Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
6,06 MB
Nội dung
I.Đặt vấn đề Hiện nay cây khoai sọ được sử dụng làm cây lương thực và thực phẩm rộng khắp thế giói, ở Châu Á, Châu phi, Tây Ấn Độ và Nam Mỹ. Theo nhiều tài liệu công bố, cây khoai sọ đóng vai trò như nguồn lương thực chính của các nước ở các nước quần đảo Thái Bình Dương. Khoai sọ còn có giá trị cao về văn hóa xã hội tại các nước có truyền thống trồng loại cây này. Nó dần là hình ảnh trong văn hóa ẩm thực, có mặt trong những lễ hội, ngày lễ tết, là quà tặng bày tỏ mối quan hệ rang buộc hơn nữa ngày nay cây khoai sọ là cây làm tăng nguồn thu nhập cho nông dân nhờ bán trên thị trường trong nước và quốc tế. Châu Á – Thái Bình Dương là nơi trồng và tiêu thụ khoai sọ lớn nhất thế giới do vậy sử dụng sản phẩm của cây khoai sọ ở vùng này rất đa dạng. Các bộ phận của cây là củ cái, củ con, dọc lá và dải bò đều có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng cho con người. Ngoài các món ăn truyền thống như luộc, nướng, rán, phơi khô, nấu với cá, dừa khoai sọ còn được chế biến bằng công nghiệp với khoảng 10 món ăn. Ở Việt Nam trước kia cây khoai sọ là cây có củ được trồng nhiều tại hầu hết các vùng sinh thái, và đã là một đặc sản quý của một số địa phương. Trồng khoai sọ lãi hơn trồng lúa nếu chăm sóc đúng kỹ thuật. Ở Việt Nam đa dạng nguồn gen và văn hóa sử dụng làm lương thực của loài cây này rất phong phú. Khoai sọ là cây lương thực phổ biến và có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất cao nước trời, trên nương rẫy và những chân ruộng trồng lúa. Một số giống khoai nước đặc biệt thích nghi với chân đất khó khan như đầm lầy thụt, đất mặn. Sản phẩm cây khoai sọ được sủ dụng với nhiều mục đích. Củ cái và củ con dùng để nấu, luộc ăn, là và dọc lá được người dân ở nhiều nơi dùng làm rau cho người hoặc thức ăn chăn nuôi lợn. Tuy diện tích trồng nhỏ hơn so với các cây trồng khác nhưng cây khoai sọ được người nông dân Việt Nam trồng phổ biến ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp. Hiện nay, tại một số tỉnh như Bắc Cạn, Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn và một số vùng ở Hà Nội nhiều giống khoai môn sọ chất lượng tốt vẫn được các hộ gia đình trồng với diện tích lớn, bởi vì các giống này là nguồn đảm bảo an toàn lương thực và đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trường tại các thị trấn và các thành phố lớn. Nhiều giống được coi là giống đặc sản của từng địa phương, mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều hộ nông dân như khoai sọ Thuận Châu, khoai Lục Yên, khoai mặt quỷ Đà Bắc , khoai Lạng Sơn. Ngược lại nhiều giống khác nhau lại chỉ được trồng với diện tích nhỏ, lý do là những giống này chỉ sử dụng riêng phục vụ bữa ăn hằng ngày của hộ gia đình như củ làm thực phẩm nấu canh, luộc, dọc lá làm rau xanh hoặc để chăn nuôi như vùng Cửu Cao, Hưng yên Một số giống như Bon Hỏm của người Tày ở Hòa Bình , khoai sọ đỏ ở huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình lại được sử dụng như nguyên liệu để làm thuốc chữa bệnh đau đầu, bệnh liết lị. Có nơi đồng bào còn dùng lá khoai sọ để chữa tê phù. Một số giống khác lại được trồng để nấu nhưng món ăn truyền thống ngày lễ tết. Một số vùng dân tộc ở Tây Nguyên khoai sọ còn là món quà mẹ tặng cho con gái khi về nhà chồng. Có thể nói câu khoai sọ gắn bó với người dân từ bao đời nay. Gần đây củ khoai sọ còn là mặt hang xuất khẩu sang Nhật Bản và hiện đang được một số công ty mở ra hướng chế biến tinh bột. Hy vọng trong thời gian không xa cây khoai sọ sẽ có chỗ đứng xứng đáng trong sản xuất. II. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế tại Hưng Yên. - Vị trí khu khảo sát: Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phái nam giáp tỉnh Thái Bình. - Điều kiện tự nhiên: Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm. + Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.650 mm +Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C +Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ +Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87% - Tình hình kinh tế: +Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%. +Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như: khu đô thị Ecopark (Văn Giang), khu đô thị Phố Nối B, khu Việt kiều. + Tuy nhiên chính vì có nhiều khu đô thị mọc lên dẫn tới chiếm đất nông nghiệp của người dân, khiến cho người dân không có nơi làm ăn, kinh tế người dân càng khó khắn. Đặc biệt thời gian 10 năm gần đây việc thu mua đất trong khu vực thôn Hạ, Cửu Cao, Hưng Yên xảy ra rất nhiều tranh chấp, do chủ khu đo thị Văn Giang thu mua đất khiến người dân hầu như không còn đất canh tác, giảm đi số vùng trồng cây khoai sọ của dân bản địa. III. Quy trình sản xuất cây khoai sọ tại địa phương. 1. Quy trình sản xuất cây khoai sọ. 1.1. Giống - Chủ yếu bà con để giống thủ công bằng cách để lại một phần củ từ vụ trước phơi khô và gác lên gác bếp. Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. - Có 2 giống khoai sọ người dân thường dùng là giống dọc trắng và giống dọc tía. Giống dọc trắng có chiều cao cây, trọng lượng củ trung bình trên khóm và năng suất củ cao hơn. Khi trồng bà con thường chọn giống dọc trắng, chọn các củ con trên củ cái khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, tròn đều, trọng lượng khoảng 50g. - Không lấy củ đã mọc mầm dài và các củ cháu để làm giống (củ cháu là củ mọc từ củ con). Trước khi trồng phơi nắng củ giống 2-3 ngày để thúc nẩy mầm. H1: Củ giống 1.2. Làm luống trước khi trồng - Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng 1m, cao 20 - 30cm, rãnh luống 30cm. - Khu vực này đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, cao ráo, dễ thoát nước để trồng khoai môn, khoai sọ, cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa. Đất được cày sâu, để ải ít nhất 15-20 ngày rồi bừa kỹ, bón nhiều phân hữu cơ và lên luống cao. Nếu trồng khoai sọ nên lên luống rộng 2-3m để trồng thành băng. Trên mặt luống trồng các cây cách nhau 30-40cm, nếu là luống đôi thì hàng cách hàng 60cm. Trộn đều phân với đất và trồng thấp hơn mặt đất 3-4cm. Tủ rơm rạ dày 7-10cm rồi tưới nhẹ đủ ẩm. Nếu có điều kiện trước khi trồng 1 ngày nên phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Ronstar (100cc/1.000m2) để hạn chế cỏ mọc. Những ngày đầu tưới nước 1 lần, sau khi khoai đã lên cao có thể tưới rãnh nhưng không để ngập mặt luống. H2: Làm luống 1.3. Phân bón. - Khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Do vùng Hưng Yên đất không bị ngập úng nên yêu cầu phân ít hơn so với những vùng ngập nước. - Những ngày đầu tưới nước 1 lần, sau khi khoai đã lên cao có thể tưới rãnh nhưng không để ngập mặt luống. Lượng phân bón được bà con tính cho 1 sào (360m2) bao gồm: 1 tấn phân chuồng hoai mục + 8 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 8 kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng và 2/3 lân. Bón lót lần 1 khi cây được 3 lá với 1/2 lượng đạm, 1/3 kali kết hợp làm cỏ và vun xới. Bón thúc lần 2 sau trồng 60-70 ngày với lượng đạm và lân còn lại và 1/3 lượng kali. Bón thúc lần 3 sau khi trồng 150 ngày với số phân kali còn lại kết hợp vun gốc cao cho khoai làm củ. Trước khi thu hoạch 1-2 tháng hạn chế tưới nước và ngừng hẳn để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. - Chú ý phát hiện và phòng trừ một số dịch hại như rệp, nhện đỏ và bệnh thối củ do nấm gây nên. 1.4. Mật độ trồng: - Hàng cách hàng 35-40cm, cây cách cây 30cm. Mật độ 1500-2000 cây/sào.Trước khi trồng cần phân loại củ mầm để trồng riêng từng loại củ mầm dài ngắn hoặc mới nhú cho tiện chăm sóc. - Khi trồng bổ hố hoặc đánh rạch, đặt củ giống nằm ngang với khoảng cách 25- 30cm/củ. Phủ lượt đất mỏng, sau đó dải phân xung quanh rồi phủ lượt đất mỏng lên. Đậy rơm rạ giữ ẩm, tránh để phân tiếp xúc trực tiếp với củ giống. H3: Luống đã được người dân trồng 1.5. Chăm sóc - Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc. - Tưới nước: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 - 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. - Sau khi trồng 2 - 3 tháng, cây đã mọc khoẻ, vun luống cao 15 - 20cm, rộng 40 - 50cm để rễ bất định mọc nhiều, tăng khả năng chống hạn cho cây, hạn chế mầm ngọn nảy sinh, tạo điều kiện cho cây mẹ phát triển H4: Bà Đinh Công Hoan. 70t. Chủ ruộng. Đang chăm sóc cây khoai sọ. 1.6. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu bệnh chủ yếu là vàng lá do sương mai vào tháng 1-3. Phòng trừ bằng: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat- C50WP nồng độ 0,15-0,2& hoặc Memody Arobat (20-30g/bình 8 lít). - Sâu khoang. Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, tơi, ải trước khi trồng. làm cỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc làm phân. Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm khi chúng ra rộ. - Nhện đỏ. Phòng trừ: Luân canh cây trồng. Đảm bảo đủ nước tưới cho cây, khồng để ruộng bị khô hạn. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc để phun như: Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ 0,1 - 0,2%. 1.7. Thu hoạch và bảo quản. - Khi lá chuyển sang màu vàng và khô dần là lúc củ đã già, hàm lượng tinh bột khá cao, hương vị củ thơm ngon, có thể thu hoạch củ. - Khi thấy cây khoai đã héo rũ, các tàu lá đã lụi dần, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành dỡ khoai nhẹ nhàng, tránh xây xước, dập nát. Tách củ phân loại theo kích cỡ để tiêu thụ hoặc để làm giống. Bảo quản khoai thương phẩm và khoai giống nơi thoáng mát, cao ráo. - Củ làm giống phải để thật già mới thu hoạch. Trước khi thu hoạch vài ngày, cần cắt lá và bẹ phía trên củ 2 - 3cm, để vết cắt khô. Thu hoạch củ lúc thời tiết khô ráo tránh củ bị thối trong thời gian cất giữ. Củ giống thu về, để nơi thoáng mát, xếp vào giàn, chọn và loại bỏ các củ bị sây sát, nếu thấy củ thối phải nhặt riêng để tránh lây lan. 2. Những điểm yếu của quy trình trồng cây khoai sọ tại địa phương khảo sát - Công cụ còn thô sơ, chủ yếu dung sức người. - Thiếu hiểu biết về các loài sâu bệnh và các biện pháp khắc phục dẫn đến nhiều năm thất thu. Như năm 2013 -2014 chỉ thu được 2-3 tạ/1 sào, trong khi đó năng suất trung bình từ 4-5 tạ/1 sào. - Cách để giống còn thô sơ lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. IV. Xây dựng quy trình mới 1. Giống: - Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 - 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. - Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm. -Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng. - Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ nhánh nhỏ, đều nhau đem giâm trong cát ẩm nơi góc nhà ít ánh sáng cho mọc mầm rồi đem trồng ra ruộng thì tỷ lệ sống mới cao. 2. Chuẩn bị đất: - Chọn đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, cao ráo, dễ thoát nước. Các loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất mới thường cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa. Ngược lại nếu đất thấp, dễ bị ngập nước, nhất là thời gian sắp cho thu hoạch mà bị mưa nhiều hoặc đất ướt thì củ không hình thành bột được, ăn sượng và rất ngứa. - Đất được cày sâu, để ải ít nhất 15-20 ngày rồi bừa kỹ, bón nhiều phân hữu cơ và lên luống cao. Nên lên luống rộng 2-3m để trồng thành băng hay làm luống đơn hoặc luống đôi theo kích thước: luống đơn (0.6-0.7m), luống đôi (1.0-1.1m), cao 20 - 30cm, rãnh luống 30cm. 3. Mật độ: - Hàng cách hàng 35-40 cm, cây cách cây 30cm. Mật độ 1800-2000 cây/sào.Trước khi trồng cần phân loại củ mầm để trồng riêng từng loại củ mầm dài ngắn hoặc mới nhú cho tiện chăm sóc. - Khi trồng bổ hố hoặc đánh rạch, đặt củ giống nằm ngang với khoảng cách 25- 30cm/củ. Phủ lượt đất mỏng, sau đó dải phân xung quanh rồi phủ lượt đất mỏng lên. Đậy rơm rạ giữ ẩm, tránh để phân tiếp xúc trực tiếp với củ giống. 4. Bón phân: - Phân chuồng: 400-500 kg; Phân ure: 10 kg; Phân NPK: 15 kg; Chế phẩm CK 2000: 0.36kg; Vôi bột: 5 kg(Tính cho 1 sào Bắc Bộ)Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng + 100% vôi bột + 100% NPK + 0.06kg CK 2000. +Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc được 80%, bón 4 kg ure + 0.1 kg CK 2000. Tưới hoặc bón cách gốc 10-15 cm. + Bón thúc lần 2: Sau khi bón thúc lần 1 từ 10-15 ngày. Liều lượng như lần 1. +Bón thúc lần 3: Sau khi bón thúc lần 2 từ 10-15 ngày, bón 2kg ure + 0.1 kg CK 2000. Bón hoặc tưới cách gốc từ 10-15 cm. - Những nơi đất xấu hoặc có điều kiện có thể tưới thúc thêm 1-2 lần nước phân chuồng pha loãng cách nhau 10-15 ngày nhằm nâng cao năng suất. 5. Chăm sóc: - Giữ ẩm thường xuyên, đặc biệt chú ý giai đoạn mới trồng, đất lúc nào cũng phải ẩm. Trước lúc thu hoạch 15 ngày phải để khô ruộng. - Kết hợp bón phân với xới vun gốc, không được xới xáo mặt luống khi cây đạt chiều cao tối đa (5-6 lá) vì rễ khoai bị đứt, ảnh hưởng tới năng suất. - Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc. - Tưới nước: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 - 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. 6. Phòng trừ sâu bệnh: - Bệnh sương mai: Phòng trừ: Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng. Bón cân đối phân chuồng và phân hoá học kết hợp trồng đảm bảo mật độ, vụ tạo vồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tạo cho cây khoẻ mạnh. Khi có bệnh có thể phun các loại thuốc sau: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15-0,2& hoặc Memody Arobat (20-30g/bình 8 lít). - Bệnh khảm lá: Phòng trừ: Dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng. Nhổ bỏ các cây bị bệnh. Phun các loại thuốc để diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh. - Sâu khoang: Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, tơi, ải trước khi trồng. làm cỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc làm phân. Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm khi chúng ra rộ. - Nhện đỏ: Phòng trừ: Luân canh cây trồng. Đảm bảo đủ nước tưới cho cây, khồng để ruộng bị khô hạn. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc để phun như:Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ 0,1 - 0,2%. - Rệp bông: Phòng trừ: Phun Padan 95EC (0,8 lít/ha), Polytrin 400EC (0,7 lít/ha), Spresis 40EC (1,2 lít/ha), Dipterex các loại thuốc này pha nồng độ 0,2 - 0,3%, Fenbis 25EC, Bassa 50EC, Ofatox 400EC nồng độ 0,1%, Appland 10WP, Hospan 25ND, Hoppecin 50ND theo hướng dẫn của chuyên môn. [...]...7 Thu hoạch: - Khi cây có khoảng 2/3 lá chuyển màu vàng là có thể thu hoạch Quan sát ruộng khoai khi số lá cây giảm xuống còn 2-3 lá hoặc cây lụi hết lá thu hoạch là tốt nhất vì củ không bị hao hụt Dỡ xong để nguyên khóm, để nơi thoáng mát cho dọc xuống củ - Có thể cắt dọc trước thu hoạch, củ không cần rửa và đem về chỗ mát.Có thể bảo quản khoai trong các hầm dưới đất, có quạt thông . lợn. Tuy diện tích trồng nhỏ hơn so với các cây trồng khác nhưng cây khoai sọ được người nông dân Việt Nam trồng phổ biến ở khắp các vùng sinh thái nông nghiệp. Hiện nay, tại một số tỉnh như. địa phương. Trồng khoai sọ lãi hơn trồng lúa nếu chăm sóc đúng kỹ thuật. Ở Việt Nam đa dạng nguồn gen và văn hóa sử dụng làm lương thực của loài cây này rất phong phú. Khoai sọ là cây lương thực. rán, phơi khô, nấu với cá, dừa khoai sọ còn được chế biến bằng công nghiệp với khoảng 10 món ăn. Ở Việt Nam trước kia cây khoai sọ là cây có củ được trồng nhiều tại hầu hết các vùng sinh thái,