1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Con Quý Vị và Chơi Đùa Từ Sơ Sinh đến Ba Tuổi - Your Child and Play From Birth to 3 Years

2 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 332,79 KB

Nội dung

Vietnamese - Number 92a Child Development Series - October 2013 Con Quý Vị và Chơi Đùa Từ Sơ Sinh đến Ba Tuổi Your Child and Play From Birth to 3 Years Khi chơi đùa là con quý vị học tập và phát triển, và xem mọi người giao thiệp với nhau. Khi chơi và tò mò là trẻ phát triển các năng khiếu về ngôn ngữ, xã giao như hợp tác và chia sẻ, và khả năng về thể chất và suy nghĩ như cách làm việc và mọi việc hoạt động như thế nào. Con Quý Vị và Chơi Đùa Em bé phát triển nhanh chóng nhờ thể chất và não bộ tăng trưởng nhanh chóng. Quý vị có thể giúp em bé tăng trưởng khỏe mạnh bằng cách đáp ứng, hoặc chơi với em bé theo cung cách quan tâm và dưỡng dục. Là cha mẹ, quý vị là người đầu tiên chơi với em bé, là người cung cấp một chỗ an toàn để thám hiểm và là người đem lại vui thú và quan tâm. Em bé rất thích giao thiệp và chơi đùa. Hãy dành thì giờ để chơi và tìm hiểu em bé. Hãy để ý xem em bé thích gì nhất và khi nào em bé thích chơi nhất. Tuy có các nguyên tắc hướng dẫn tổng quát về mức phát triển của trẻ em ở những cỡ tuổi khác nhau, hãy nhớ rằng mỗi trẻ đều khác nhau và phát triển theo nhịp độ riêng của em. Hãy đọc đề mục ‘Muốn Biết Thêm Chi Tiết’ để dùng các đường nối đến những tài liệu sức khỏe khác về vấn đề phát triển của trẻ em. Khi con quý vị lớn hơn, các chuyên gia đề nghị là cha mẹ nên yểm trợ và khuyến khích các con chơi như sau:  Chơi mạnh bạo – Trẻ trong tuổi chập chững cần vận động cơ thể ít nhất là 60 phút mỗi ngày để xương, bắp thịt, tim và phổi được mạnh mẽ và khỏe mạnh. Hãy thử chơi những trò như múa, nhảy dây, nhảy hoặc chạy.  Chơi với các trẻ khác khi có thể được để giúp phát triển các năng khiếu xã giao như chia sẻ.  Chơi theo những cách phát huy sáng kiến và khả năng tự diễn tả của trẻ. Mức Tăng Trưởng của Con Quý Vị Trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, em bé tăng trưởng rất nhanh và mỗi ngày đều học thêm các năng khiếu mới. Trước hết là em bé tìm ra các ngón tay của mình, sau đó đến các ngón chân. Em bé bắt đầu với lấy đồ đạc và nhận ra là tự mình có thể lấy được vật gì mình muốn. Em bé tự ngẩng đầu lên, nhìn quanh quất và khám phá thế giới xung quanh. Em bé nghiêng qua nghiêng lại, và lật người. Rồi em bé tập bò và đi. Để bảo đảm an toàn, hãy trông chừng em bé để em bé không chụp vật gì nguy hiểm hoặc té xuống cầu thang. Hãy để ý dẹp bỏ những chỗ nguy hiểm cho em bé trong nhà và lập ra một chỗ an toàn để chơi đùa. Muốn biết thêm chi tiết về việc giữ an toàn cho em bé, hãy xem danh sách kiểm điểm về an toàn ở nhà của Bệnh Viện Nhi Đồng BC tại www.bcchildrens.ca/NR/rdonlyres/B8E4EADF-3843- 4121-B96D- E7426B6DCDDF/39119/homesafetychecklist.pdf, hoặc đến trang mạng Con Quý Vị Có An Toàn Hay Không? của Bộ Y Tế Canada tại www.hc-sc.gc.ca/cps- spc/pubs/cons/child-enfant/index-eng.php. Những Loại Chơi Tuy quý vị thỉnh thoảng có thể tổ chức các sinh hoạt chơi đùa cho con, hầu hết những lần chơi đùa nên để tự nhiên có và không sắp xếp. Khi trẻ trong tuổi chập chững có tự do khám phá và tự đi lại là lúc trẻ học hỏi được nhiều nhất. Hãy để cho trẻ tự đề xướng các loại chơi và cung cấp thêm đồ chơi mới hoặc sinh hoạt nào vui và trẻ thích. Trẻ em học hỏi qua các loại chơi khác nhau. Quý vị có lẽ sẽ thấy trẻ chơi theo những cách sau đây:  Chơi một mình – Đây là khi trẻ tự chơi một mình. Tất cả trẻ em đều thích có những lúc chơi một mình.  Chơi song song – Trường hợp này là khi trẻ chơi bên cạnh một trẻ khác, nhưng không giao thiệp với nhau hoặc chơi với nhau. Trẻ chập chững thích chơi song song để quan sát và thường bắt chước những trẻ khác.  Chơi bắt chước – Trẻ em bắt chước lẫn nhau.  Sinh hoạt xã giao – Đây là bước đầu dẫn đến việc chơi đùa với nhau. Trước khi trẻ được 2 tuổi hay 24 tháng, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi và nói chuyện với các trẻ khác.  Chơi hợp tác – Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ bắt đầu chơi với các trẻ khác, thường là khi được 3 tuổi hay 36 tháng trở lên. Các Loại Sinh Hoạt Năm đầu tiên là năm quan trọng để phát triển năng khiếu về tiếng nói và ngôn ngữ của em bé. Hãy nói chuyện với em bé. Chỉ vào mắt, tai và mũi của quý vị cho em bé biết, và chỉ cho em bé xem những vật và màu sắc mới. Khi nói chuyện với em bé là quý vị giúp em học tập các năng khiếu về ngôn ngữ và truyền thông. Hãy dành thì giờ mỗi ngày để ôm ấp và chơi đùa với em bé. Ôm em sát mặt thật nhiều. Làm như vậy sẽ giúp em bé gắn bó với quý vị và lớn lên khỏe mạnh. Ngoài ra, em bé cũng học bằng cách sờ. Hãy giúp em bé thám hiểm thế giới của em bằng cách cho em chơi nhiều món có hình thể và thớ khác nhau. Hãy nói chuyện với em bé khi em sờ những vật khác nhau, chẳng hạn như đồ chơi nhồi bông mềm. Em bé cũng thích làm ra tiếng động, do đó cho em các loại đồ chơi như chùm chìa khóa bằng plastic hoặc cái lục lạc. Hãy kiểm soát kích thước của đồ chơi để chắc chắn là đồ chơi không thể bị thu nhỏ lại được. Bất cứ đồ chơi nào hoàn toàn đút vừa vào miệng em bé đều là quá nhỏ và có thể làm em bé bị hóc nghẹn. Em bé thích nhìn quý vị. Quý vị có thể đặt ghế của em bé tại một chỗ an toàn trên mặt đất để em bé nhìn quý vị nấu cơm tối hoặc dọn phòng. Hãy dùng những chữ và câu đơn giản để nói về những việc quý vị đang làm. Em bé thích nhìn đồ vật mới, chẳng hạn như vòng quay có màu sặc sỡ và hình thù khác nhau. Treo tranh nhiều màu ở chỗ em bé có thể nhìn thấy. Bắt đầu làm tập sách riêng cho em bé bằng hình ảnh của gia đình và bạn bè. Em bé thích sách để xem hình và thích tiếng nghe tiếng quý vị đọc sách. Hãy đọc sách cho con hàng ngày. Mỗi em bé đều cần có “giờ nằm sấp” trên tấm lót hoặc chăn đặt trên sàn nhà. Đây là lúc em bé sẽ tập các bắp thịt hoặc khám phá những cách cử động mới. Hãy dành thì giờ trông chừng em bé. Nếu em bé chưa tập “giờ nằm sấp” bao giờ, hãy bắt đầu từ từ và mỗi lần tập đều trong một thời gian ngắn. Em bé cũng thích nhạc. Hãy mở loại nhạc quý vị thích nghe và em bé có thể cũng thích nhạc đó. Hãy nhớ mở nhỏ tiếng. Em bé thích tiếng hát, do đó quý vị cũng hát cho em bé nghe. Em bé thích được đẩy xe đi hoặc đeo trên người quý vị để đi chơi. Khi lớn hơn, trẻ trong tuổi chập chững thích chơi và di chuyển, chẳng hạn như bò, đi, hoặc chạy. Hãy ra ngoài trời để đi bộ, và làm quen với các sân chơi địa phương. Trẻ em thích có dịp ra ngoài dạo phố, đi mua sắm, chơi ngoài bãi biển, hoặc thăm viếng gia đình hoặc bạn bè. Đây là những cơ hội thám hiểm và học hỏi. Trẻ em không cần các món đồ chơi đắt tiền hoặc kiểu cọ để tăng trưởng, học tập, và phát triển. Trẻ em cần có người nói chuyện với em, để ý những gì em làm, và dỗ dành khi em bực dọc. Trẻ em cần có các cơ hội chơi đùa để học hỏi và thám hiểm thế giới xung quanh. Khi con quý vị lớn hơn nữa, trẻ sẽ học được hiệu quả nhất khi có thể chọn làm gì trong một số các chọn lựa khác nhau. Dần dần, trẻ chập chững cũng muốn giúp cha mẹ trong sinh hoạt trong nhà. Hãy tìm những cách sáng tạo và an toàn để trẻ có thể giúp quý vị. Bằng cách chơi đùa, trẻ em học được nguyên nhân và hậu quả, các năng khiếu mới, chữ mới, và hiểu biết về thế giới xung quanh. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết về sức khỏe và vấn đề phát triển trẻ em, hãy đến Healthy Families BC tại www.healthyfamiliesbc.ca/parenting, hoặc đọc cẩm nang Baby’s Best Chance, có để tại www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2015/bab ys-best-chance-2015.pdf (PDF 16.67 MB) Muốn biết thêm các HealthLinkBC Files khác về vấn đề phát triển của trẻ em, hãy đọc:  #92b Mức Phát Triển của Con Quý Vị Từ Sơ Sinh đến 3 Tuổi  #92c Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị  #92d Huấn Luyện Vệ Sinh  #92e Giờ Đi Ngủ Một số chi tiết trong tài liệu này đã được Liên Minh Phát Triển Trẻ Em Khỏe Mạnh BC (BC Healthy Child Development Alliance) cho phép ứng trích. Muốn biết thêm chi tiết, hãy đến website của họ tại www.childhealthbc.ca/bchcda. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . Vietnamese - Number 92a Child Development Series - October 20 13 Con Quý Vị và Chơi Đùa Từ Sơ Sinh đến Ba Tuổi Your Child and Play From Birth to 3 Years Khi chơi đùa là con quý vị học tập và phát. www.bcchildrens.ca/NR/rdonlyres/B8E4EADF -3 8 4 3- 4121-B96D- E7426B6DCDDF /39 119/homesafetychecklist.pdf, hoặc đến trang mạng Con Quý Vị Có An To n Hay Không? của Bộ Y Tế Canada tại www.hc-sc.gc.ca/cps- spc/pubs/cons /child- enfant/index-eng.php www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2015/bab ys-best-chance-2015.pdf (PDF 16.67 MB) Muốn biết thêm các HealthLinkBC Files khác về vấn đề phát triển của trẻ em, hãy đọc:  #92b Mức Phát Triển của Con Quý Vị Từ Sơ Sinh đến 3 Tuổi

Ngày đăng: 21/07/2015, 20:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w