó, chúng ta cũng cũng vẫn đang phải đối mặt với một loại bệnh được cho là khá kinh điển, đó là bệnh về hệ tuần hoàn máu. Từ xưa, bệnh hệ tuần hoàn máu đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Xã hội càng phát triển thì tỉ lệ bệnh này càng gia tăng [1], [2], [4], [7], [12]. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới, bệnh tim mạch là nhóm bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu trong các nhóm bệnh nguy hiểm [8]. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh học hệ tuần hoàn máu và đã thu được nhiều thành tựu to lớn phục vụ cho xã hội, đặc biệt cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người [5], [11]. Tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này và đã đạt được thành công to lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hệ tuần 2 hoàn máu ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt nghiên cứu ở những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa hay hải đảo. Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc vùng sâu của tỉnh Phú Thọ. Đặc điểm địa lí và dân cư ở đây khá phức tạp. Địa hình đa số là rừng núi, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên sức khỏe người dân chưa được quan tâm đầy đủ. Với những bệnh nhân tim mạch ở vùng này, bệnh chỉ được phát hiện và điều trị khi các triệu chứng bệnh đã biểu hiện khá nặng. Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên nhiều người chưa thực sự hiểu cặn kẽ về bệnh tim mạch nên chưa có phương pháp đúng đắn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Hiện nay ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được các dấu hiệu bệnh lí tim mạch thường gặp ở vùng này. Cũng như chưa có nghiên cứu nào tìm được mối liên hệ giữa môi trường sống, lứa tuổi hoặc giới tính có liên quan tới bệnh tim mạch của người bệnh ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, bản thân người nghiên cứu đề tài này cũng là người sinh sống tại vùng này nên hiểu rất rõ về hiện trạng sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe tim mạch nói riêng của người dân. Vì vậy, bằng công sức nhỏ bé của mình, tôi muốn đóng góp một phần những hiểu biết của mình về bệnh hệ tuần hoàn máu để từng bước giúp người dân nơi đây có điều kiện và hiểu biết nhất định, chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của bản thân mình. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số chỉ số tuần hoàn máu của bệnh nhân tim mạch ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” *Ý nghĩa khoa học - Đề tài đưa ra nhằm khảo sát các dấu hiệu bệnh lý tim mạch của một số bệnh về tuần hoàn máu thường gặp ở cộng đồng dân cư huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3 - Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài là cơ sở xây dựng nếp sống, nếp sinh hoạt phù hợp để nâng cao sức khỏe và phòng tránh được bệnh tim mạch. 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định thực trạng các bệnh về tim mạch thường gặp ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Tìm hiểu và nhận biết đặc điểm của các giá trị tuần hoàn máu ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch. - Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch thường gặp của người bệnh ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm chỉ số hệ tuần hoàn máu của bệnh nhân thông qua: Các đặc điểm điện tâm đồ, tần số tim, huyết áp. - Phân tích được những đặc trưng về các chỉ số điện tim, tần số tim, huyết áp của người bệnh theo giới tính, lứa tuổi và so sánh kết quả nghiên cứu với một số tác giả khác. - Điều tra và chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những người mắc bệnh tim mạch tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Người nghiên cứu chọn ra 180 bệnh nhân nam và 180 bệnh nhân nữ độ tuổi từ 15 đến 70 mắc bệnh tim mạch ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đối tượng nghiên cứu được chia theo nhóm tuổi như sau: 4 Nhóm tuổi Nam Nữ 15 – 19 30 30 20 – 29 30 30 30 – 39 30 30 40 – 49 30 30 50 – 59 30 30 60 – 70 30 30 * Phạm vi nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã lựa chọn phạm vi nghiên cứu là một số chỉ số sóng điện tim, tần số tim, huyết áp của người bệnh tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. * Địa điểm nghiên cứu: Chúng tôi lựa chọn địa điểm nghiên cứu thứ nhất là Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vì tại đây có đầy đủ trang, thiết bị y tế phục vụ tốt cho quá trình đo đạc số liệu. Bên cạnh đó, đây là bệnh viện tuyến huyện nơi tập trung nhiều bệnh nhân nên quá trình chọn mẫu nghiên cứu dễ dàng hơn. Địa điểm nghiên cứu thứ hai chúng tôi chọn là Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Trường Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội bởi đây là trung tâm nghiên cứu về con người. Nơi đây có đầy đủ trang thiết bị cũng như các tài liệu quan trọng giúp ích rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và sử lý số liệu đo được. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quả trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu lý thuyết. 5 - Sử dụng phiếu điều tra xã hội học - Thực nghiệm khảo sát tình trạng bệnh tim mạch ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Đo điện tâm đồ bằng máy đo điện tâm đồ - Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp thủy ngân… - Xử lý số liệu trên phần mềm chuyên dụng SPSS. 6. Dự kiến đóng góp mới - Đề tài góp phần đóng góp những số liệu về hiện trạng bệnh tim mạch của người dân sống tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tật thông qua các chỉ số tuần hoàn máu. 6 PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lược sử nghiên cứu các chỉ số tuần hoàn máu. 1.1.1. Nghiên cứu các chỉ số tuần hoàn máu trên thế giới Các chỉ số sinh học đầu tiên được nghiên cứu là các chỉ số hình thái – thể lực. Ludman, Nold và Volanski là những nhà nhân trắc học đầu tiên đưa ra những số liệu chứng minh có mối quan hệ giữa chiều cao với các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội. Các chỉ số tuần hoàn máu được nghiên cứu vào đầu thế kỉ XIX [9], [17], [22] và phát triển mạnh vào thế kỉ XX. Ban đầu là các chỉ số như lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, số lượng bạch cầu [4]. Điện tim được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỉ XIX. Năm 1885, Einthoven đã đặt tên cho các sóng điện tim và cách tính trục điện tim [1] [6], [11]. Từ khi phát minh ra điện tim thì việc nghiên cứu các chỉ số tuần hoàn máu dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó đến nay điện tâm đồ liên tục được nghiên cứu, cải tiến và ngày càng hoàn thiện phục vụ cho công tác chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Năm 1899, Jean-Louis Prevost (giáo sư hóa sinh) và Frederic Batelli (giáo sư sinh lí học) phát hiện ra rằng kích thích bằng điện áp lớn trên tim của động vật có thể gây rung thất [11]. Họ cũng báo cáo rằng rung thất cũng có thể được gây ra bởi điện áp nhỏ. Đến năm 1901, Einthoven phát minh ra một loại điện kế mới dùng trong điện tâm đồ, đó là sử dụng chuỗi thạch anh tráng bạc dựa trên ý tưởng của Deprez và 7 d ’ Arsonval. Sau đó bằng thực tế ông đã chứng minh được rằng điện kế mới này nhạy hơn gấp hàng nghìn lần. Năm 1905, Einthoven bắt đầu truyền tải điện tâm đồ từ bệnh viện đến phòng thí nghiệm cách đó 1,5km qua cáp điện thoại. Năm sau (1906) Einthoven lần đầu tiên trình bày tổ chức của một điện tâm đồ bình thường và bất thường được ghi lại bởi một băng giấy. Kết quả trên điện tâm đồ mô tả được phì đại tâm thất trái và phải, phì đại tâm nhĩ trái và phải, rung nhĩ, khía hình chữ V của phức bộ QRS, nhịp thất sớm, block tim. Hai năm sau (1907), Arthur Cushny, giáo sư dược học tại Đại học London đưa ra báo cáo trường hợp đầu tiên của rung tâm nhĩ. Bệnh nhân của ông là một phụ nữ phẫu thuật u xơ buồng trứng. Ba ngày sau phẫu thuật cô xuất hiện một xung bất thường với tốc độ 120 – 160 bpm. Xung bất thường của cô đã được ghi lại và được chẩn đoán là cơn kịch phát bất thường của tim và rung nhĩ. Ba năm sau đó Walter James, Đại học Colombia và Horatio Williams, Đại học Cornell Medical college cũng công bố bản báo cáo đầu tiên của Mỹ về điện tim. Bản báo cáo mô tả phì đại tâm nhĩ, tâm thất, rung nhĩ và rung thất. Năm 1912, Thomas Lewis đăng một bài báo trên BMJ mô tả chi tiết những quan sát của ông trên lâm sàng và trên điện tâm đồ của rung tâm nhĩ. Ông và đồng nghiệp là bác sỹ thú y đã quan sát và nghiên cứu trên ngựa và kết hợp với điện tâm đồ và đã rút ra được kết luận rất đầy đủ về hiện tượng rung tâm nhĩ. Năm 1920, Harold, New York công bố bản điện tâm đồ đầu tiên của nhồi máu cơ tim cấp trên người và mô tả sóng T như cao và bắt đầu từ một điểm trên gốc của sóng R, một dấu hiệu điện tâm đồ của tắc nghẽn động mạch vành. 8 Đến năm 1924, Einthoven giành được giải thưởng Nobel cho phát minh điện tâm đồ. Năm năm sau (1929), bác sỹ Mark Lidwill và Edgar Booth, nhà vật lí đã báo cáo về phương pháp hồi sức điện của tim tại một cuộc họp ở Sydney. Thiết bị cầm tay của họ sử dụng một điện cực trên da và một ống thông qua thành ngực. Năm 1934, bằng cách nối các dây từ tay phải, tay trái và chân trái với một điện trở 5000 Ohm, Frank Wilson đã định nghĩa một “điện thờ ơ”. Các đường dẫn kết hợp như thế được gắn vào các thiết bị đầu cuối tiêu cực của ECG. Một điện cực gắn vào thiết bị đầu cuối tích cực của ECG sau đó trở thành “đơn cực” và có thể được đặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Wilson định nghĩa đơn cực chi VR, VL, VF với V là viết tắt của điện áp. Năm 1947, Goldberger cải tiến cách mắc các chuyển đạo đơn cực chi, làm cho điện thế ở các chuyển đạo này tăng lên 1,5 lần mà không làm thay đổi hình dạng của các sóng. Cũng năm đó, chính Goldberger tạo ra các chi tăng cường aVR, aVL, aVF. Khi thêm ba chuyển đạo của Einthoven và sáu chuyển đạo trước ngực chúng ta được mười hai chuyển đạo mà ngày nay vẫn được sử dụng. Năm 1949, một bác sỹ người Mỹ tên là Norman J. Holter phát minh ra theo dõi điện tim (gọi là Holter điện tâm đồ). Lâm sàng bắt đầu sử dụng vào đầu thập niên 1960. Holter điện tâm đồ là phương pháp đo điện tâm đồ trong một thời gian liên tục và dài hàng giờ, hàng ngày nhằm phát hiện các biến đổi điện tim mà với phương pháp đo điện tâm đồ bình thường không thể phát hiện được. [14]. Lợi ích về mặt chẩn đoán của điện tâm đồ đã được Feil và Siegel phát hiện từ năm 1928. Năm 1929, Master và Oppenheimer đã triển khai một phác đồ gắng sức chuẩn để đánh giá khả năng gắng sức và đáp ứng 9 huyết động học. Năm 1941, Master và Jaff đã đề nghị ghi điện tâm đồ trước và sau khi gắng sức để phát hiện suy mạch vành. Suốt thời gian dài sau đó ECG liên tục được nghiên cứu cải tiến và áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh tim mạch. Năm 1999, các nhà nghiên cứu từ Texas cho thấy 12 chuyển đạo của ECG dẫn truyền qua công nghệ không dây cho máy tính cầm tay là khả thi và có thể được dùng như một dụng cụ đáng tin cậy của việc nghiên cứu tim mạch. Sáu năm sau, viện tim mạch Đan Mạch báo cáo việc giảm thành công thời gian giữa khởi phát đau ngực và nong mạch chính khi điện tâm đồ của bệnh nhân được truyền không dây từ xe cứu thương đến máy tính cầm tay của bác sỹ tim mạch. Các bác sỹ có thể đưa ra quyết định ngay lập tức để chuyển bệnh nhân đến các phòng cấp cứu nhằm tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các phòng ban trong bệnh viện. Huyết áp động mạch là chỉ số được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX và việc xác định trị số huyết áp tối thiểu là đề tài được nhiều tác giả tranh luận. Korotkow là người đã đề xuất phương pháp đo huyết áp gián tiếp và cách xác định trị số huyết áp tối đa và tối thiểu. Phương pháp này hiện vẫn đang còn được dùng một cách phổ biến. Hiện nay bệnh tăng huyết áp cũng là nhóm bệnh nguy cơ cao do nó để lại di chứng rất nặng nề như gây tàn phế… và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống con người. Chính vì vậy ngày nay người ta nghiên cứu về huyết áp rất nhiều nhằm tìm ra được biện pháp khống chế và điều trị tích cực các bệnh về huyết áp và giảm thiểu tác hại của nó. 1.1.2 Nghiên cứu các chỉ số tuần hoàn máu ở Việt Nam Các chỉ số tuần hoàn máu ở Việt Nam được nghiên cứu nhiều ở thế kỉ XX và đã thu được nhiều thành tựu to lớn phục vụ cho y học và nghiên cứu khoa học. Điển hình là năm 1975, Nguyễn Tấn Gi Trọng và 10 các cộng sự đã công bố các số liệu về chỉ số sinh học người Việt Nam trong đó có các chỉ số tuần hoàn máu trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu này hiện nay vẫn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y sinh. Để đáp ứng được với tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và khoa học y học nói riêng đòi hỏi y học Việt Nam phải liên tục cập nhật các giá trị sinh học người bình thường. Để đáp ứng được yêu cầu đó, tập thể các y bác sỹ, các nhà khoa học y học đã miệt mài nghiên cứu và đã thu được thành quả to lớn là cho ra đời cuốn “các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 thế kỉ XX”. Ngoài ra, rất nhiều tác giả khác đã có những nghiên cứu rất đa dạng về các chỉ số tuần hoàn máu của người Việt Nam. 1.1.2.1. Các chỉ số sóng điện tim. Các chỉ số sóng điện tim của người Việt Nam trưởng thành công bố trong quyển “hằng số sinh học người Việt Nam”[43] như sau: * Thời gian các sóng và các khoảng trên điện tim (giây) - Thời gian sóng P: Chuyển đạo chuẩn 0,08 giây(0,05 – 0,11 giây) Chuyển đạo V 1 0,06 giây(0,03 – 0,09 giây) - Thời gian khoảng PQ: 0,155 giây(0,11 – 0,2 giây) - Thời gian QRS: Chuyển đạo chuẩn 0,07 giây(0,05 – 0,10 giây) Chuyển đạo V 1 0,08 giây(0,06 – 0,10 giây) Chuyển đạo V 4 0,07 giây(0,05 – 0,09 giây) Chuyển đạo V 5 0,065 giây(0,04 – 0,09 giây) - Thời gian khoảng QT: Chuyển đạo V 4 0,37 giây(0,31 – 0,43 giây) * Biên độ các sóng trên điện tim (x 0,1mV) -Chuyển đạo D 1 Sóng P trung bình 1 ( dao động từ 0 đến 2) Sóng Q trung bình 0 ( dao động từ 0 đến 1) Sóng R trung bình 5,5 ( dao động từ 1 đến 10,5) [...]... số tim (nhịp/phút) Biểu đồ 3.1 Tần số tim của bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 nam nữ 1 5-1 9 2 0-2 9 3 0-3 9 4 0-4 9 5 0-5 9 6 0-7 0 Nhóm tuổi Tần số tim của nam nữ bệnh nhân được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Tần số tim của bệnh nhân nam và nữ trong cùng một nhóm tuổi không khác nhau nhiều Tuy nhiên tần số tim giữa các nhóm tuổi thì khác nhau rất rõ Ở nhóm... trên các đối tượng nghiên cứu là suy tim Suy tim thường có nhiều nguyên nhân Nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết áp động mạch (trong suy tim trái), một số bệnh van tim, các tổn thương cơ tim, một số bệnh tim bẩm sinh… Một số bệnh về tim mạch hay gặp trên đối tượng nghiên cứu nữa là bệnh hẹp van hai lá, viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, các bệnh về cơ tim, cao huyết áp Một điều có thể nhận... ngất Nhịp tim nhanh có thể có ngoại tâm thu mạch yếu có khi nhịp chậm, cung lượng tim giảm rõ rệt 3.1.3 Các loại bệnh tim mạch thường gặp của bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn Để khảo sát tình hình bệnh lí về tim mạch của bệnh nhân của bệnh nhân của Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn tôi dùng phiếu điều tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (xem phần phụ lục) kết hợp với kết quả khám lâm sàng của các bác... vào các chỉ số sóng điện tim 3.2.1 Các chỉ số sóng điện tim Các chỉ số sóng điện tim thu được khi thực hiện điện tâm đồ là: Tần số tim, trục điện tim, thời gian và biên độ các sóng, các khoảng trên điện tim 33 3.2.1.1 Tần số tim Để khảo sát đặc điểm tần số tim của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn người nghiên cứu tiến hành đo trên 360 nam, nữ bệnh nhân Kết quả thu được được thể hiện ở bảng... của các bác sĩ tại Bệnh viện Kết quả điều tra trên 360 bệnh nhân cho thấy: Tình trạng bệnh tim mạch của bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn rất đa dạng Nhưng thường gặp nhiều ở một số bệnh sau Trong số các đối tượng nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh tim bẩm sinh khá cao Có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh này cao nhưng một nguyên nhân khá điển hình là đời sống người dân ở vùng này còn nhiều... 19 tần số tim trung bình là 77,05 ở nam và 76,03 ở nữ Trong khi đó ở nhóm tuổi 60 – 70 tần số tim là 88,85 ở nam và 89,35 ở nữ tuy nhiên có những bệnh nhân tần số tim rất cao, có trường hợp lên tới 125 nhịp / phút Nhưng cũng có trường hợp tim đập rất yếu ớt, chỉ khoảng 52 – 57 nhịp/ phút Tần số tim của các bệnh nhân này khác so với tần số tim trung bình của người bình thường Kết quả nghiên cứu của chúng... CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn, có độ tuổi từ 15 đến 70 tuổi Đối tượng nghiên cứu là những người bệnh có dấu hiệu bệnh tim mạch Tổng số đối tượng nghiên cứu là 360 gồm 180 bệnh nhân nam và 180 bệnh nhân nữ Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi và giới tính được... cứu một số chức năng sinh lý của người Nghệ Tĩnh cho thấy, tần số tim, huyết áp động mạch chịu sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là của khí hậu Tần số tim tăng khi nhiệt độ môi trường tăng và có sự biến đổi theo ngày, mùa, mức độ bức xạ Các chỉ số này còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như lao động, trạng thái tâm lý 1.2 Đặc điểm môi trường sống ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Thanh Sơn. .. vấn trực tiếp bệnh nhân tôi đã thu được kết quả các triệu trứng điển hình và các loại bệnh tim mạch mà người dân huyện Thanh Sơn hay gặp Các triệu chứng và các loại bệnh hay gặp cụ thể như thế nào sẽ được trình bày rõ trong các phần dưới đây 3.1.1 Các triệu chứng của bệnh tim mạch Một số triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân của Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn đó là: khó thở, ho ra máu, da xanh tím,... điều có thể nhận thấy trên đối tượng nghiên cứu là tỉ lệ người mắc chứng xơ vữa động mạch rất nhỏ Nguyên nhân có thể do lối sống, nếp sinh hoạt và chế độ ăn ít mỡ, ít cholesteron của người dân ở vùng này 3.2 Đặc điểm các chỉ số tuần hoàn máu của bệnh nhân tim mạch Điện tim có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán các bệnh lý tim mạch Thông thường, việc chẩn đoán bệnh dựa vào nhiều dấu hiệu trong đó . máu ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch. - Tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch thường gặp của người bệnh ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu. hiệu bệnh lý tim mạch của một số bệnh về tuần hoàn máu thường gặp ở cộng đồng dân cư huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3 - Kết quả nghiên cứu thu được của đề tài là cơ sở xây dựng nếp sống,. khỏe của bản thân mình. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Nghiên cứu một số chỉ số tuần hoàn máu của bệnh nhân tim mạch ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ *Ý nghĩa khoa học -

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đoàn Yên và cộng sự [54] nghiên cứu tần số tim và huyết áp của người Việt Nam, nhận thấy từ sau khi sinh, tần số tim và huyết áp biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69 tuổi. Huyết áp động mạch trên người Việt Nam ở mọi lứa tuổi thấp hơn so với người Âu, Mỹ.

    • Thời gian giữa hai dòng kẻ, tuỳ máy, có máy hai dòng kẻ nhỏ cách  nhau 4% giây, có máy 2% giây, chiều cao 1mm bằng 1/10 milivôn.

    • Trong đó:  - Giá trị trung bình; Xi - Giá trị thứ i của đại lượng X; n - Số cá thể ở mẫu nghiên cứu.

    • Trong đó: SD - Độ lệch chuẩn; n - Số mẫu nghiên cứu; Xi –  - Độ lệch tiêu chuẩn của từng giá trị so với giá trị trung bình.

      • * Những thay đổi sinh lý của huyết áp

      • Giới và tuổi: Nữ giới có huyết áp thấp hơn ở nam giới khoảng 5 mmHg, ở trẻ em huyết áp  thấp nhiều so với áp thấp người lớn.

      • 3. Nguyễn Hữu Chỉnh và cs (1996), “Báo cáo thực hiện điều tra một số chỉ tiêu nhân trắc người Việt Nam trên 7 tuổi ở Hải Phòng”, Chương trình điều tra cơ bản đặc điểm người Việt Nam thập kỷ 90, Đại học Y Hà Nội.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan